Nước sạch sông Đuống đắt đỏ vì 'cõng' lãi vay nghìn tỉ?

shared from fb Giang Le,
-----
Tôi khá ngạc nhiên khi nhiều người bức xúc việc giá nước bao gồm cả chi phí lãi suất. Giá bán (hầu hết) mọi loại hàng hóa/dịch vụ luôn bao gồm chi phí lãi suất. Trong một nền kinh tế thị trường thực ra tỷ lệ chi phí lãi suất càng cao thì người tiêu dùng càng có lợi (về mặt giá) vì như vậy tỷ lệ debt/equity cao đồng nghĩa với cost of capital thấp (cost of debt bao giờ cũng thấp hơn cost of equity).

Vấn đề là liệu chi phí lãi suất trong giá nước (20%) có quá cao như TS Nguyễn Trí Hiếu nói hay không? Với một nhà máy mà nguyên liệu đầu vào là nước sông (tôi không biết có phải trả tiền khai thác nước hay không nhưng nếu có chắc không lớn), số lượng công nhân vận hành nhà máy không nhiều thì giá thành sản phẩm phần lớn sẽ bao gồm chi phí vốn đầu tư ban đầu. Ngành cung cấp nước sạch thuộc loại public utility (tôi sẽ viết thêm về vấn đề này bên dưới) nên cần nhiều vốn (capital intensive), cho nên chi phí lãi vay cao không có gì khó hiểu. Những ngành capital intensive khác như hàng không, điện lực cũng có chi phí lãi suất cao. TS Hiếu cứ thử hỏi bên hàng không xem trong giá vé máy bay có bao nhiêu % chi phí lãi suất (bao gồm cả lease expenses).

Trong bài báo này tôi thấy chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh (không hiểu sao bài báo không gọi ông Ánh là TS như 2 chuyên gia kia dù ông Ánh cũng có bằng TS) nói đúng:

"Hà Nội mua buôn nước của Sông Đuống đắt hơn gấp đôi so với nhà máy khác. Mua bán buôn hơn 10.000 đồng/m3, cao hơn giá bán lẻ, tức là thấy lỗ vẫn làm, rất vô lý. Đây chính là điều dư luận cần xoáy sâu, Hà Nội phải trả lời những câu hỏi đó một cách minh bạch, rõ ràng để an dân".

Nhưng vấn đề không chỉ là "an dân" mà còn là khui ra một vụ tham nhũng giữa chủ đầu tư và người có trách nhiệm duyệt mức giá đó. Tất nhiên để Hà Nội trả lời những câu hỏi của chuyên gia Ánh sẽ không khách quan, cần phải có các chuyên gia điều tra/kiểm toán độc lập rà soát lại toàn bộ hồ sơ dự án. Có một số điểm của dự án cần phải xem xét kỹ, nhưng trước hết tôi quay lại vấn đề public utility.

Tôi không đồng ý với những ý kiến (như của Hoàng Tư Giang) cho rằng cấp nước đô thị là "dịch vụ công" nếu hiểu theo nghĩa "public service". Bỏ qua định nghĩa (rất đặc thù) trong kinh tế học, có thể hiểu nôm na public goods/services là những loại hàng hóa/dịch vụ do public sector/public servants cung cấp. Sở dĩ public sector (các cơ quan hành chính/sự nghiệp) đứng ra cung cấp các loại hàng hóa/dịch vụ này vì: (i) thị trường không cung cấp được (do có externality, non-excludability...), và (ii) thị trường chưa cung cấp được do các lý do lịch sử và thể chế.

Vì public sector độc quyền nên giá của các loại public goods/services phải được ấn định/kiểm soát trong hệ thống nhà nước (thay vì thị trường). Trong rất nhiều trường hợp giá public goods/services thấp hơn cost bởi các sức ép chính trị, xã hội (cứ nhìn các cuộc biểu tình ở Pháp năm ngoái hay Chile hiện tại). Có những loại hàng hóa/dịch vụ công người dân thậm chí còn không biết giá là bao nhiêu, vd an ninh/quốc phòng.

Public utility (vd điện, nước, giao thông công cộng, viễn thông đã từng là public goods/services ở nhiều nước. Lý do chính là những ngành này có tính chất "natural monopoly" rất mạnh: chi phí đầu tư lớn (capital intensive), một thành phố/khu vực chỉ cần một đường truyền/mạng phân phối, đa số người dân đều cần, liên quan đến an ninh/an toàn của một cộng đồng lớn. Nhưng với những tiến bộ công nghệ, thay đổi tư duy quản lý nhà nước, và sức ép ngân sách, public utility đã tách dần ra khỏi public sector, toàn bộ hoặc một phần.

Những ví dụ rõ nhất là ngành viễn thông, hàng không, đường sắt, một phần giao thông công cộng đô thị. Hiện tại ngành điện, nước, khí đốt (đường ống) cũng đang được tư hữu hóa một số công đoạn (bán buôn, bán lẻ, thậm chí cả đường truyền). Dù thị trường và cạnh tranh đã được đưa vào, trong hầu hết các trường hợp public utility được tư nhân hóa (mà ở VN vẫn phải nói tránh đi thành "cổ phần hóa"), can thiệp nhà nước vẫn cần vì tính chất natural monopoly của những ngành này.

Can thiệp nhà nước với các public utility có 3 hình thức. Thứ nhất, can thiệp vào giá như với bất cứ dạng monopoly nào khác. Nhà nước phải duyệt mức giá và tốc độ tăng giá hàng năm để doanh nghiệp cung cấp public monopoly không lạm dụng vai trò độc quyền của mình để bắt người dân phải trả giá quá cao (monopoly rent). Thứ hai, nhà nước (bao gồm cả chính quyền sở tại như Hà Nội trong trường hợp này) phải tham gia/đóng vai trò chính trong việc thiết kế/lên kế hoạch phát triển thị trường trong dài hạn. Việc Bình Thuận phát triển điện mặt trời ồ ạt trong khi chưa đủ đường truyền là một vị dụ cho thấy nhà nước không/chưa làm tốt chức năng này.

Thứ ba, liên quan một phần đến vai trò thứ hai, là lựa chọn/cấp phép nhà cung cấp public utility. Ở hầu hết các nước utility sector là một ngành an toàn cho nhà đầu tư bởi nhu cầu ổn định, customer base lớn, giá cả ổn định vì không/ít cạnh tranh (còn lợi nhuận có cao hay không tùy thuộc vào giá bán khi đàm phán với regulator). Bởi vậy nhiều nhà đầu tư muốn bỏ tiền vào ngành này, chí ít cũng là một dạng diversification dài hạn. Chi nên khi public utility đã được tư nhân hóa, gọi thầu công khai các dự án đầu tư vào ngành này không khó thu hút được vốn tư nhân. Vấn đề là phải công khai.

Quay lại vụ cấp nước ở Hà Nội, tôi đồng ý với chuyên gia Ánh là phải rà soát lại việc tính giá bán nước. Nhưng rộng hơn còn cần phải xem qui hoạch cấp nước dài hạn cho Hà Nội thế nào, tại sao phải xây thêm nhà máy ở sông Đuống mà không mở rộng thêm sông Đà hay ở một địa điểm nào khác. Giả sử qui hoạch lấy nước sông Đuống là cần thiết thì quá trình lựa chọn nhà đầu tư có minh bạch không?

Tôi ủng hộ việc đưa ra một bộ luật điều phối quá trình tư nhân hóa và hoạt động của các public utility. Nhưng bản chất của vấn đề không nằm ở chỗ có luật hay không, cái chính là thể chế chính trị có buộc các cơ quan nhà nước (trong trường hợp này là UBND Hà Nội) có accountability với người dân hay không. Và tất nhiên khi người dân bức xúc thì họ có (thể) ra đường biểu tình/phản đối như ở Pháp/Chile hay không hay chỉ (dám) lên FB ca thán.

Điểm cuối cùng là dù sao tôi vẫn ủng hộ tư nhân hóa các public utility như đã từng viết về thị trường điện.

PS. Mới nhận hóa đơn tiền nước, rất "căm phẫn" vì giá bán lẻ tăng từ 76 AU cent lên 80 cent/m3 cho năm tới ;)

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc