Có phải Thành Cát Tư Hãn là người đã thúc đẩy toàn cầu hóa?

nguồn: Washington Post,

Hữu Hoàng dịch, Minh Thu hiệu đính,

Was Genghis Khan really a driver of globalization?

Có phải Thành Cát Tư Hãn là người đã thúc đẩy toàn cầu hóa?

 

 

‘Globalization” used to be a magic word, better at changing the world for good than an expecto patronum, Harry Potter’s most powerful charm.

“Toàn cầu hóa” từng là một câu thần chú tuyệt vời làm thay đổi thế giới, thậm chí hiệu nghiệm hơn cả phép gọi thần hộ mệnh (expecto patronum) tối thượng của Harry Potter.

 

 

In his 2001 farewell address, President Bill Clinton reassured the world that “the global economy is giving more of our own people, and billions around the world, the chance to work and live and raise their families with dignity.”

Trong phát biểu kết thúc nhiệm kỳ năm 2001, Tổng thống Bill Clinton khẳng định trước toàn thế giới rằng: “nền kinh tế toàn cầu đang mang lại nhiều cơ hội hơn cho đất nước chúng ta và hàng tỷ người khác trên khắp thế giới. Đó là cơ hội việc làm, cơ hội cải thiện mức sống và địa vị xã hội cho mọi nhà.”

 

 

A year later, British Prime Minister Tony Blair was even feistier:

Một năm sau, thủ tướng Anh Tony Blair còn phát biểu với tinh thần sôi nổi hơn:

 

 

“What the poor world needs is not less globalization but more.

“Cái mà thế giới nghèo đói cần không phải là ngăn chặn toàn cầu hóa mà phải thúc đẩy toàn cầu hóa hơn nữa.

 

 

Their injustice is not globalization but being excluded from it.”

Nỗi bất công họ phải chịu không phải do toàn cầu hóa mà vì họ không tiếp cận được thành quả của toàn cầu hóa.”

 

 

The magic fizzled out fast after the 2008 financial crisis.

Tuy nhiên phép thuật của toàn cầu hóa đã nhanh chóng biến mất sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

 

 

Now Donald Trump concocts a neo-protectionist brew, 15 percent tax for outsourcing jobs, 20 percent tax on imported goods, no more international trade deals, “they are killing American jobs!”

Hiện giờ Donald Trump đang tạo ra một loại chủ nghĩa bảo hộ mới: 15% thuế đối với các công việc thuê ngoài, 20% thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, không còn giao dịch thương mại quốc tế, bởi "họ đang lấy hết việc làm của người Mỹ!"

 

 

And Sen. Bernie Sanders boasts: “I voted against NAFTA, CAFTA and PNTR with China... a disaster for the American worker.

Và Thượng nghị sĩ Bernie Sanders tự hào tuyên bố: Tôi đã bỏ phiếu chống Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp định mậu dịch tự do Trung Mỹ (CAFTA) và Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Trung Quốc... một thảm họa cho người lao động Mỹ.

 

 

We have lost millions of decent-paying jobs.”

Nước Mỹ chúng ta đã mất hàng triệu việc làm có thu nhập tốt.”

 

 

The anti-globalization specter is haunting the world, bridging left and right:

Bóng ma chống toàn cầu hóa đang ám ảnh thế giới, trải từ tây sang đông bán cầu:

 

 

French nationalist Marine Le Pen hates “Islamic fundamentalism [and] globalization, which is another kind of totalitarianism,” while British Labor leader Jeremy Corbyn harrumphs against “greedy bankers and multinationals.”

Nhà chính trị Pháp theo chủ nghĩa dân tộc Marine Le Pen căm ghét "trào lưu chính thống Hồi giáo [và] toàn cầu hóa, vốn chỉ là một dạng của chủ nghĩa độc tài", trong khi lãnh đạo đảng Lao động Anh Jeremy Corbyn chống lại "các chủ ngân hàng và tập đoàn đa quốc gia tham lam”

 

 

Jeffrey E. Garten’s book “From Silk to Silicon” appears when the populist winds seem unstoppable, stirred by economists such as Nobel laureate Joseph Stiglitz, French best-selling author Thomas Piketty and Academy Award winner Michael Moore.

Jeffery E. Garten xuất bản cuốn sách “Từ tơ lụa đến silicon” vào thời điểm làn sóng chủ nghĩa dân túy đang dâng cao như thể không gì ngăn cản nổi, được cổ vũ bởi các nhà kinh tế như nhà kinh tế đạt giải Nobel Joseph Stiglitz, tác giả sách bán chạy nhất ở Pháp Thomas Piketty và nhà làm phim đoạt giải Oscar Michael Moore.

 


 

Garten is aware of how “expanding trade can lead to more economic growth… but also how it undermines existing jobs.”

Garten chỉ ra “phát triển thương mại có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế hơnnhưng đồng thời cũng hủy hoại các công việc hiện có.”

 

 

Yet his enthusiasm is unabashed, because “the story of globalization is no less than the story of human history.”

Mặc dù vậy, niềm tin của Garten vào toàn cầu hóa không hề thay đổi, vì "câu chuyện toàn cầu hóa cũng chính là câu chuyện về lịch sử loài người".

 

 

To prove his point Garten, a former dean at the Yale School of Management, sketches the lives of 10 champions of globalization, from the marauding Genghis Khan in the 12th century to Intel chief executive Andrew Grove, from the Portuguese explorer Prince Henry (born 1394) to Cyrus Field, the heroic financier obsessed with connecting America to Europe by submarine telegraph cables in the 19th century.

Nguyên là Viện trưởng Học viện Quản lý tại Đại học Yale, Garten chứng minh quan điểm của mình bằng việc phác họa cuộc sống của 10 người thúc đẩy toàn cầu hóa trong lịch sử: từ Thành Cát Tư Hãn ở thế kỷ 12 đến Andrew Grove -- giám đốc điều hành Intel, từ Hoàng tử Henry -- nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha sinh năm 1394 đến Cyrus Field -- nhà tư bản tài chính anh hùng mong muốn kết nối châu Mỹ với châu Âu bằng cáp điện báo xuyên đại dương vào thế kỷ 19.

 

 

What links a ferocious Mongol, a Holocaust survivor entrepreneur, a slave-trading prince and a communication pioneer?

Có điều gì chung giữa một chiến binh Mông Cổ với một doanh nhân sống sót sau vụ thảm sát người Do Thái, một hoàng tử buôn bán nô lệ với một người tiên phong trong ngành điện báo?

 

 

According to Garten, they are all heroes in “the story of globalization,” a unique process “carried on foot, horse (Genghis Khan), ship (Prince Henry), telegraph (Cyrus Field)” until modern globalization is spurred by Grove’s “information technology.”

Theo Garten, họ đều là các anh hùng trong “câu chuyện toàn cầu hóa”, một quá trình độc đáo từ “đi bộ, phi ngựa (Thành Cát Tư Hãn), tàu biển (Hoàng tử Henry), điện báo (Cyrus Field)” cho đến “công nghệ thông tin” của Grove – công nghệ làm nền móng cho quá trình toàn cầu hóa ngày nay.

 

 

The book is filled with brilliant vignettes, describing how trade changed the medieval world, when “the trading cities of Genoa, Baghdad, and Samarkand produced an adventurous merchant class… spreading achievements in technology and the arts, from the pottery of Song China to the gold and silver inlaid furniture of Persia.”

Cuốn sách chứa đầy các tình tiết sinh động, miêu tả cách thương mại làm thay đổi thế giới thời trung cổ, khi “các kinh đô thương mại như Genova, Baghdad và Samarkand tạo ra một tầng lớp thương nhân mạo hiểmtruyền bá những thành tựu về công nghệ và nghệ thuật, từ đồ gốm thời Tống ở Trung Quốc đến đồ nội thất mạ vàng và bạc của Ba Tư.”

 

 

The entertaining anecdotes are sometimes mixed with fortune-cookie wisdom.

Những giai thoại thú vị đôi khi ẩn chứa những triết lý khôn ngoan.

 

 

Jean Monnet, father of the European Union, starts his career in the family cognac business and maintains that “patience” is a cardinal virtue for diplomats “to which cognac, itself the fruit of time, is a good preparation.”

Jean Monnet, người khai sinh Liên minh châu Âu, bắt đầu sự nghiệp với công việc kinh doanh rượu cognac của gia đình. Ông luôn khẳng định "tính kiên nhẫn" là một đức tính cao quý của các nhà ngoại giao, “mà để có đức tính này, rượu cognac -- bản thân nó là kết tinh của thời gian -- là chất liệu tuyệt vời.”

 

 

Grove scolds a colleague, overwhelmed by deadlines, growling:

Grove đã lớn tiếng với một đồng nghiệp đang bị quá tải bởi các vấn đề trong công việc:

 

 

“There are no bigger problems. There are just problems.”

“Không có vấn đề nào lớn hơn vấn đề nào. Tất cả chỉ là vấn đề mà thôi.”

 

 

The problem with “From Silk to Silicon” is Garten’s assumption that globalization is a synonym for history, not just the tumultuous process preceding the end of the Cold War.

Vấn đề được nêu trong cuốn “Từ tơ lụa đến silicon” là giả định của Garten rằng: toàn cầu hóa chính là bản chất của lịch sử, chứ không chỉ là giai đoạn hỗn loạn trước khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

 

 

Prince Henry’s men, Garten writes, “not only bartered linens for humans… They hunted down men, women, and children… and shipped them in inhuman conditions.”

Garten viết: những người tùy tùng của Hoàng tử Henry “không chỉ đổi khăn trải giường lấy nô lệHọ săn lùng đàn ông, phụ nữ và trẻ emvà vận chuyển họ trong những điều kiện vô nhân đạo.”

 

 

Genghis Khan “boiled enemies alive and turned the skulls of his adversaries into silver-coated drinking cups,”

Thành Cát Tư Hãn “nấu chín kẻ thù trong vạc dầu và lấy sọ của họ làm cốc uống mạ bạc” 

 

 

while Maj. Gen. Robert Clive, a British soldier of fortune with the East India Company in the 18th century, was accused of “bombing a civilian French camp… or firing on French troops who had raised the white flag.”

trong khi Thiếu tướng Robert Clive, một lính đánh thuê người Anh của Công ty Đông Ấn trong thế kỷ 18, bị cáo buộc là “đánh bom một trại dân thường của Pháphoặc bắn vào binh sĩ Pháp khi họ đã giơ cờ trắng đầu hàng."

 

 

They were characters of ambition and ruthlessness with agendas of raw power, unaware of the lofty ideals and concrete interests of the international movement we call globalization, with its slow consensus-building of political goodwill, never-ending Doha-style trade negotiations, multinationals angling for dubious profits and nongovernmental organizations preaching about rampant inequality.

Đây là những nhân vật tham vọng và tàn nhẫn chỉ nhắm tới mục tiêu quyền lực thuần túy, không hề biết tới những lý tưởng cao cả và lợi ích cụ thể của phong trào quốc tế mà chúng ta gọi là toàn cầu hóa, cùng với nó là quá trình xây dựng đồng thuận chậm chạp dựa trên thiện chí chính trị, đàm phán thương mại kéo dài kiểu Doha, các tập đoàn đa quốc gia với lợi nhuận đáng ngờ, các tổ chức phi chính phủ rao giảng về sự bất bình đẳng lan tràn.

 

 

According to Columbia University economist Xavier Sala-i-Martin, poverty rates have fallen 80 percent and global welfare has increased between 128 perent and 145 percent in less than 50 years thanks to globalization, despite the protectionist yells ricocheting in the presidential campaign.

Theo nhà kinh tế Xavier Sala-i-Martin của Đại học Columbia: tỷ lệ nghèo đói đã giảm 80% và phúc lợi toàn cầu đã tăng trong khoảng từ 128% đến 145% trong vòng chưa đầy 50 năm nhờ toàn cầu hóa, mặc cho những người ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ hô hào phản đối trong chiến dịch tranh cử tổng thống.

 

 

However, in his enthusiasm, Garten seems to equate imperialism and globalization, though the latter never planned to stir massive growth in colonies by brutal exploitation and harsh political power.

Tuy nhiên, có lẽ hơi phấn khích, Garten dường như đánh đồng chủ nghĩa đế quốc với toàn cầu hóa, cho dù toàn cầu hóa chưa bao giờ có ý định thúc đẩy tăng trưởng ồ ạt qua việc khai thác thuộc địa và thâu tóm quyền lực chính trị đầy tàn nhẫn như chủ nghĩa đế quốc.

 

 

His list is interesting but random; for example, Alexander the Great and Napoleon, true exporters of culture, laws and traditions, not just troops or commodities, deserved to be in these pages.

Danh sách các nhân vật của ông hết sức thú vị nhưng được chọn một cách ngẫu nhiên; ví dụ, Alexander Đại Đế và Napoleon ngoài việc đem quân đội và hàng hóa đã đem theo văn hóa, luật pháp và truyền thống, đáng được đề cập nhưng lại không xuất hiện trong những trang sách này.

 

 

Garten is right to parade Margaret Thatcher but excludes Henry Kissinger and Richard Nixon, true-blue champions of globalization with their historic mission to China.

Garten đã đúng khi ca ngợi Margaret Thatcher nhưng lại không đề cập Henry Kissinger và Richard Nixon -- những người kiên định ủng hộ toàn cầu hóa, khởi đầu bằng chuyến đi lịch sử tới Trung Quốc.

 

 

The main argument is stretched at the end of every chapter, when Garten tries to trace a direct family tree from Genghis Khan to the iPhone, sushi and the Trans-Pacific Partnership.

Cuối mỗi chương đều có lập luận chính, khi Garten cố gắng lần theo mối liên hệ từ Thành Cát Tư Hán cho tới iPhone, sushi và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

 

 

Monnet’s vision to jump-start a peaceful common market in Europe after World War II is — somewhat comically — compared to exploits of bloodthirsty warriors because, according to Garten, “the essence of globalization is the reduction of borders — precisely what Monnet did… what Genghis Khan and Robert Clive did, too, via the creation of empires.”

Tầm nhìn của Monnet về việc khởi xướng thị trường chung bình yên ở châu Âu ngay sau Thế chiến II — phần nào hơi tức cười — khi bị đứng chung với chiến tích của các nhà cai trị sắt máu kể trên, vì theo Garten: "bản chất của toàn cầu hóa là xóa dần biên giới -- chính xác là những gì Monnet đã làmvà cũng là những gì Thành Cát Tư Hãn và Robert Clive đã làm thông qua việc xây dựng các đế chế.”

 

 

Globalization is indeed the “reduction of borders,” but its logo is, at least until Crimea, Ukraine and Syria, the absence of global war.

Toàn cầu hóa thực sự là "xóa dần biên giới", nhưng biểu trưng của nó là không có chiến tranh toàn cầu, ít nhất là cho đến trước khi xảy ra các diễn biến ở Crimea, Ukraine và Syria.

 

 

Free trade increased, without threatening gunboats.

Thương mại tự do tăng lên, nhưng không phải bằng pháo hạm.

 

 

This new scenario was made possible only by the absence of a dominant superpower, when growth spurred China, India and Latin America out of centuries of foreign domination and inaugurated the present, uneasy season Moises Naim labels “The End of Power” and Ian Bremmer decries as the leaderless age of G-Zero, orphaned of any G-7, G-8 or G-20 summit, long on photo ops, short on real solutions.

Kịch bản mới này chỉ có thể xảy ra khi không có siêu cường thống trị, khi tăng trưởng kinh tế kéo Trung Quốc, Ấn Độ, châu Mỹ La Tinh ra khỏi hàng thế kỷ chịu ách thống trị của nước ngoài, đồng thời mở ra kỷ nguyên mới rối ren hiện nay, kỷ nguyên mà Moises Naim gọi là “Sự chấm dứt của Siêu cường”, hay Ian Bremmer miêu tả là thời đại G-Zero không có quốc gia lãnh đạo, không còn những hội nghị thượng đỉnh G-7, G-8, hay G-20, với nhiều ảnh chụp các chính trị gia bắt tay nhau nhưng ít giải pháp thiết thực.

 

 

The contradiction catches up with the author by the end of the book, when Garten wryly notes:

Sự mâu thuẫn này đến với tác giả vào cuối cuốn sách, khi Garten hài hước:

 

 

“When I started out to write this book, my assumption was that the ten people I selected were visionaries… Having delved into their lives more deeply… I came to a different conclusion: they did not have grand strategies in mind

“Khi bắt đầu viết cuốn sách này, tôi giả định rằng mười người tôi chọn là những người nhìn xa trông rộngNhưng sau khi nghiên cứu kỹ cuộc sống của họ... tôi kết luận rằng: họ không có chiến lược lớn nào

 

 

Accelerating the interconnectedness of nations was never their motivation; instead, they were propelled by the urge to acquire power, or fortune, or fame.”

Họ chưa bao giờ định đẩy nhanh sự liên kết giữa các quốc gia; thay vào đó, họ bị thôi thúc bởi tham vọng quyền lực, tài sản, hoặc danh tiếng.”

 

 

Indeed so, and this glitch erases any direct link from Genghis Khan to Deng Xiaoping, the last portrait in Garten’s gallery.

Đúng như thế, và mâu thuẫn này xóa bỏ bất kỳ liên kết trực tiếp nào từ Thành Cát Tư Hãn tới Đặng Tiểu Bình, nhân vật cuối cùng trong danh sách của Garten.

 

 

Transnational adventures are as old as history; Alexander went to India, Caesar to Egypt, Marco Polo to China, but warlords and explorers never meant to enhance welfare and growth abroad.

Các cuộc phiêu lưu xuyên quốc gia chẳng phải điều gì mới mẻ: Alexander đã tới Ấn Độ, Caesar đến Ai Cập, Marco Polo đến Trung Quốc, nhưng các lãnh chúa và nhà thám hiểm chưa bao giờ có ý định tăng cường phúc lợi và tăng trưởng kinh tế ở nước ngoài.

 

 

Globalization and the post-industrial economy destroyed millions of jobs in the developed world, while lifting hundreds of millions of poor from hunger to a decent life in the emerging countries.

Toàn cầu hoá và nền kinh tế hậu công nghiệp đã phá hủy hàng triệu công ăn việc làm ở các nước phát triển, đồng thời nâng cao mức sống của hàng trăm triệu người nghèo đói ở các nước đang phát triển.

 

 

This was a unique phenomenon, both wonderful and awful, rife with contradictions.

Đây là một hiện tượng độc đáo, vừa tuyệt vời vừa tồi tệ, và đầy mâu thuẫn.

 

 

Its consequences are still shaping our world, from Trump’s TV tantrums to anarchists’ bonfires in Athens.

Hậu quả của nó vẫn đang định hình thế giới của chúng ta, từ những cơn thịnh nộ của Tổng thống Trump trên tivi đến những vụ bạo loạn của nhóm người vô chính phủ ở Athens.

 

 

Garten seems to miss how radical the revolution was and how powerfully it is still influencing what Raghuram Rajan, governor of the Reserve Bank of India, calls “the new normal.”

Garten dường như không nhận ra cuộc cách mạng này cấp tiến ra sao và nó vẫn đang ảnh hưởng mạnh mẽ thế nào tới điều mà thống đốc của Ngân hàng Trung ương Ấn Độ Raghuram Rajan gọi là “sự bình thường mới”.

 

 

“From Silk to Silicon” is well written and maintains a brisk pace, though here and there it is marred by platitudes and a few typos in the maps, such as “Portugese Empire” and “Magaret Thatcher’s Wars.”

"Từ tơ lụa đến silicon" được viết lôi cuốn và duy trì nhịp độ nhanh, dù đôi chỗ hơi đều đều và một vài lỗi chính tả trong các bản đồ, ví dụ như "Đế quốc Bồ Đào Nha" và "Những cuộc chiến của Magaret Thatcher".

 

 

Only Field, the American financier who, against terrible odds, laid the first telegraph cable across the Atlantic in 1858, stands out as a real hero of contemporary globalization.

Trong cuốn sách này chỉ có Field -- nhà tư bản tài chính người Mỹ đã bất chấp rủi ro khủng khiếp để đặt đường cáp điện báo đầu tiên xuyên Đại Tây Dương vào năm 1858, hiện lên như một anh hùng thực sự của nền toàn cầu hoá đương đại.

 

 

Without underwater cables, “in 1830 a message from London to New York or Bombay took almost as long to reach its destination as it had in the days of Vasco da Gama,” while “thanks to oceanic cable, by the time of Field’s death in 1892, communication between the United States and Europe was just about instantaneous.”

Nếu không có dây cáp ngầm, “vào năm 1830 một tin nhắn từ London đến New York hoặc Bombay mất nhiều thời gian ngang với thời của nhà thám hiểm Vasco da Gama vào thế kỷ 16,” trong khi “vào thời điểm Field qua đời năm 1892, thông tin liên lạc giữa Mỹ và châu Âu gần như tức thời nhờ vào cáp ngầm xuyên đại dương này.”

 

 

Garten can extol, tongue in cheek, the marvel of Queen Victoria celebrating the newly laid cable with a telegram to President James Buchanan, a 99-word text crawling for 16 1/2 hours under the ocean.

Garten có thể hài hước ca ngợi sự ngạc nhiên của Nữ hoàng Victoria khi chúc mừng việc đặt cáp bằng một bản điện tín gửi tới Tổng thống James Buchanan, chỉ 99 từ nhưng "như rùa bò" tới 16 tiếng rưỡi qua đại dương.

 

 

Think about it when you feel like complaining about slow email.

Hãy nghĩ về nó khi bạn định phàn nàn về việc mãi không gửi được email.


From Silk to Silicon: The Story of Globalization Through Ten Extraordinary Lives Paperback – March 14, 2017
by Jeffrey E. Garten
480 pages. Harper Paperbacks. $11.55


1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc