Vụ Luận tội đầu tiên

nguồn: NYTimes, Minh Thu dịch,

Ông đã từng là một tổng thống gây nhiều chia rẽ, được ngợi ca cũng như bị phản đối vì tính tình nóng nảy, sự bướng bỉnh, và cả tài mị dân. Sự nhạy cảm tột độ đối với những lời xúc phạm khiến ông thường tự ti, thương thân
và dễ rơi vào hoang tưởng tệ hại. Ông cực lực phản đối giới tinh hoa lâu đời và giang tay với những người da trắng phân biệt chủng tộc (thượng tôn da trắng). Ông từ chối sự giám sát của quốc hội và đổ thêm dầu vào lửa khi tuyên bố rằng mình có thể thuê và sa thải bất kỳ ai mà ông muốn, ngay cả khi những quyết định sa thải bốc đồng của ông gây ra nhiều lời phàn nàn rằng ông đang cản trở công lý.

Đến tháng 2 năm 1868, Tổng thống Andrew Johnson đã đẩy tình thế tới một cuộc khủng hoảng. Như Brenda Winnut kể lại trong cuốn sách mới của cô, “The Impeachers” (tạm dịch: Những vị bị luận tội), Johnson Johnson đã khiêu khích các nhà lập pháp bằng những nỗ lực ngày càng lớn để cai trị bằng sắc lệnh, thách thức họ “cứ làm đi” và buộc tội ông - chính là điều mà Nghị viện đã bỏ phiếu thông qua với đa số áp đảo 126 so với 47.

Là tác giả của các tác phẩm đoạt giải thưởng về Nathaniel Hawthorne và Emily Dickinson, cùng nhiều cuốn sách khác, từ sáu năm trước Winnut đã
bắt đầu nghiên cứu về phiên tòa luận tội đầu tiên của đất nước; bà có đề cập ngắn gọn về Tổng thống Nixon và Clinton nhưng người chủ hiện tại của Nhà Trắng thì không. Bà ấy không phải làm thế. Cuốn sách hấp dẫn và không thể đặt xuống này đã thể hiện đủ rõ sự hữu ích và phù hợp của nó, ngay cả khi cách tiếp cận của Winnut quá văn chương và thiếu quyết đoán để đưa ra một bài học rõ ràng .

Vụ ám sát Lincoln năm 1865 tình cờ khiến Johnson trở thành tổng thống; khi chưa đầy một năm trước, ông đã được chọn làm người bạn đồng hành trong cuộc tranh cử của Lincoln như một lựa chọn phù hợp về mặt chính trị. Johnson là một người miền Nam và một người theo đảng Dân chủ, tình cờ cũng lại là người ủng hộ kiên trung cho Liên bang miền Bắc, đồng tình với việc giải phóng nô lệ - điều mang lại cho ông ta những đồng tiền quý và hiếm của một quốc gia đang tan tác vì Nội chiến. Bài phát biểu đầu tiên của ông sau cái chết của Lincoln đầy sự trang nghiêm, tỉnh táo, và phong cách của chính khách - đến nỗi nó khiến người miền Nam lo lắng và các nhà lãnh đạo cộng đồng người da đen ấm lòng. Người biên tập của tờ Black Republican ở bang New Orleans tuyên bố: “Là cộng đồng người da màu, chúng tôi đặt toàn bộ niềm tin vào Tổng thống Johnson.”

Nhưng quyền lực - theo Robert Caro, người viết tiểu sử của một Tổng thống khác Johnson - luôn tiết lộ cho ta nhiều điều, và những gì nó tiết lộ về Andrew Johnson là một hỗn hợp dễ cháy của tính nhỏ nhen, thái độ phân biệt chủng tộc và những bất mãn sôi sục chờ bùng phát. Ông lớn lên trong nghèo khó ở bang Bắc Carolina và Tennessee, bị mẹ gửi đi làm người hầu gán nợ (cuối cùng ông đã bỏ trốn; và nếu trở về ông sẽ nhận được một phần thưởng). Ở tuổi 20, không được học hành đàng hoàng, ông không thể đọc thuộc bảng chữ cái. Trong khi khó khăn và những vật lộn trong cuộc sống mở rộng tầm nhìn của Lincoln, hướng ông đến với sự đồng cảm, những điều này dường như đã có tác động ngược lại với Johnson, khiến tấm lòng của ông thu nhỏ lại và làm những thù hận của ông sâu sắc thêm.

Wineapple miêu tả Johnson sống động và tinh tế đến mức người đọc cũng có thể thấy được tình thế bế tắc của ông trước Quốc hội là điều không thể tránh khỏi. Ông bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống bằng cách chọc giận những người Cộng hòa cấp tiến và phản bội những nô lệ được giải phóng, ân xá cho tù nhân phe Liên minh miền Nam với tốc độ chóng mặt gần 100 người mỗi ngày và khẳng định rằng quyền bầu cử của người da đen là vấn đề tự quyết của mỗi bang. Wineapple cũng viết rằng những hành động như vậy khiến những người theo đảng Dân chủ càng yêu quý ông, ngợi ca ông là người “công tâm” và “độ lượng”. Johnson thích thể hiện bản thân như một người cam kết mạnh mẽ cho sự hòa giải và hàn gắn, nhưng những thành kiến mù quáng của ông ấy trâng tráo đến mức không thể bỏ qua.

“Tất cả mọi người sẽ và phải thừa nhận rằng chủng tộc da trắng vượt trội hơn so với da đen,” Johnson nói. Khi một phái đoàn người da màu bao gồm Frederick Doulass đến Nhà Trắng để trình bản kiến nghị Johnson cho thực hiện cuộc bỏ phiếu, nhưng phản ứng của Johnson đầy xúc phạm đến nỗi vị tướng nhập cư từ Ba Lan Adam Gurowksi sau đó tuyên bố mình xấu hổ vì thuộc chủng tộc da trắng!

Tuy nhiên, ở miền Nam bị tàn phá, một số người da trắng nhìn vào cung cách của Johnson và ngày càng tức giận. Họ nổi dậy ở Memphis và New Orleans; những cư dân da đen ở miền Nam trở thành nạn nhân của điều được Winnut gọi một cách lịch sự là “một đợt dịch của những sự cố không hề liên quan”.

Quốc hội phản ứng bằng một dự luật của Văn phòng Người Tự do và Tị nạn (Freedmen’s Bureau), cùng một dự luật về quyền công dân. Johnson phủ quyết cả hai dự luật. Quốc hội, đến lượt mình, lại bác bỏ phủ quyết của tổng thống. Màn đá bóng qua lại này cũng lặp lại với Đạo luật Tái thiết gồm các biện pháp để khởi dựng một nền dân chủ giữa liên sắc tộc ở miền Nam. Và dù những người Cộng hòa ôn hòa miễn cưỡng gác lại bản án luận tội, Johnson vẫn tìm cách cô lập họ.

Đó chính là điều khiến Johnson cuối cùng cũng phải ra hầu tòa vào năm cuối nhiệm kỳ, khi ông phải đối mặt với 11 bản luận tội mà chủ yếu xoay quanh việc sa thải Edwin Stanton, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh, trong một cáo buộc vi phạm Đạo luật về nhiệm kỳ của Tổng thống. Gọi hành động đó “chỉ là một cái cớ hợp pháp”, Wineapple viết - những người Cộng hòa cấp tiến từ lâu đã xác định được vấn đề cốt yếu: họ coi Johnson là một sự ô nhục và hoàn toàn “không phù hợp” đối với “văn phòng” cấp cao nhất của nước Mỹ.

Johnson được tha bổng tại Thượng viện, với phiếu bầu quyết định của Edmund Ross, một trong bảy kẻ phản bội của đảng Cộng hòa. John F. Kennedy sau đó tôn sùng Ross vì sự chính trực (tự xưng) đó trong cuốn “Những chân dung của lòng dũng cảm”. (Giải Pulitzer năm 1957) Sau khi Johnson được tha bổng một thời gian, các nhà sử học chính thống miêu tả vị tổng thống thứ 17 này như một anh hùng bị bao vây, và những kẻ phản bội đảng Cộng hòa như Ross là những người tử vì đạo. Gió đã đổi chiều từ lâu. Wineapple, một nhà văn cẩn trọng và lịch sự, giải thích cách Johnson mạo hiểm mạng sống của mình để bảo vệ Liên bang miền Bắc trong cuộc Nội chiến, nhưng di sản tổng thống của ông, bà nói, lại dính vết nhơ vì “sự kỳ thị và lòng hận thù của người da trắng”.

Wineapple còn kể lướt qua về những âm mưu và đồn thổi về tham nhũng bao quanh cuộc bỏ phiếu, trong đó có một câu chuyện huyền bí về một chiếc máy điện tín đầy tội lỗi. Cảnh về phiên tòa cũng mang đến cho độc giả cảm giác như vậy, dù đối với khán giả trong câu chuyện, nó hóa ra lại chỉ như một vấn đề êm đềm nhẹ nhàng – đó không nhất thiết là một điều xấu, bà nói. Vụ luận tội bất thường, chưa từng có tiền lệ này diễn ra một cách tương đối đúng trình tự và chứng minh rằng Tổng thống Mỹ không phải là một vị vua, rằng mọi hành động đều có hậu quả và chính phủ của một quốc gia, mang trong mình hy vọng, với khả năng kiểm soát và cân bằng quyền lực, có thể duy trì điều đó mà không cần tiến hành chiến tranh, nhất là khi một cuộc chiến trước đó vừa kết thúc,” Wineapple viết. Nỗ lực luận tội “đã không thành công, nhưng nó đã có hiệu quả”.

Đó là một kết luận cao thượng cho một cuốn sách giàu thông tin, nhưng khi xét đến việc chúng ta bận tâm ra sao với vòng tròn thông tin bất tận của mình, thật khó để quên những lời của một khán giả cảm thấy thất vọng tại phiên tòa của Johnson: “Hầu hết người ta đều thà bị lừa dối còn hơn là bị buồn chán.”

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc