Thư viện và Bảo tàng Morgan

Morgan Library & Museum – tiền thân là Pierpont Morgan Library – là một bảo tàng và cơ sở nghiên cứu nằm ở số 225 Đại lộ Madison, phố 36 Đông, khu Murray Hill, Manhattan, thành phố New York. Nó được xây để làm thư viện riêng của J.P. Morgan vào năm 1906, nơi lưu giữ các bản thảo và sách, một số trong đó là sách hiếm. Ngoài ra còn có bộ sưu tập các bài viết và tranh của ông. Thư viện do Charles McKim của công ty McKim, Mead & White thiết kế và chi phí xây dựng là 1,2 triệu USD. Thư viện này được con trai của J.P. Morgan là John Pierpont Morgan, Jr. mở cửa cho công chúng vào năm 1924 theo di chúc của cha mình.

Tòa nhà được coi là một danh lam của thành phố New York vào năm 1966 và đã được công bố là Danh lam lịch sử quốc gia Mỹ vào cùng năm
đó.

Bộ sưu tập

Lối vào của tòa nhà do Renzo Piano thiết kế (năm 2006, bên trái) và các tòa nhà phụ do Benjamin Wistar Morris thiết kế (năm 1928, bên phải).

Ngày nay, thư viện được sử dụng như một bảo tàng và trung tâm nghiên cứu học thuật. Từ những ngày đầu, các bộ sưu tập đã có quy mô như vậy là nhờ có Belle da Costa Greene, thủ thư riêng của J.P. Morgan, người đã trở thành giám đốc đầu tiên của thư viện này và làm việc từ khi nó bắt đầu mở cửa cho công chúng đến khi bà nghỉ hưu vào năm 1948. Người kế nhiệm của bà, ông Frederick Baldwin Adams, Jr. quản lý thư viện cho đến năm 1969 và cũng là người nổi tiếng thế giới nhờ các bộ sưu tập của riêng mình. Phần nổi tiếng nhất của bộ sưu tập là một tập hợp, tuy tương đối ít nhưng rất chọn lọc, các bản thảo được trang trí kỳ công và tác phẩm nghệ thuật thời trung cổ như hòm đựng thánh tích Stavelot Triptych và tấm bìa kim loại của Lindau Gospels. Trong số các bản thảo quan trọng nhất còn có Morgan Bible, Morgan Beatus, Hours of Catherine of Cleves, Farnese Hours, Morgan Black Hours, và Codex Glazier. Bộ sưu tập các bản thảo cũng bao gồm các bản gốc viết tay của các tác giả, trong đó có một số của Sir Walter Scottand Honoré de Balzac, bản nháp các bài hát "Blowin' in the Wind” và “It Ain’t Me Babe” của Bob Dylan.

Thư viện còn lưu giữ một bộ sưu tập lớn các bản thảo cổ, bản in, và tranh của các danh họa châu Âu, Leonardo, Michelangelo, Raphael, Rembrandt, Rubens, Gainsborough, Dürer, và Picasso; bản in đầu cuốn Kinh Thánh, trong đó có ba bản Kinh Thánh Gutenberg; và nhiều sách quý hiếm khác. Các gian lưu trữ khác bao gồm cổ vật từ Ai Cập cổ đại và các vật tế thần thời trung cổ (bao gồm các đoạn mẫu văn bản trong văn học Coptic), tác phẩm của Émile Zola, bản vẽ gốc của William Blake cho cuốn Book of Job; bản vẽ Antoine de Saint-Exupéry cho cuốn Hoàng tử Bé; một cuốn sổ ghi chép của Percy Bysshe Shelley; bản gốc các bài thơ của Robert Burns; bản thảo A Christmas Carol của Charles Dickens; một bài báo của Henry David Thoreau; một bộ sưu tập đặc biệt các bản nhạc kịch có chữ ký và chú giải của Beethoven, Brahms, Chopin, Mahler và Verdi, và bản giao hưởng Haffner cung Rê trưởng của Mozart; và bản thảo của George Sand, William Makepeace Thackeray, Lord Byron, Charlotte Brontë và chín tiểu thuyết của Sir Walter Scott, bao gồm cả Ivanhoe. Bộ sưu tập vẫn còn bao gồm một vài bức tranh thuộc trường phái Cổ điển (Old Master – vẽ trước năm 1800) được Morgan sưu tập giữa năm 1907 và 1911 (các tác phẩm của Hans Memling, Perugino, và Cima da Conegliano), nhưng các tác phẩm này chưa bao giờ được chú ý nhiều, và kiệt tác của Ghirlandaio, bức Chân dung Giovanna Tornabuoni, đã được bán cho Thyssen khi cuộc Đại Suy thoái khiến tình hình tài chính của gia đình Morgan sa sút.

Một số danh họa khác của Thư viện và Bảo tàng Morgan là Jean de Brunhoff, Paul Cézanne, Vincent van Gogh, John Leech, Gaston Phoebus, Rembrandt van Rijn, và John Ruskin.

Tòa nhà McKim Building lịch sử

Hai con sư tử của Edward Clark Potter

Ngôi nhà tại số 229 Đại lộ Madison được xây dựng vào năm 1854 bởi Isaac Newton Phelps và được để lại cho con gái của ông Helen Stokes, vợ của Anson Phelps Stokes.

Gia đình Morgan còn sở hữu một trong những bộ sưu tập con dấu lăn Cận Đông thời cổ đại lớn nhất thế giới. Đó là những khối đá nhỏ hình trụ được chạm khắc tinh xảo với những hình ảnh có thể in lên đất sét bằng cách lăn tròn. Bộ sưu tập cũng bao gồm nhiều bản nhạc và một lượng đáng kể các hiện vật thời Victoria, bao gồm một trong những phần quan trọng nhất trong bản thảo của Gilbert và Sullivan, cùng một số hiện vật có liên quan khác.

Một trong những mối quan tâm của người Úc tại thư viện này là một bản sao của bức thư được Andrea Corsali viết và gửi đi từ Ấn Độ năm 1516. Bức thư này, là một trong năm bức còn tồn tại tới ngày nay, miêu tả về hình ảnh ban đầu của Southern Cross – quốc kỳ Úc cùng với minh họa của Corsali, người đã gọi Southern Cross là "Croce". Một bản sao khác của bức thư hiện ở Bảo tàng Anh và có hai bản khác đang ở Úc. Bản thứ năm được lưu trữ tại Thư viện Đại học Princeton. Bức thư cũng có mặt trong cuốn Navigationi et Viaggi của Ramusio, một bản tóm lược các lá thư được viết trong những chuyến du hành khám phá, xuất bản thành ba tập ở Venice kể từ năm 1555.

Kiến trúc
Toà nhà đầu tiên được xây dựng để làm thư viện cho Morgan – tòa nhà McKim – được thiết kế theo phong cách Tân Cổ điển bởi Charles Follen McKim của công ty danh tiếng McKim, Mead & White vào năm 1903. Nó được đặt tại số 33 phố 36 Đông, ngay tại phía đông ngôi nhà của Morgan khi đó, một nhà đá nâu số 219 trên Đại lộ Madison được xây dựng vào năm 1880. McKim lấy cảm hứng từ biệt thự Villa Giulia và những giếng nước phun (nymphaeum) tại đó. Các tòa nhà được xây dựng trong khoảng thời gian 1902-1907 và có mặt tiền bằng đá cẩm thạch Tennessee và một cổng vòm theo lối kiến ​​trúc Palladian, được trang trí bằng hai con sư tử cái do Edward Clark Potter điêu khắc, người sau này sẽ tạo ra hai con sư tử khác tại tòa nhà chính của Thư viện công cộng New York. Ngoài ra trên lối vào còn có các hình điêu khắc dạng tròn và các tấm chạm khắc của Andrew O'Connor và Adolph Weinman.

Nội thất của tòa nhà được trang trí lộng lẫy, với một căn phòng mái vòm nhiều màu dẫn đến ba căn phòng khác, mà ban đầu là phòng đọc riêng của Morgan, văn phòng của thủ thư, và thư viện. Trần của căn phòng là bức tranh tường và bích họa của H. Siddons Mowbray, được lấy cảm hứng từ Raphael. Phòng đọc riêng của Morgan, nay là Thư viện phía Tây, được coi là "một trong những thành tựu lớn nhất của trang trí nội thất của Mỹ", trong khi Thư viện phía Đông có chứa nhiều tủ sách ba tầng. Ngôi nhà của Morgan đã bị dỡ bỏ vào năm 1928, sau khi ông qua đời và được thay thế bằng một tòa nhà ghép nối trong đó có chứa một phòng triển lãm và một phòng đọc sách, do Benjamin Wistar Morris thiết kế để hài hòa với bản gốc của McKim.

Phần còn lại của kiểu nhà Italianate trong khu phức hợp thư viện nằm ở số 231 trên Đại lộ Madison, góc phố 37 Đông. Ngôi nhà này được xây dựng bởi Isaac Newton Phelps người để lại nó cho con gái của mình, Helen Stokes, vợ của Anson Phelps Stokes. Cô mở rộng việc xây dựng, tăng gấp đôi diện tích và thêm một tầng gác mái (kiến trúc sư là ông R.H. Robertson). Con trai của họ, kiến ​​trúc sư Isaac Newton Phelps Stokes, được sinh ra trong ngôi nhà này vào ngày 11 tháng 4 năm 1867. Ngôi nhà đã được J.P. Morgan mua lại vào năm 1904. Nó là nhà của người thừa kế J.P. Morgan Jr. từ năm 1905 tới năm 1943.

Những thay đổi vào năm 2006
Việc bổ sung gần đây nhất cho thư viện là một tòa nhà hiện đại được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư người Ý Renzo Piano – đây là tác phẩm đầu tiên của ông tại New York - và Beyer Blinder Belle, được hoàn thành vào năm 2006. Mặc dù bên ngoài "nhạt nhẽo", việc xây dựng sẽ giúp định hình không gian nội thất của tổ hợp công trình này.

Nội thất vào năm 1963

Thư viện đã đóng cửa trong quá trình xây dựng và mở rộng. Trong thời gian đó, nó tài trợ rất nhiều triển lãm về du lịch trên khắp cả nước. Khi công việc hoàn thành, thư viện mở cửa trở lại vào ngày 29 tháng 4 năm 2006 với tên gọi Thư viện và Bảo tàng Morgan. Với việc mở rộng ở trên và dưới lối đi, không gian trưng bày cho các bộ sưu tập của Morgan đã tăng gấp đôi. Piano đã đặt phòng đọc sách dưới giếng trời, giúp các học giả có thể nghiên cứu bản thảo dưới ánh sáng tự nhiên. Sảnh trước với thép và kính giúp kết nối thư viện McKim và khu nhà ở trong một chỉnh thể mới. Khu lưu trữ được mở rộng bằng cách khoan vào tầng đá gốc của Manhattan.

Quản lý
Từ năm 1987 đến năm 2008, Charles E. Pierce Jr. là giám đốc của thư viện, sau này được biết đến như là Pierpont Morgan Library. Trong thời gian tại nhiệm từ năm 2008 đến năm 2015, Giám đốc William M. Griswold đã tập trung vào việc mở rộng các bộ sưu tập, các chương trình triển lãm và các phòng ban quản trị, thêm một người phụ trách nhiếp ảnh vào năm 2013, người phụ trách nhiếp ảnh đầu tiên cho thư viện. Trong nỗ lực tiếp cận khán giả trẻ, ông cũng mở nhiều triển lãm nghệ thuật và điêu khắc đương đại tại sảnh trước của thư viện. Năm 2015, giám đốc mới của Morgan là Colin Bailey.

Trong văn hóa đại chúng
Một số cảnh trong tiểu thuyết Ragtime của nhà văn E.L. Doctorow được lấy bối cảnh từ chính Thư viện Morgan mới này.
* Trong Ragtime phiên bản nhạc kịch Broadway, dựa trên cuốn sách của Doctorow, thư viện là nơi diễn ra những cảnh cuối cùng của vở kịch.

Minh Thu
Wikipedia English

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc