Vì sao giáo dục tư thục ở Anh đang suy giảm?

King's Library gallery, in the British Museum. Photo courtesy Clyde Poole.

Các trường tư thục ở Anh đang phải vật lộn để thu hút học sinh. Kể từ năm 2008, mặc dù số lượng trẻ em trong độ tuổi đi học ở Anh đã tăng nhưng số lượng trường tư thục hầu như không tăng thêm. Vì thế, tỉ lệ trẻ em tại các trường này đã giảm từ 7,2% xuống còn 6,9%, với số lượng học sinh tuyệt đối giảm trên khắp cả nước, ngoại trừ vùng giàu có phía đông nam (xem biểu đồ). Vì sao các bậc phụ huynh người Anh, vốn nổi tiếng là giàu tham vọng với sự nghiệp học hành của con cái lại ngày càng do dự khi đầu tư vào việc giáo dục cho con em mình?

Nguyên nhân có lẽ phần lớn nằm ở vấn đề chi phí. Một nghiên cứu gần đây cho thấy mức học phí đã tăng lên khoảng 20% trong năm năm qua. Kết quả là, giờ đây, học phí trung bình một năm tại một trường nội trú là hơn 30.000 bảng Anh (tương đương 45.000 USD); trong khi học phí tại các trường ngoại trú chỉ bằng khoảng một nửa con số đó. Điều này có nghĩa rằng các trường nội trú không còn bị mang tiếng vì điều kiện thiếu thốn nữa (thậm chí có trường còn trang bị cả tivi và máy chơi game trong phòng của học sinh). Nhưng điều này cũng khiến việc cho con theo học tại các trường tư thục nằm ngoài khả năng tài chính của nhiều người, đặc biệt là những người có hai con trở lên. Trong khi đó, các trường công lập ngày càng được cải thiện – cùng với tính trưởng giả cũng giảm đi - khiến các trường này trở thành sự lựa chọn hấp dẫn hơn đối với các bậc phụ huynh.

Sự sụt giảm số lượng này chủ yếu diễn ra ở phân khúc dưới của thị trường. Quả thực, một cuốn sách mới xuất bản gần đây cho rằng đây là thời kì vàng son đối với các trường tư lớn nhất nước Anh, với tiêu chuẩn chăm sóc, cơ sở vật chất và giáo dục cao hơn bao giờ hết. Do đó, họ có thể thu hút học sinh từ khắp nơi trên thế giới. Thậm chí một số trường còn thành lập các chi nhánh ở những nơi xa xôi như Kazakhstan và Qatar. Nhưng những trường ở các tỉnh nhỏ, đặc biệt là những trường nằm cách xa các sân bay của London, lại kém hấp dẫn hơn đối với các sinh viên nước ngoài. Một số đã đóng cửa, số khác tiến hành sáp nhập và số còn lại tập trung vào dạy ít học sinh hơn và thu nhiều tiền hơn. Điều thú vị là có ít nhất 19 trường tư thục đã trở thành trường công lập như là các học viện (cũng không thu học phí nhưng có quyền tự quyết lớn hơn các trường công điển hình khác).

Giáo dục tư thục ngày càng không được ưa chuộng không chỉ là hiện tượng ở riêng nước Anh: các phụ huynh ở Mỹ cũng đang quay lưng với các trường thu học phí. Hệ quả là ở cả hai nước này, các nguồn lực của nhà nước phải chịu ngày càng nhiều áp lực. Và việc giảm số lượng học sinh tại các trường tư thục có thể là một lí do vì sao chính phủ đang ngày càng phải chi nhiều hơn cho những người giàu. Sự suy giảm của các trường tư thục, điều mà những người theo phe cánh tả mong đợi từ lâu, có thể dẫn đến những hậu quả không lường trước được.

Minh Thu
The Economist

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc