Tiền nhiều để làm gì?

khi bạn tôi nói về chạy bộ, shared from Long Phan,
-----
#TiềnNhiềuĐểLàmGì? Để "tèo"

"Tèo" ở đây nhiều nghĩa, nhưng nghĩa gần nhất là "khó khăn" là "phá sản". Bởi theo thống kê, doanh nghiệp khi còn "ít tiền" thì làm ăn hiệu quả, không "tèo", đến khi có nhiều tiền mới là lúc tiềm ẩn nguy cơ "tèo".

Ở ta, câu chuyện của Taxi Mai Linh là một điển hình khi có tiền thì "tèo". Vào những năm 2000s, Mai Linh là một hình mẫu đáng ngưỡng mộ khi cựu chiến binh Hồ Huy đã đưa một công ty tư nhân lớn mạnh, vươn ra toàn quốc. Thời đó mà vào SG công tác thì chỉ đi taxi màu xanh Mai Linh, cho dù đó là Mai Linh xịn hay Mai Linh nhượng quyền, hay Mai Linh hợp tác xã. Taxi "dù" cũng sơn màu xanh giả dạng, logo làm hình quả núi để gây nhầm lẫn với chữ "M" của Mai Linh.

Kinh doanh Taxi kiếm nhiều tiền. Mai Linh bắt đầu tính "ăn xổi" đầu tư vào thị trường hot Bất động sản. Nhưng vấn đề là "người tính không bằng trời tính", BĐS thì cần rất rất nhiều tiền, Mai Linh vay thêm tiền để đầu tư, mà lại toàn vay ngắn hạn lãi cao, vay cá nhân. Thị trường BĐS bất chợt đóng băng do khủng hoảng kinh tế, do thắt chặt tín dụng. Chu kỳ đầu tư BĐS dài trong khi vay tiền thời hạn ngắn, chủ nợ thì đòi cả gốc lẫn lãi cao.

Đã thế, hoạ vô đơn chí, do không tập trung chiến lược, dòng tiền yếu, thị phần taxi đã bị Vinasun chiếm mất. Mai Linh tỉnh ngộ thì đã muộn, lâm vào tình trạng kiệt quệ. Vậy tiền ít có khi lại hay, tập trung làm taxi thì giờ đấu được cả Grab chứ chẳng chơi. Mai Linh là điển hình yếu chiến lược, yếu con người, có tí tiền đã thích "ở thì". Thế thì thà ít tiền còn hơn.

Câu chuyện "có tiền nhiều mà không biết cách tiêu" thứ hai là Thuỷ sản Hùng Vương (HVG). Từng là một doanh nghiệp dẫn đầu ngành thuỷ sản, HVG trở nên tự mãn, đầu tư dàn trải, lấn sân sang BĐS, để rồi mà thị trường thuỷ sản tốt như năm vừa rồi HVG cũng vẫn lao đao. Nhiều năm qua HVG phải bán đi những tài sản tốt nhất của mình.

ĐHCĐ vừa diễn ra, Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HVG cố gắng "mạnh miệng" tuyên bố doanh thu HVG sẽ trở về mốc 20K tỷ năm tới, phụ thuộc vào các yếu tố abc, xyz. HVG cũng nổi tiếng với nhiều năm liền BCTC cook loạn xị ngậu, năm nào cũng bị kiểm toán điều chỉnh giảm cả ngàn tỷ doanh thu. Vấn đề của HVG giờ là đội ngũ rệu rạo, dòng máu tài chính quá yếu, chất lượng tài sản kém, vậy làm thế nào để trở lại đúng quỹ đạo là cả một thách thức.

Câu chuyện thứ ba, tất nhiên cũng phải nhớ đến Bầu Đức. HAG là câu chuyện của "vay dễ". Tức là có nguồn tiền dễ, nên tiền tiêu cũng dễ. Thất bại chiến lược của HAG thì nhiều năm qua không cần phải nhắc lại nữa. Thuật ngữ "chiến lược quả mít" rất đúng với case này, tức là có quá nhiều mũi nhọn.

Tất nhiên những bài học như thế này thì không thể kể hết. Doanh nghiệp chỉ thường chết trên đỉnh vinh quang. Có tiền, là lúc yếu nhất của doanh nghiệp, nếu chủ doanh nghiệp không hiểu được rằng sự yếu kém trong chiến lược, năng lực quản trị, cấu trúc tài chính yếu, mà mang tiền đi tiêu loạn xạ thì kết cục sẽ thấy rất rõ và sẽ đến rất nhanh.

Anh Vũ có bảo chị Thảo "cô thích tiền thì tôi cho tiền", có khi anh ấy hiểu có nhiều tiền mà đốt thì chị Thảo chắc đốt nhanh lắm, lại còn vay thêm tiền để mà đốt ấy chứ. Làm doanh nghiệp mà đốt tiền không hiệu quả thì thà không có tiền đốt còn hơn, khi đó còn căn cơ, làm gì cũng tính tính toán toán cho nó tử tế, hiệu quả lại cao.

Cứ không có tiền, ngủ ngon, chạy đều như mình cho nó AQ sung sướng.

4 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc