Lụa, gia vị, vàng và định mệnh
Lịch sử thế giới là một phần của cuộc mặc cả
by John Steele Gordon, ngày 30 tháng 4 năm 2008.

Thế giới đang gắn kết với nhau mật thiết hơn bao giờ hết với hệ thống thương mại móc nối phức tạp như trò đan dây (cat's cradle), vốn đã dẫn đến những hệ quả to lớn và sẽ còn gây ra nhiều hệ quả hơn nữa. Thương mại toàn cầu tuy mới chỉ trở thành một chủ đề nóng trong các bản tin gần đây, đặc biệt là trong năm bầu cử này, nó đã có một lịch sử rất dài. Như William J. Bernstein chứng minh trong cuốn sách hấp dẫn và mang tính khai sáng của mình “A Splendid Exchange” ("Lịch sử giao thương"), thương mại là động lực chủ yếu thúc đẩy toàn bộ lịch sử nhân loại.
Adam Smith đã giải thích trong cuốn "Của cải của các dân tộc" rằng con người, và chỉ có con người, mới được trời phú cho "thiên hướng
buôn bán, đổi chác và trao đổi thứ này lấy thứ khác". Quan trọng không kém, các kỹ năng và tài năng không được phân bố đồng đều ở mọi quốc gia, cũng như nguồn tài nguyên của thế giới không được phân bố đều trên tất cả các vùng lãnh thổ. Do xu hướng hiếu chiến nguyên thủy, chúng ta đã luôn trao đổi để có được hoặc dùng vũ lực để giành lấy những gì chúng ta muốn. Cuốn sách của Bernstein kể về quá trình lịch sử của lựa chọn đầu tiên, dưới một góc nhìn mới, ít nhất là như vậy.
buôn bán, đổi chác và trao đổi thứ này lấy thứ khác". Quan trọng không kém, các kỹ năng và tài năng không được phân bố đồng đều ở mọi quốc gia, cũng như nguồn tài nguyên của thế giới không được phân bố đều trên tất cả các vùng lãnh thổ. Do xu hướng hiếu chiến nguyên thủy, chúng ta đã luôn trao đổi để có được hoặc dùng vũ lực để giành lấy những gì chúng ta muốn. Cuốn sách của Bernstein kể về quá trình lịch sử của lựa chọn đầu tiên, dưới một góc nhìn mới, ít nhất là như vậy.
Vùng Lưỡng Hà cổ đại được ban tặng đất đai trù phú màu mỡ và nước từ các con sông Tigris* và Euphrates**, nhưng nó thiếu đá và gỗ để xây dựng, và thiếu các kim loại như đồng để làm công cụ và vũ khí. Tuy nhiên, người Sume có thừa thực phẩm để trao đổi, vì vậy họ có thể đổi lấy đá từ những vùng gần đầu nguồn các con sông, gỗ từ vùng đất giờ đây là Lebanon và kim loại từ Sinai, đảo Síp và các nơi khác.
Quy mô thương mại thời cổ đại là rất lớn. Chỉ riêng một con tàu thời đại đồ đồng bị đắm vào khoảng năm 1350 trước Công nguyên ở gần Bodrum, một thị trấn ven biển của Thổ Nhĩ Kỳ, mang lại không dưới 10 tấn đồng và một tấn thỏi thiếc cùng với những hàng hóa khác như ngà voi. (Tỷ lệ lý tưởng của đồng nguyên chất và thiếc để làm ra đồng thau là 10 trên 1.)
Đến thời La Mã, những đội tàu không lồ chở theo ngũ cốc Ai Cập, rượu vang Hy Lạp, đồng và bạc từ Tây Ban Nha cùng hàng trăm mặt hàng khác hoạt động khắp Địa Trung Hải. Ấn Độ đã thu về hàng kho đồng tiền La Mã, thứ được người La Mã mang tới tiểu lục địa này để đổi lấy các loại gia vị mà họ thèm muốn, đặc biệt là hạt tiêu. Lụa Trung Hoa — đắt ngang vàng — đi qua trung tâm châu Á trên Con đường Tơ lụa để tới các chợ ở phương Tây.
Khi phương Tây sụp đổ vào cuối thời kỳ cổ đại, hệ thống thương mại đường dài của nó cũng tàn lụi theo. Hầu như không có đồng xu La Mã nào có niên đại sau năm 180 sau Công nguyên được tìm thấy ở Ấn Độ, do khi đó nền kinh tế La Mã bắt đầu cạn kiệt vàng và bạc. Người Ả Rập vươn lên thống trị các tuyến đường thương mại lớn trên Ấn Độ Dương sau sự trỗi dậy của đạo Hồi. Và khi Tây Âu phục hồi kinh tế, sự giao thương giữa các cường quốc đang lên ở Venice với Trung Đông trở nên sôi động. (Venice cung cấp nô lệ từ Crimea và Caucasus để đổi lấy các loại gia vị và đường.)
Khi đế chế Ottoman chinh phục thành phố Constantinople (Istanbul ngày nay) và cắt đứt tuyến đường biển đến Crimea, châu Âu bắt đầu tìm kiếm các tuyến đường khác để tiếp cận các nguồn tài nguyên ở phương Đông và loại bỏ kẻ ngáng đường này. Columbus khởi hành về phía Tây vào năm 1492 và tình cờ phát hiện ra Tân Thế giới. Vasco da Gama đến Ấn Độ vào năm 1498, sau khi đã vòng qua cực nam của châu Phi. Thế giới hiện đại đã bắt đầu, nhờ có thương mại.
Lịch sử thương mại toàn cầu rất dài và rất rộng đến mức Bernstein có thể dễ dàng viết ra một cuốn sách nặng đến mức mà nếu rơi thì có thể làm gãy ngón chân cái. May thay là ông ấy không làm như vậy. Bằng cách phân loại vấn đề theo chủ đề, thay vì theo trình tự thời gian, ông đã cho thấy cách các dân tộc và quốc gia luôn phải đối mặt với những vấn đề như nhau và thường giải quyết chúng theo những cách giống nhau, chỉ gói gọn trong chưa đến 400 trang.
Ví dụ, đất đai cằn cỗi và lượng mưa ít ỏi ở Hy Lạp cổ đại đồng nghĩa với khả năng trồng luơng thực hạn chế, nhưng nho và cây ô liu lại được trồng với số luợng lớn. Để xuất khẩu dầu ô liu và rượu vang của mình, người dân Athen đã phát triển nghề làm gốm để cung cấp bình chứa cho các mặt hàng cần vận chuyển. Do thương mại và hệ thống thuộc địa của Hy Lạp phát triển mạnh trên khắp vùng Địa Trung Hải và Biển Đen, sức mạnh hải quân là cần thiết để chế áp cuớp biển. Để kiểm soát các điểm trọng yếu như Dardanelles*** và Bosporus****, những nơi dẫn đến các vùng đất ngũ cốc trù phú mà ngày nay là Ukraina, đế chế Athen đã hình thành.
Chuỗi phát triển từ giao thương, đánh chiếm thuộc địa, tăng cuờng sức mạnh hải quân và hình thành đế chế cũng lặp lại với Venice và Genoa, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Vương quốc Anh. Ngay cả những điểm trọng yếu chiến lược cũng không thay đổi: Suez; Eo biển Hormuz dẫn tới Vịnh Ba Tư; Eo biển Malacca dẫn tới Đông Nam Á; Bosporus và Dardanelles. Chỉ có khác là giờ đây, thay vì vận chuyển nô lệ và gia vị, người ta vận chuyển dầu mỏ.
Tác giả Bernstein là một nhà văn hay và biết cách kể một câu chuyện tuyệt vời hay như thế nào. Và ông có nhiều thứ để kể trong cuốn sách này, từ chuyến đi vòng quanh thế giới của Francis Drake (mang về cho những người tài trợ cho chuyến đi này, trong đó có nữ hoàng Elizabeth I, 50 bảng Anh cho mỗi một bảng đầu tư ban đầu) cho đến trận đại dịch Cái chết Đen (Black Death) vào thế kỷ XIV theo những tuyến đường thương mại tàn phá châu Âu và Trung Đông. Nhưng ông không bao giờ quên mục tiêu chính của mình: cho thấy thương mại đã định hình thế giới như thế nào trong quá khứ và sẽ định hình thế giới ra sao trong tương lai, dù chúng ta có thích hay không.
"Lịch sử giao thương" là một cuốn sách tuyệt vời như vậy.
John Steele Gordon là tác giả cuốn sách "An Empire of Wealth: The Epic History of American Economic Power" ("Một đế chế thịnh vượng: Lịch sử quyền lực kinh tế Mỹ")
Minh Thu
NYTimes
A Splendid Exchange: How Trade Shaped the World
by William J. Bernstein
496 pages. Grove Press. $14.45
Bài trước: 'Dũng cảm Hành động'
* Là con sông phía đông thuộc hai con sông lớn phân định nền văn minh Lưỡng Hà. Tigris chảy từ các khu vực núi của Thổ Nhĩ Kỳ qua Iraq. Trước thế kỉ XX, tiếng Việt gọi sông này là Tích Giang.
** Là con sông phía tây thuộc hai con sông lớn phân định nền văn minh Lưỡng Hà, khởi nguồn từ Anatolia. Thế kỷ XVII, sách chữ Nôm tiếng Việt gọi sông này là Uông Phát hay Yêu Phách.
*** Eo biển dài 70km, nối biển Aegean với biển Marmara.
**** Eo biển dài 31km, nối Biển Đen với biển Marmara.
Tags: bookVương Minh Thu
Thông thương hàng hải quốc tế phát triển sẽ dẫn tới nhu cầu sử dụng các eo biển. Do vị trí địa lý đặc biệt của chúng mà nước nào sở hữu sẽ có những quyền do tự nhiên ban tặng, nếu nước đó trở nên lộng quyền thì quyền tự do đi lại trên biển sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng.
Riêng cặp eo biển Bosphorus và Dardanelles nối giữa Biển Đen với biển Macmara (nội địa Thổ Nhĩ Kỳ) và thông ra biển Aegean (còn được gọi là biển Ê-giê) có vai trò rất quan trọng đối với các nước xung quanh Biển Đen, nhất là các nước chỉ có Biển Đen là biển duy nhất như Rumania, Bulgaria, Ukraine, Gruzia.
Lịch sử đã chứng kiến giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ 13 cuộc chiến tranh từ năm 1568 đến 1918, chỉ vì hai nước nằm trên đường tiến của nhau. Đặc biệt, nước Nga muốn có đường ra một vùng biển ấm ở phương Nam, buộc phải vượt qua “chốt chặn” Đế chế Ottoman.
Những cuộc chiến tranh Hắc Hải nổ ra giữa hai nước để giành giật các pháo đài trên bờ biển gần kín này như Sevastopol, Kerch… đều rất dữ dội.
Đế chế Nga, được đặt nền móng bởi Sa hoàng Pi-e Đệ nhất, còn mơ chiếm cả cặp eo biển Bosphorus và Dardanelles nhưng chưa bao giờ thành công. Cuộc xung đột cuối cùng của hai Đế chế chính là Thế chiến thứ Nhất, mà sau đó cả hai Đế chế đều sụp đổ.
Nước Nga Xô-viết và sau đó là Liên Xô, vẫn tiếp tục thể hiện sự quan tâm đến hai eo biển này; không có nó, nước này chỉ còn có bờ biển phía Bắc dài dằng dặc nhưng đóng băng gần như quanh năm và bờ biển Viễn Đông quá xa xôi.
Nhanh lên ko mùa bóng đá đến là hết thóc đó.
Tại sao Achilles lại ôm kẻ thù của mình và khóc. Đàn ông không dễ để khóc. Nước mắt của một chiến binh càng không. Nước mắt của chiến binh bất tử như Archiles lại càng không.
Nhưng Achilles đã bật khóc và thốt lên với cái xác Hector: hẹn gặp lại người anh em. Achilless khóc cho chính chàng.
Trước khi chấp nhận cuộc chiến với Achilles, Hector đã biết trước cái chết không tránh khỏi. Trước khi tham gia cuộc chiến với thành Troy, Achilles cũng nhìn thấy cái chết không tránh khỏi. Cả hai dũng sỹ giỏi nhất của quân Hy Lạp và thành Troy đều có lý do của họ. Cuộc sống của họ không còn thuộc về họ. Với Hector là phụng sự thành Troy. Với Achilles là vì thanh danh của một dũng sỹ đến các thần linh cũng phải ghen tị.
Achilles khóc với kẻ anh vừa giết với câu nói chỉ có giữa những người anh em: hẹn gặp lại người anh em. Họ đứng ở hai trận chiến. Họ rút gươm quyết tử đối đầu với nhau trên chiến trận. Họ là những chiến binh giỏi nhất có chung một số phận đã định sẵn.
Achilles đẹp trai và dũng mãnh. Nhưng nhân vật yêu thích của mình luôn là Hector. Người vừa có cả trí, cả tình và cả dũng. Và quan trọng là Hector đời thường hơn.
Hội thoại xuất sắc. Tính trang quân tử đàn ông đáng ngưỡng mộ. Nhiều bài học soi chiếu. Tuyệt phẩm The Troy.