Công viên nước và chó của Pavlov

shared from Hoàng Đinh Đức.
-----
Sáng nay, hàng nghìn người trèo rào để xông vào công viên nước Hồ Tây - đã đóng cửa vì quá tải. Có cô gái còn bị rách cả quần xi-líp trong lúc trèo. Một hình ảnh trông rất ngớ ngẩn. Và những nhà quan sát, như mọi lần, lại nói về "văn hóa ứng xử". Này này có cái gì khác không?

Mình xem clip và thấy họ trèo rất vui vẻ, hăng hái, phụ nữ cũng bất chấp nguy cơ rách-xi-líp mà trèo. Và mình nghĩ rằng đó thực sự là một trò chơi: một trò chơi vui chứ đéo đùa. Một thử thách, một cái hàng rào, ai trèo qua sẽ trở thành người trèo qua *tung hoa* (và thế thôi chứ chả liên quan mẹ gì đến việc được bơi). Mình không đảm bảo rằng nếu có mặt ở đó thì mình có từ chối chơi trò này không.

Đó dường như là một phản ứng Pavlovian. Ngày xửa ngày xưa, có một ông tên là Pavlov, ông nuôi một con chó. Ông phát hiện ra rằng dịch vị của con chó không chỉ được tiết ra vì nó đói, mà tiết ra bởi tín hiệu của thức ăn - tức là kích thích từ bên ngoài chứ không phải nhu cầu bên trong. Ông gọi cái này là "phản xạ có điều kiện", rồi sau đấy ẵm một cái giải Nobel, công nhận loài người ngày xưa ngu thật cái này bây giờ ai chả biết.

Các phản xạ Pavlovian rất là phổ biến trong thương mại. Giống việc chó không đói, người ta có thể điên cuồng đi mua hàng hóa mà không hề có tình trạng thiếu cung, không cần ai tạo khan hiếm: Đó là Black Friday của người Mỹ, nơi thiên hạ dẫm đạp nhau đến chết để mua hàng giảm giá. Black Friday bao nhiêu năm nay tạo ra tranh cãi, đòi tẩy chay vì sự bạo lực vô nghĩa của nó. Và nó được lý giải từ góc độ tâm lý học: Không phải vì khách cần hàng giảm giá, thậm chí họ sẽ mua cả những thứ họ không cần. Họ cần một cuộc chơi như cái hàng rào công viên nước.

Kmart huyền thoại cũng từng có một chương trình như vậy, gọi là Đèn xanh đặc biệt, với một chiếc đèn cảnh sát sẽ sáng lên ở các gian hàng bất kỳ, đồng nghĩa với việc giảm giá gian hàng đó. Người ta sẽ đổ xô nhau đến gian đó, theo một phản xạ kiểu Pavlov: họ cần một trò chơi.

Ở đây, theo quan điểm của mình, chúng ta chưa cần bàn đến tình trạng khan hiếm văn hóa hay là khan hiếm bể bơi: chúng ta đang khan hiếm những trò chơi. Những cái đầu đã quá bí bách rồi. Họ sẽ cảm thấy vui nếu được cùng đạp đổ một cái cổng trường hay trèo qua một cái hàng rào. Xin các mẹ đừng chối, điều này thực sự rất vui.
-----
Update: Nói nốt về trò chơi

"Trò chơi", như các mẹ đã biết, là một khái niệm khoa học. Nó có thể tồn tại trong kinh tế, xã hội học, đại để là lúc nào các mẹ cũng có thể chơi, kể cả khi đi làm. Nhưng ở VIệt Nam, xã hội rất phi quy luật để tạo thành các trò chơi.

Ai cũng biết ví dụ cơ bản của lý thuyết trò chơi là "Song đề tù nhân", trong đó 2 tù nhân bị nhốt riêng, với các điều kiện: nếu mày nói thật và thằng kia nói láo thì mày nhẹ tội; 2 thằng cùng nói thật thì tội ở mức trung bình; còn nếu mày nói láo thằng kia nói thật thì mày nặng tội.

Trong trò chơi này, 2 tù nhân sẽ lựa chọn equilibrium là cả 2 thằng nói thật luôn cho nó nhanh.

Nhưng đm cuộc đời tôi 2 thằng tù này mà rơi vào tay ngành tư pháp Bắc Giang hoặc một số tỉnh thành khác thì lý thuyết trò chơi vào sọt rác, 2 thằng có thể cùng nói láo để được xử bắn cho nó đỡ khổ. Đại để, mối liên quan giữa xã hội ta và các trò chơi là như vậy. Từ xổ số, chứng khoán cho đến bon chen trong cơ quan nhà nước, tất cả đều không đủ minh bạch để tạo thành trò chơi. Không cần quy luật đâu, cái gì cũng "linh động" được.

Năng lượng xã hội như vậy rất bí bách, luẩn quẩn. Các mẹ cứ lải nhải về văn hóa mãi em cũng đéo hiểu nó là cái gì. Em chỉ thấy rằng việc đa phần dân ta bị tâm thần là điều rất có cơ sở; bởi chúng ta buộc phải tư duy phi logic quá nhiều; uốn éo như con lươn; và trong bối cảnh tư duy ấy, khi có một vector chỉ hướng rõ ràng: leo lên cái vỉa hè này; đạp đổ cái cổng này; trèo qua cái rào này; cướp cái ấn này; đốt cái nhà máy này; thì họ không tội gì không làm theo.

Nhiều khi em cũng chỉ mong được tham gia vào một đám đông như thế, a lô xô anh em lao lên, vui vl, thực sự là rất nhẹ đầu so với đối diện với sự loạn lạc thiếu hợp lý của mọi mối quan hệ thường ngày.

Căn bản em nghĩ vấn đề là sự thiếu minh bạch dẫn đến bệnh tâm thần các mẹ ạ.

Tags: columnist

12 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc