Vì sao giá cả cứng nhắc?

shared from Giang Le.
-----
NPR có 2 podcasts tình cờ có chung cụm từ "70 years" trong title và cũng tình cờ nói về hiện tượng price stickiness.

Podcast thứ nhất kể về một giai đoạn lịch sử của Coca-Cola. Trong suốt 70 năm từ năm 1886, trải qua 2 thế chiến và cuộc Đại Suy thoái, giá của một chai Coca-Cola không hề thay đổi (5 cent). Có hai lý do. Thứ nhất là sai lầm của một vị chủ tịch của Coca-Cola năm 1899 đã ký một hợp đồng vô thời hạn bán sản phẩm của mình cho một công ty đóng chai bán lẻ với giá cố định. Coca-Cola bị trói buộc vào hợp đồng này hai chục năm sau đó, đến tận năm 1921 mới thoả thuận ký lại được. Nhưng lý do thứ hai tiếp tục giữ giá của chai Coca-Cola cố định thêm 30 năm nữa. Đó là sự ra đời của máy bán nước giải khát tự động. Vì những tủ máy tự động thời đó được thiết kế chỉ nhận một đồng xu nên chi phí thay/sửa máy quá lớn so với lợi nhuận từ tăng giá bán. Thậm chí Coca-Cola đã tính đến phương án lobby chính phủ Mỹ phát hành đồng 7.5 cent để không phải thay/sửa máy tự động nhưng không thành. Giá 5 cent/chai tồn tại đến năm 1959(*).

Podcast thứ hai kể về sự oán hận của các cựu chiến binh Mỹ trong thế chiến thứ hai với Red Cross, một mối thù kéo dài 70 năm. Số là thời gian đầu thế chiến Red Cross phát bánh doughnut miễn phí cho binh lính Mỹ. Nhưng đến năm 1942 để tránh bị lính Anh ganh tỵ vì họ phải bỏ tiền túi ra mua đồ ăn, Red Cross không phát miễn phí cho lĩnh Mỹ nữa mà bán bánh với một mức giá nhỏ. Tất nhiên tỷ lệ phần trăm tăng giá dù nhỏ đến đâu so với zero cũng là vô cực nên cựu binh Mỹ đã rất căm phẫn và không quên mối thù này. Nhiều ví dụ khác cho thấy nếu mức giá ban đầu của một sản phẩm là zero (miễn phí) thì việc tăng giá vô cùng khó, hay theo ngôn ngữ kinh tế học price stickiness from zero cực kỳ lớn.

Hai câu chuyện thú vị này cho thấy vấn đề price stickiness không đơn giản như trong sách giáo khoa (menu costs) hay các mô hình kinh tế (Calvo's pricing). Cuộc sống với vô vàn ràng buộc về luật pháp, công nghệ, và cảm tính (nhiều khi rất irrational) của con người làm cho giá cả ở tầm mức micro rất sticky chứ không phải luôn luôn chạy về trạng thái equilibrium như các giáo sư kinh tế giảng trên lớp.

(*): Coca-Cola còn định đưa ra một giải pháp nữa để tăng giá bán mà không phải thay/sửa máy tự động. Theo đó sau khi máy bán 9 chai với giá 5 cent thì sẽ có một chai không chứa Coca-Cola, nghĩa là người thứ 10 sẽ phải bỏ ra 10 cent mới mua được 1 chai có nước. Hiển nhiên giải pháp này không được áp dụng vì sẽ làm người tiêu dùng nổi giận. Nhưng 70 năm sau GS George Mankiw của Harvard đưa ra một ý tưởng tương tự nhằm tạo ra negative interest rate với tiền giấy. Mankiw đề suất mỗi năm chính phủ quay số chọn ra một số từ 0 đến 9 rồi tuyên bố tất cả các đồng tiền mặt có số series kết thúc bằng số được chọn sẽ không còn giá trị. Tất nhiên ý tưởng này cũng bị báo chí/dư luận ném đá tơi bời.



Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc