Vì sao các thành phố Trung Hoa ngập lụt?

Photo courtesy Ernie.

Tối ngày 7 Tháng 8, khi giờ cao điểm thứ Sáu bắt đầu, một cơn bão ngắn đã làm ngập một số khu vực ở Bắc Kinh. Mưa trong ba giờ đã làm ngập nhiều tuyến đường và giao thông bị tê liệt. Nhiều hình ảnh hành khách ướt sũng lê bước trên đường nước ngập sâu đến đầu gối đã sớm được đăng trên các phương tiện truyền thông xã hội. Bắc Kinh, thành phố Trung Hoa bụi bặm và không giáp biển, "giờ đây có vẻ đẹp biển khơi," một mircoblogger mỉa mai nhận xét. Người dân thành phố Trung Hoa đang dần trở nên quá quen thuộc với những sự việc như này. Kể từ năm 2008, số lượng các thành phố Trung Hoa bị ảnh hưởng bởi lũ lụt đã tăng hơn gấp đôi, trong khi đó các con sông chính của nước này chủ yếu vẫn ổn định. Năm 2013, tính chung có hơn 200 thành phố đã bị ngập. Vì sao quá nhiều thành phố Trung Hoa ngập lụt đến vậy?

Câu trả lời ngắn gọn là tốc độ mở rộng đô thị của nước này đã phát triển nhanh hơn nhiều so với cơ sở hạ tầng thoát nước. Chính phủ đã bắt đầu nhận ra vấn đề ngập lụt vào cuối những năm 1990, sau một trận lụt lớn dọc theo sông Dương Tử đã cướp đi hàng ngàn mạng người. Nhưng các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh lại coi đây là một vấn đề nông thôn. Họ đổ tiền vào việc xây dựng các đập thủy điện khổng lồ, trong khi hệ thống thoát nước đô thị hầu như bị bỏ quên. Theo Zhou Yuwen, giáo sư xây dựng tại trường Đại học Công nghệ Bắc Kinh, hầu hết cống rãnh ở nước này không thể đối phó được với mức lượng mưa mà 100% sẽ xảy ra trong bất kỳ năm nào. Nói cách khác, chắc chắn chỉ những trận mưa bình thường cũng khiến các thành phố bị tràn ngập - hàng năm. Tệ hơn nữa, các thành phố ở Trung Hoa đã mở rộng nhanh chóng, một số trực tiếp vào cả những vùng đất thấp gần sông dễ bị lũ lụt (flood plain). Để phát triển, người ta lấp cả sông và hồ. Kể từ năm 1998, diện tích đất đô thị ở Trung Hoa đã tăng hơn gấp đôi, đạt tổng cộng 50.000 km vuông vào cuối năm ngoái, và gần như tất cả số đó rải bê tông và nhựa đường.

Quy hoạch độ thị “hăng máu” ở Trung Hoa càng khiến tất cả điều này trở nên trầm trọng hơn. Ví dụ, khi các nhà quy hoạch ở Bắc Kinh thiết kế các con đường của thành phố một vài thập kỷ trước đây, họ đã chọn cầu chui thay vì đường vượt trên cao vì lý do thẩm mỹ, và chi phí cũng rẻ hơn. Cuối cùng, chúng cũng trở thành nguyên nhân cụ thể của nỗi đau ướt sũng này. Bắc Kinh có 149 hầm như vậy ở các quận thành thị. Với hệ thống cống và bơm không đầy đủ, thậm chí chỉ một trận mưa lớn duy nhất cũng có thể biến chúng thành những bể bơi, và khiến giao thông phải ngừng trệ.

Vấn đề ngập lụt đô thị không chỉ riêng Trung Hoa, nhưng tốc độ đô thị hóa chóng mặt của nước này đã gây nên những thiệt hại lớn gấp nhiều lần. Với tình trạng biến đổi khí hậu trong thời gian không xa, nhiều thành phố ở nước này sẽ phải rất vất vả đối phó với tần suất gia tăng các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Một nghiên cứu toàn cầu về thiệt hại lũ lụt, công bố trên tạp chí Nature Climate Change năm 2013, xếp hạng các đô thị ở phía Nam Quảng Châu là dễ bị tổn thương nhất trong số 136 thành phố ven biển lớn trên thế giới, tính theo thiệt hại tiềm ẩn. Nếu không có những biện pháp dự tính cho tương lai, đến năm 2050, thành phố sẽ có thể bị tàn phá gần 13,2 tỷ USD mỗi năm. Điều này thật khó chịu, và cũng thật nghịch lý, khi các thành phố Trung Hoa cũng đang rất cần nước. Hơn 400 trong số 600 các thành phố lớn nhất của nước này phải đối mặt với tình trạng thiếu nước thường xuyên.

Đoàn Khải
The Economist

Tags: china

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc