Pháp lý hình sự tại Nhật Bản: Ép buộc nhận tội

Abashiri Prison Museum. Photo courtesy Lei Han.


Biên dịch: Phương Thanh | Hiệu đính: Hồng Dung

Các nghi can trong nhà tù Nhật Bản là những đối tượng có nguy cơ bị ngược đãi cao

Nhìn bề ngoài, hệ thống pháp lý hình sự Nhật Bản có vẻ mọi thứ đều đúng. Tỷ lệ tội phạm ở Nhật Bản thường thấp hơn so với các nơi khác, tỷ lệ giết người chỉ chưa đến một phần mười ở Mỹ. Những người bị bắt vì tội danh nhẹ sẽ được hưởng khoan hồng. Trong những người Nhật bị bắt do vi phạm pháp luật, chưa tới 5% phải ngồi tù, ít hơn so với ở Mỹ khi cứ ba người bị bắt thì có một người phải ngồi tù và có hạn tù trung bình lâu hơn nhiều. Nhật Bản chú trọng vào việc phục hồi nhân phẩm, đặc biệt là những tội phạm trẻ. Tỷ lệ tái phạm ở mức thấp đáng ngưỡng mộ, một phần do nhà nước tích cực kêu gọi các gia đình cùng chung tay giáo dục những người lầm đường lạc lối.

Tuy nhiên, vẫn có một mảng tối trong chủ nghĩa gia trưởng ôn hòa của nước này. Lý do chính khiến hệ thống pháp lý Nhật Bản có vẻ tốt là do xã hội Nhật Bản đặc biệt an toàn. Ở Nhật Bản, cảnh sát đã từng phối hợp chặt chẽ với cộng đồng địa phương để giải quyết vấn đề phạm tội, giờ đây họ phải vất vả truy bắt tội phạm. Hệ thống pháp lý dựa trên các lời thú tội, đây là cơ sở của chín phần mười các vụ truy tố hình sự. Nhiều lời thú tội có được thông qua các biện pháp cưỡng chế. Một số người buộc phải nhận tội đã được giải oan gần đây. Các biện pháp bảo vệ cho nghi phạm tại các phòng giam thẩm vấn ở Nhật Bản thiếu tới mức bất thường là mộtvết nhơ cho cả hệ thống, nạn nhân bất đắc dĩ và cả những người bị kết án sai.

Bạn phải nhận tội ngay cả khi bạn không làm việc đó
Ở một đất nước luôn suy nghĩ họ như một gia đình lớn, khác biệt với phương tây, việc nhận tội thường được xem như tiền đề để được xã hội đón nhận trở lại. Đó cũng là con đường chắc chắn nhất để kết án. Vì vậy, các công tố viên và cảnh sát chịu sức ép rất lớn để buộc nghi phạm phải khai tội và họ có nhiều công cụ hiệu quả để làm được điều đó.

Nghi phạm hình sự thông thường có thể bị giam giữ trong 23 ngày mà không có lí do. Nhiều nghi phạm chỉ được liên hệ với luật sư ở mức độ tối thiểu. Rất ít cuộc thẩm vấn được ghi âm và nếu có cũng không trọn vẹn, chính vì vậy không có gì có thể ngăn cản được các thẩm vấn viên vào cuộc. Tra tấn thể xác hiếm khi xảy ra, nhưng hình thức cấm ngủ - hình thức man rợ tương tự khá thông dụng. Ngoài ra cũng có rất nhiều hình thức cưỡng chế tâm lý khác nhau. Một số thẩm vấn viên sử dụng biện pháp tra tấn tâm lí ("Hãy nghĩ xem anh đã khiến gia đình mình phải xấu hổ như thế nào"). Nếu một vài thẩm vấn viên tin rằng nghi phạm có tội, họ đơn thuần dựng lên một lời thú tội và ép nghi phạm kí xác nhận.

Trong một hệ thống tòa án thiếu cơ chế tranh tụng để xác minh vô tội hay có tội, các thẩm phán rất hiếm khi đặt câu hỏi liệu lời thú tội thực sự là tự nguyện. Tuy nhiên, vẫn lặp đi lặp lại việc người vô tội đã phải nhận tội với hi vọng nhận được khoan hồng – hoặc chỉ đơn giản để kết thúc quá trình thẩm vấn. Vào tháng Mười, một bà mẹ bị kết tội giết chết con gái để giành tiền bảo hiểm đã được thả tự do sau khi hiện trường tội ác được dựng lại đã chứng minh sự vô tội của bà. Năm ngoái, Iwao Hakamada đã được trả tự do sau 46 năm liên tiếp bị giam trong khu xà lim tử tù khi một thẩm phán tuyên bố bản án của ông không đáng tin (ngoài những yếu tố đáng ngờ khác, có vẻ như ông đã bị tra tấn tại thời điểm bị bắt giữ). Một luật sư ước tính rằng một phần mười bản án khiến nghi phạm phải ngồi tù là dựa trên lời những lời khai không chính xác. Khó có thể biết được con số thực tế là bao nhiêu, nhưng khi có đến 99,8% số vụ truy tố kết thúc bằng một phán quyết có tội, rõ ràng rằng cán cân công lý đang mất cân bằng.

Như một bước tiến để khôi phục quyền được xét xử theo trình tự pháp luật (due process), tất cả các cuộc thẩm vấn phải được quay phim lại từ đầu đến cuối. Nghi phạm cần phải được tiếp cận với luật sư bào chữa, người mà cũng được các công tố viên cho biết tất cả các bằng chứng. Các cuộc thẩm vấn nên được rút ngắn; nghi phạm cần được nghỉ ngơi đầy đủ. Các điều tra viên dựng lên bằng chứng cũng nên tự đặt mình ở vị trí của bị cáo. Các trường hợp truy tố cần phải dựa trên kết quả điều tra nhiều hơn và hạn chế dựa vào các lời tự buộc tội. Cải cách như vậy có thể không cải thiện được các điều kiện trong các nhà tù tàn bạo về mặt tâm lí của Nhật Bản. Nhưng những cải cách này sẽ mang lại cho những người vô tội một cơ hội tốt hơn để giữ tự do của mình.

Tags: japan

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc