Những chiếc máy ATM: Trong mắt có tiền*

Istanbul. Photo courtesy FaceMePLS.

Ai mà không thích một chiếc máy phun ra tiền?

Theo quan điểm của Paul Volcker, cựu chủ tịch Fed, những chiếc máy này là sự đổi mới sáng tạo về tài chính hữu ích duy nhất trong một vài thập kỉ gần đây. Đáng mừng hơn, những máy rút tiền (cashpoint, người Mỹ gọi là ATM) vẫn đang phát triển. Tuần này, Citibank đã công bố một chiếc ATM có thể xác định danh tính chủ tài khoản chỉ bằng cách quét mống mắt, do đó không còn cần phải dùng mã số và thẻ để xác minh tài khoản. Khách hàng yêu cầu rút tiền bằng điện thoại trước khi phải xác nhận danh tính bằng máy quét.

Đã gần nửa thế kỉ kể từ khi ATM được đưa vào sử dụng, nguồn gốc của chúng vẫn còn là điều gây tranh cãi. Ngân hàng Barclays của Anh được cho là ngân hàng đã lắp đặt chiếc máy ATM đầu tiên tại chi nhánh Enfield của mình vào năm 1967. Nhưng tương lai của ATM cũng không chắc chắn: những người coi thẻ tín dụng và điện thoại di động ngày càng phổ biến đang thay thế tiền mặt trong giao dịch cho rằng tiền giấy và ATM hầu như không cần thiết.

Trong thực tế, số lượng ATM vẫn đang được nhân lên. Hãng tư vấn RBRLondon của Anh cho biết gần 200.000 máy đã được lắp đặt vào năm 2014, nâng tổng số ATM trên toàn cầu lên hơn 3 triệu chiếc. Phần lớn số lượng máy tăng lên này diễn ra ở các thị trường mới nổi; tại châu Âu và Mỹ số lượng hầu như không tăng. Tuy nhiên, hai công ty Mỹ Diebold và NCR cùng với Wincor Nixdorf của Đức vẫn là những nhà sản xuất ATM chủ yếu.

Một số ATM có những chức năng mới lạ như bán vàng hoặc bán vé các trận đấu bóng đá. Một số có chức năng giao dịch cổ phiếu hoặc cho phép người sử dụng rút tiền ảo bitcoin. Sân bay có các máy dùng để rút tiền đi du lịch và thường tính phí rất cao. Một tiệm bánh ở New York, Sprinkles, đã tạo ra một chiếc máy mà cửa hàng này gọi là cây ATM bánh nướng. Nhưng khi nói đến các máy ATM, “tiền mặt vẫn là vua”. Hầu hết các ATM chỉ có một số chức năng nhất định nhưng ngày càng tinh vi, như chuyển đổi ngôn ngữ hoặc cho phép khách hàng chọn mệnh giá tiền mà họ muốn.

Nhìn lại, các ATM thường hé lộ những ưu tiên mà về sau mới trở nên phổ biến. Ở Mỹ, ban đầu nhiều ngân hàng chỉ để máy ATM hoạt động trong giờ làm việc bình thường, cũng giống như hầu hết các siêu thị ngày nay sử dụng máy tự trả tiền. Tuy nhiên, năm 1978, một trận bão tuyết đã khiến Citibank quyết định để các máy ATM hoạt động 24/24 do các nhân viên thu ngân phải rất vất vả mới tới được nơi làm việc. Năm đó, khẩu hiệu của ngân hàng là "Citi không bao giờ ngủ" đã cho thấy rõ ràng rằng, trước đó, khách hàng đã phải kìm nén nhu cầu của mình để khớp với giờ ngân hàng làm việc. Liệu công nghệ quét mống mắt có trở nên phổ biến? Citibank đang thực hiện một tầm nhìn dài hạn.

Tuấn Minh
The Economist


* chơi chữ: "The eyes have it" -> "The ayes have it" = those who voted in favour of something have won: những người ủng hộ đã chiến thắng.
Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc