Những người khổng lồ trong giới kinh doanh

shared from Vu Trong Dai,
-----
5 năm trước tôi dịch và đọc cuốn sách này. Một cuốn sách về lịch sử kinh doanh và quá
trình nước Mỹ vươn lên bá chủ kinh tế toàn cầu thông qua 7 gương mặt ông trùm: Andrew Carnegie trùm thép, G. Eastman trùm phim/máy ảnh (Kodak), Henry Ford trùm ô tô, Thomas Watson trùm bán hàng (IBM), Revson trùm truyền hình, Sam Walton trùm bán lẻ (Walmart), Robert Noyce trùm công nghệ (Sillicon). Về các chiêu trò kinh doanh, Carnegie từ sớm đã giỏi thuyết giáo mị dân và tư bản thân hữu, Eastman tiên phong khai phá đại dương xanh, Watson là chuyên gia quăng bom, truyền thông huyên náo và độc quyền, Revson là tiền bối của Netflix về gói sản phẩm truyền hình... Xã hội Mỹ cho phép những sáng tạo, đổi mới phá cách nhưng nó cũng tạo ra những chế tài, song cũng có cả sự cảm tính của nhà nước; nhìn vào lịch sử kinh doanh của Mỹ có thể thấy bước đường của những nền kinh doanh khác. Như tại Việt Nam mới qua giai đoạn sơ khai. Như lúc này với tình trạng kinh doanh khẩu trang thời dịch bệnh.

Không dễ để hiểu về con người, và con người kinh doanh. Tôi đã viết mấy lời như sau, trích từ lời người dịch đầu sách:

“Bảy doanh nhân được nêu trong sách có một điểm chung: Họ đều có tầm nhìn. Họ thấy những điều mà người khác không thấy, nắm lấy cơ hội và theo đuổi mục tiêu đến cùng. Và vô tình hay hữu ý, để hiện thực hoá tầm nhìn, họ đặt mình vào thế buộc phải gạt bỏ hoặc hi sinh những điều mà họ trân quí: tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bằng hữu, thậm chí quên cả bản thân mình như trường hợp George Eastman... Ai đó có thể gọi đây là sự nhẫn tâm. Và tác giả không ít lần đặt ra câu hỏi về bản chất của hoạt động kinh doanh: Có phải tất cả chỉ vì lợi nhuận không? Có thể có sự hài hoà giữa việc mưu cầu lợi nhuận của doanh nghiệp và lợi ích chung của cộng đồng không? Trên bình diện rộng hơn, tác giả cũng không ngần ngại chỉ ra cái giá của một môi trường khích lệ kinh doanh: ‘Kết quả là [tạo ra] một xã hội trong đó mục tiêu dường như là mang lại cơ hội bình đẳng cho mọi người để trở nên bất bình đẳng.’”

Bài trước: Samsung và tôi
Tags: book

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc