Facebook: Câu chuyện nội bộ

'Facebook: Câu chuyện nội bộ’ đem đến cái nhìn trực quan về một tham vọng mạnh mẽ.

Nguồn: New York Times,

Quỳnh Anh dịch,

‘Facebook: The Inside Story’ Offers a Front-Row Seat on Voracious Ambition

'Facebook: Câu chuyện nội bộ’ đem đến cái nhìn trực quan về một tham vọng mạnh mẽ

 

 

After a spate of seemingly nonstop scandals, Facebook has developed a strategy to explain the myriad problems enabled by its social network.

Sau một loạt bê bối tưởng như dài bất tận, Facebook đã hình thành chiến lược để biện minh cho vô số vấn đề mà mạng xã hội của họ gây ra.

 

 

Whether the issue is Russian election interference, metastasizing fraudulent news or incitements to genocide in Myanmar, the company essentially hews to the same talking points:

Cho dù là Nga can thiệp bầu cử Mỹ, lan truyền tin tức lừa đảo hay kích động diệt chủng ở Myanmar, về cơ bản công ty đều đưa về một luận điểm chung:

 

 

Facebook’s mission to connect the world is well-intentioned.

Sứ mệnh kết nối thế giới của Facebook mang mục đích tốt.

 

 

But when you connect billions of people, there are bound to be malefactors.

Nhưng khi bạn kết nối hàng tỷ người, chắc chắn sẽ có cả những kẻ bất lương.

 

 

Never mind that Facebook designed its system to promote just the kind of intriguing or provocative content that people can’t resist clicking on.

Đừng bận tâm đến chuyện Facebook thiết kế hệ thống của mình để quảng bá loại nội dung hấp dẫn hoặc gây tò mò khiến người ta không thể cưỡng lại nhấp vào xem.

 

 

Or that it constructed a marketing machine that allowed users to direct propaganda precisely toward the most receptive audiences.

Hoặc chuyện công ty đã xây dựng một cỗ máy tiếp thị cho phép người dùng hướng nội dung muốn truyền bá chính xác tới những đối tượng dễ tiếp thu nhất.

 

 

At Facebook, it seems, harm is a cost of doing business on a global scale.

Dường như tại Facebook mối nguy hại ấy chính là chi phí kinh doanh trên quy mô toàn cầu.

 

 

As Facebook’s chief, Mark Zuckerberg, put it last year, “When billions of people use a service to connect, some of them are going to misuse it for truly terrible things like child exploitation, terrorism and extortion.”

Người đứng đầu Facebook, Mark Zuckerberg, đã phát biểu năm ngoái, “khi hàng tỷ người sử dụng dịch vụ để kết nối, một số người sẽ lạm dụng nó vào những việc thực sự khủng khiếp như bóc lột trẻ em, khủng bố và tống tiền.”

 

 

Steven Levy, a longtime chronicler of Silicon Valley, relies on a similar framing in “Facebook: The Inside Story.”

Steven Levy, nhà biên niên sử lâu năm về Thung lũng Silicon, trong cuốn “Facebook: Câu chuyện nội bộ" đã có kết cấu nội dung tương tự.

 

 

In his introduction, he explains that his aim is to capture “the breadth of the company’s ambitions.”

Trong phần giới thiệu, tác giả giải thích mục tiêu nắm bắt “mức độ tham vọng của công ty.”

 

 

So he set out to catalog its quest for power — starting with Zuckerberg’s interest as a teenager in Civilization, an empire-building video game, and Caesar Augustus, a particularly authoritarian Roman emperor.

Thế nên tác giả bắt đầu lập danh mục hành trình tìm kiếm quyền lực của Facebook — bắt đầu từ niềm yêu thích với trò chơi Civilization của Zuckerberg khi còn niên thiếu, đó là trò chơi video xây dựng đế chế, và với Caesar Augustus, vị hoàng đế La Mã đặc biệt độc đoán.

 

 

Along the way, Levy developed a theory to account for the company’s recent woes:

Trong quá trình đó, Levy đưa ra giả thuyết giải thích cho những xui xẻo gần đây của công ty:

 

 

Zuckerberg, an inexperienced leader who started Facebook “at such a tender age,” was overly ambitious.

Zuckerberg, người lãnh đạo thiếu kinh nghiệm sáng lập Facebook “ở độ tuổi non và xanh như thế,” đã quá tham vọng.

 

 

In his drive to connect the entire world, Levy argues, Zuckerberg made some unfortunate decisions, like delegating key policy issues to subordinates and pushing too quickly for explosive growth.

Levy lập luận rằng trong nỗ lực kết nối toàn bộ thế giới, Zuckerberg đã đưa ra một số quyết định đáng tiếc, như giao phó các vấn đề chính sách quan trọng cho cấp dưới và thúc đẩy quá nhanh để có được mức tăng trưởng bùng nổ.

 

 

And those errors came at a human cost.

Và những sai lầm đó dẫn đến tổn thất về con người.

 

 

“The company pursued its naïvely utopian — and undeniably self-serving — goal with a tragic disregard for consequences,” Levy writes.

“Công ty theo đuổi mục tiêu không tưởng ngớ ngẩn — và không thể phủ nhận cũng là vì lợi ích của công ty — với thái độ bất chấp hậu quả rất đáng tiếc,” tác giả Levy viết.

 

 

Even so, he says, in a comment reminiscent of Facebook’s party line, “there is still something to the company’s insistence that the good it does outweighs what it now admits is the bad it foments.”

Mặc dù vậy, ông nói, qua một bình luận nhắc lại chính sách của Facebook, “vẫn có điều gì đó trong chuyện công ty nhất quyết khẳng định rằng điều tốt mà Facebook làm được vượt trội hơn những điều xấu mà hiện giờ Facebook thừa nhận là do công ty tiếp tay gây ra.”

 

 

In 2011, Levy, now the editor at large at Wired, wrote an extensive history of Google.

Năm 2011, Levy, lúc ấy là cộng tác viên biên tập tại Wired, đã viết cuốn sách đồ sộ về lịch sử Google.

 

 

To report the book, he secured liberal access to executives at Google and was allowed to soak up company culture by wandering around its corporate campus.

Để viết cuốn sách, ông được quyền tự do tiếp cận các giám đốc điều hành tại Google và được phép đi lại trong công ty để tiếp thu văn hóa ở đó.

 

 

He employed much the same strategy for “Facebook.”

Ông sử dụng chiến lược tương tự cho cuốn “Facebook.”

 

 

Zuckerberg granted Levy numerous interviews over a three-year period, and gave him “unprecedented access” to company executives.

Zuckerberg cho Levy phỏng vấn nhiều lần trong khoảng thời gian ba năm và cho ông “quyền tiếp cận chưa từng có tiền lệ” với các giám đốc điều hành của công ty.

 

 

The result is a work that recounts the company’s narrative mainly through the lens of its central figures.

Kết quả là một tác phẩm kể lại câu chuyện của công ty chủ yếu thông qua lăng kính của các nhân vật trung tâm.

 

 

It is a largely sympathetic, and occasionally fawning, portrait of Facebook that seems at odds with the company’s recent emergence as an avatar for the risks of unchecked corporate power.

Đây là bức chân dung Facebook dễ gây cảm thông, nhiều chỗ có phần xu nịnh và dường như rất mâu thuẫn với hình ảnh công ty đang nổi lên gần đây, đó là hình ảnh đại diện cho những rủi ro khi quyền lực doanh nghiệp không bị kiểm soát.

 

 

Although the book raises questions about Facebook’s serial privacy violations and handling of foreign election interference on its site, sections addressing those issues often feel pro forma or tacked on.

Mặc dù cuốn sách đặt ra vấn đề Facebook liên tiếp vi phạm quyền riêng tư và vụ việc nước ngoài can thiệp vào bầu cử trên trang web Facebook, nhưng phần giải quyết vấn đề lại gây cảm giác hình thức cho có và như thể thêm vào sau đó.

 

 

Levy seems much more at home narrating Zuckerberg’s high-speed upward trajectory from a rule-flouting Harvard student who capitalized on other people’s ideas to the Silicon Valley mogul who muscled the founders of Instagram and WhatsApp into selling him their start-ups.

Levy dường như thoải mái hơn nhiều khi kể về con đường đi lên siêu tốc của Zuckerberg từ một sinh viên Harvard coi thường quy tắc, lợi dụng ý tưởng của người khác cho ông trùm Thung lũng Silicon, ông này từng gây áp lực ép người sáng lập Instagram và WhatsApp bán cho ông ta công ty khởi nghiệp của họ.

 

 

Not for nothing is the book subtitled “The Inside Story.”

Không phải ngẫu nhiên mà phụ đề cuốn sách là “Câu chuyện nội bộ”.

 

 

Levy, who first met Zuckerberg in 2006, takes readers inside his college dorm suite; inside the late-night coding and cavorting at the company’s first home base in Palo Alto; inside meetings with the tech moguls who were the start-up’s first major investors; inside design choices that fueled the social network’s popularity; and inside Zuckerberg’s head.

Tác giả Levy, lần đầu gặp Zuckerberg năm 2006, đưa độc giả vào bên trong phòng ký túc xá đại học của Zuckerberg; trong những đêm khuya lập trình và chìm vào trụ sở đầu tiên của công ty ở Palo Alto; bên trong những cuộc họp với các ông trùm công nghệ, những nhà đầu tư lớn đầu tiên cho công ty khi khởi nghiệp; bên trong những lựa chọn thiết kế thúc đẩy tính phổ biến của mạng xã hội; và trong đầu của Zuckerberg.

 

 

During a 2016 trip to Lagos, Nigeria, to meet young entrepreneurs, Zuckerberg tells Levy about his personal “engineering mind-set,” an approach he’s also instilled at Facebook.

Trong chuyến thăm năm 2016 tới Lagos, Nigeria, để gặp gỡ các doanh nhân trẻ, Zuckerberg nói với Levy về “tư duy kỹ thuật” của cá nhân anh, đó cũng là cách tiếp cận anh truyền bá tại Facebook.

 

 

The idea is to view everything — computer programming, company growth — as a system that can be broken down and improved step by step.

Quan niệm ở đây là nhìn mọi thứ — lập trình máy tính, tăng trưởng công ty — như một hệ thống có thể chia nhỏ và cải thiện từng bước.

 

 

“It may even be more a value set than a mind-set,” Zuckerberg says.

“Đây thậm chí có thể coi là một hệ giá trị hơn là cách tư duy,” Zuckerberg nói.

 

 

Alas, this is one of many passages in the book that seem to take Silicon Valley’s self-mythology as gospel.

Than ôi, đây là một trong nhiều đoạn trong cuốn sách dường như lấy những niềm tin của Thung lũng Silicon làm chân lý.

 

 

The heroic, rational, problem-solving engineer is a near-religious icon in the tech industry.

Người kỹ sư anh hùng, lý trí, có năng lực giải quyết vấn đề là một biểu tượng gần như tôn giáo trong ngành công nghệ.

 

 

But another writer might have pointed out that the engineering mind-set led Facebook to develop a powerful surveillance system that tracks users to target them with ads, nudge them to stay online longer, prompt them to share more personal details and prod them to keep compulsively coming back.

Nhưng tác giả khác có thể đã chỉ ra rằng tư duy kỹ thuật khiến Facebook phát triển một hệ thống giám sát mạnh mẽ theo dõi người dùng để hướng quảng cáo đến họ, thúc đẩy họ trực tuyến lâu hơn, giục họ chia sẻ thêm thông tin cá nhân và khuyến khích có tính ép buộc người dùng liên tục quay trở lại.

 

 

Another writer might also have suggested that all those evildoers — the dictators, the genocidal generals, the traffickers of political propaganda, the purveyors of false news — did not hijack Facebook.

Tác giả khác cũng có thể chỉ ra rằng tất cả những kẻ bất lương — các nhà độc tài, những vị tướng diệt chủng, những kẻ thúc đẩy tuyên truyền chính trị, những kẻ truyền tin tức giả — không xâm chiếm Facebook.

 

 

They simply used the platform as it was designed: to try to influence user behavior.

Họ đơn giản sử dụng nền tảng như nó được thiết kế ra: cố gắng tác động đến hành vi của người dùng.

 

 

But “Facebook” does not delve deeply into the company’s data-mining practices — like the medical marketing it once offered targeting 110,000 Facebook users with a “diagnosis of H.I.V./AIDS” and 76,000 with “bulimia awareness.”

Tuy nhiên, cuốn “Facebook” không đi sâu vào các hoạt động khai thác dữ liệu của công ty — như tiếp thị về y tế trước đây công ty từng đưa ra hướng đến 110.000 người dùng Facebook có “chẩn đoán với HIV/AIDS” và 76.000 người có “rối loạn ăn uống.”

 

 

(The company has said it no longer offers these ad-targeting categories.)

(Công ty tuyên bố rằng họ không còn cung cấp danh mục quảng cáo theo mục tiêu này nữa.)

 

 

Nor does the book examine the company’s outsize role in the surveillance economy.

Cuốn sách cũng không xem xét vai trò quá lớn của công ty trong nền kinh tế giám sát.

 

 

That is partly because Levy accepts Zuckerberg’s narrow view of privacy as the control individuals have over the personal information they choose to share.

Một phần là do tác giả Levy chấp nhận quan điểm hạn hẹp về quyền riêng tư của Zuckerberg đó là quyền kiểm soát từng cá nhân có đối với thông tin cá nhân họ chọn chia sẻ.

 

 

“People think that we’ve eroded [privacy] or contributed to eroding it,” Zuckerberg tells him in their last interview.

“Người ta nghĩ rằng chúng tôi phá hoại [quyền riêng tư] hoặc góp phần phá hoại,” Zuckergberg nói với tác giả trong cuộc phỏng vấn cuối cùng của họ.

 

 

“I would actually argue we have done privacy innovations, which have given people new types of private or semiprivate spaces in which they can come together and express themselves.”

“Tôi thực sự sẽ chứng tỏ rằng chúng tôi đã thực hiện nhiều đổi mới về quyền riêng tư, mang đến cho mọi người kiểu không gian riêng tư hoặc bán-riêng tư mới để họ có thể đến với nhau và thể hiện bản thân.”

 

 

Levy doesn’t question that assertion or ask Zuckerberg about the millions of non-Facebook sites and apps from which the company harvests details about people’s behavior.

Levy không nghi ngờ gì khẳng định đó hay hỏi lại Zuckerberg về hàng triệu trang web và ứng dụng không phải của Facebook từ đó công ty thu thập thông tin chi tiết về hành vi của mọi người.

 

 

Unfortunately, the book’s cursory explanations of Facebook’s data operations, one of the linchpins of its success, will make it difficult for readers to fully grasp the many antitrust and privacy investigations with which the tech giant is now grappling.

Thật không may, những lời giải thích khó hiểu của cuốn sách về các hoạt động dữ liệu của Facebook, một trong những nền tảng cho thành công của công ty, sẽ khiến độc giả khó nắm bắt hoàn toàn những cuộc điều tra về chống độc quyền và quyền riêng tư mà gã khổng lồ công nghệ hiện đang vật vã đối mặt.

 

 

The story of how Facebook came to capture the attention of nearly one out of three people on earth, with profound repercussions for humanity, is truly astonishing.

Câu chuyện về cách Facebook thu hút sự chú ý của gần 1/3 số người trên trái đất, với những hậu quả sâu sắc đối với nhân loại, thực sự đáng kinh ngạc.

 

 

But “Facebook” tells only half of it.

Nhưng cuốn “Facebook” chỉ nói lên được một nửa.

 

 

It is a tour de force of access journalism.

Đây là một thành tựu lớn của tiếp cận báo chí.

 

 

It is not a tour de force of critical thinking.

Đây không phải thành tựu lớn về tư duy phê phán.


FACEBOOK
The Inside Story
By Steven Levy
583 pp. Blue Rider Press. $30.

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc