Mỹ, Nga và cánh hữu mới

Vladimir Putin carrying his buddy Donald Trump. Photo courtesy DonkeyHotey.

Những người Nga theo chủ nghĩa phi tự do yêu thích Donald Trump nhưng chưa chắc được Trump đối lại tương tự.

Alexander Dugin, nhà triết học Nga về tôn giáo và địa chính trị được xem là "bộ não của [Vladimir] Putin" hoàn toàn vui mừng với kết quả cuộc bầu cử Mỹ. Trên trang web của vị lãnh đạo chủ nghĩa chống Mỹ này, có một bài viết bày tỏ niềm hân hoan với lập luận rằng không còn cần phải coi Mỹ như một kẻ thù, vì người tốt đã chiến thắng ở đó: bài viết gợi ý mạnh mẽ các bước tiếp theo sẽ là để đảm bảo thắng lợi hơn nữa cho các lực lượng phi tự do ở châu Âu, bắt đầu với ứng cử viên tổng thống Pháp Marine Le Pen.

"Chủ nghĩa chống Mỹ đã kết thúc. Không phải vì điều đó là sai, mà hoàn toàn ngược lại: vì người dân Mỹ chính họ đã bắt đầu cuộc cách mạng chống lại chính xác các khía cạnh của Mỹ mà chúng ta căm ghét .... Vì vậy, [giờ đây] chúng ta hãy vét sạch Vũng lầy châu Âu ...Vậy cấu trúc của Vũng lầy đó là gì? Trước hết, Vũng lầy này là một ý thức hệ, là Chủ nghĩa tự do. Chúng ta cần một Phiên tòa Nuremburg cho Chủ nghĩa tự do, tư tưởng chính trị chuyên chế cuối cùng"

Ông Dugin là ai? Nhà tư tưởng địa chính trị "Á-Âu" với giấc mơ về một vùng đế chế lớn Slav-Turk dưới sự chỉ huy của Moscow, đã chứng kiến ảnh hưởng của mình tăng cao trong những tháng đầu của cuộc xung đột ở miền đông Ukraine trong năm 2014. Cùng với một số nhân vật theo chủ nghĩa dân tộc của Chính thống giáo ở Nga, ông đã hỗ trợ tinh thần cho các nhà lãnh đạo của cuộc nổi loạn được Nga hậu thuẫn chống lại chính phủ của Ukraine. Ông Dugin đôi khi miêu tả cương lĩnh của mình như là chủ nghĩa Á-Âu Chính thống, nhưng ông không mấy quan tâm nhiều tới thần học Kitô giáo: mà chú ý hơn tới Chính thống giáo và đó là dấu hiệu khác biệt so với phương Tây. Một trong số những nhà tư tưởng ông thừa nhận về tầm ảnh hưởng là Julius Evola, một người dẫn dắt tinh thần theo phe cực hữu ở Ý; ông này cũng dựa vào hệ triết học tôn giáo "chủ nghĩa truyền thống" cho rằng sự khôn ngoan nằm trong nhiều tín ngưỡng phức tạp cổ xưa và coi thường thế tục hiện đại.

Một điều dễ thấy rằng Tổng thống đắc cử của Mỹ không dành quá nhiều thời gian quan tâm tới các triết gia Nga, nhưng người thân cận của ông chắc chắn là biết về Dugin. Đó là người quản lý chiến dịch của ông Trump, Stephen Bannon. Trả lời câu hỏi tại một cuộc họp vào năm 2014, ông Bannon giải trình về đường lối lãnh đạo của Nga, nguồn gốc tinh thần của họ và về lý do vì sao một số người phương Tây có thể thấy những nguồn gốc ấy đáng bỏ công tìm hiểu. Ông Bannon đã nói thành lời suy nghĩ của mình thay vì văn bản mạch lạc như sau:

Vladimir Putin, khi bạn thực sự xem xét một số nền tảng niềm tin của ông ta ngày hôm nay, rất nhiều phần đến từ điều tôi gọi là Chủ nghĩa Á-Âu; ông ta có một cố vấn nghe theo những người như Julius Evola và các tác giả của thế kỷ 20 ủng hộ phong trào chủ nghĩa truyền thống mà cuối cùng dẫn đến chủ nghĩa phát xít ở Ý ... Chúng tôi, những người phương Tây theo Do Thái –Kitô giáo, thực sự phải nhìn vào những gì Putin đang nói từ gốc gác chủ nghĩa truyền thống, đặc biệt là trong vấn đề nó hỗ trợ cho nền tảng của chủ nghĩa dân tộc ...

Cố vấn được nói đến ở trên rõ ràng là ông Dugin. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông Bannon, vốn có thể là người lập dị, là một người ủng hộ nhà triết học Nga hay ý tưởng quân sự của ông ta. Vào thời điểm khi ông Bannon phụ trách vấn đề này, dịch vụ tin tức cánh hữu Breitbart thực hiện đưa tin về chính sách của Nga tại Ukraine, và vai trò của ông Dugin, vốn khá mạnh mẽ và thể hiện rõ ràng. Bài báo xuất bản trong tháng 6 năm 2014 đề cập đến "sự từ chối trách nhiệm bất chấp đạo lý của Putin" cho các hành động của đồng minh của mình ở Crimea, và cũng lưu ý rằng "chế độ Putin tiếp tục từ chối một cách không hợp lý bất kỳ trách nhiệm nào" về việc đã kích động chiến tranh ở miền đông Ukraine. Dưới tiêu đề dí dỏm "Rasputin của Putin," bài báo nói thêm rằng động lực đằng sau các chính sách của ông Putin tại Ukraine là hệ tư tưởng của ông Dugin, một ý thức hệ cũng coi Mỹ như là một "Kẻ chống lại Thiên chúa" cần bị và sẽ bị tiêu diệt.

Ông Bannon, là người đã tìm kiếm ở trong và ngoài nước các đồng minh tiềm năng theo chủ nghĩa phi tự do, rõ ràng là quan tâm đến hiện tượng Dugin, nhưng điều đó không làm cho ông ta trở thành một người ủng hộ. Đây là một sự khác biệt đáng kể khác. Ông Bannon lên án chủ nghĩa nhân văn tự do và thế tục nhân danh thế giới phương Tây "Do Thái-Kitô giáo". Ngược lại, ông Dugin và hệ tư tưởng của ông xem các bộ phận của thế giới Hồi giáo như là một đồng minh tiềm năng chống lại con quỷ chủ nghĩa tự do-nhân văn; và điều này, đến lượt nó, tác động đến ông Putin, người đã từng nói rằng theo quan điểm của "một số nhà tư tưởng" thì Chính thống giáo Nga đứng gần với Hồi giáo hơn là Kitô giáo phương Tây. Vì vậy, tầm nhìn Dugin không phải quá thiên về Do Thái-Kitô giáo như Hồi giáo-Chính thống giáo-Kitô giáo, với sức hấp dẫn qua nhiều thời kỳ đối với ngoại giáo Nga.

Mặt khác, tất cả những cái tên kể trên, dù có bất kỳ sự khác biệt nào, đều muốn ở trong đội tiên phong của một cuộc chiến chống lại kẻ thù chung xác định, bao gồm cả chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa đa văn hóa, chủ nghĩa quân bình và hiện đại.

Quỳnh Anh
The Economist

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc