Làm thế nào để thông thạo một ngôn ngữ?

shared from fb Tâm Huy Ngô,
-----
Để thông thạo một ngôn ngữ, cần tiếp cận vấn đề khác với việc “học kiến thức” (study) như 1 môn hàn lâm mà nên nhìn mục tiêu ngôn ngữ tương tự như học đàn:
Cần học cả kiến thức về nhạc lý. ( Kiến thức)
Cần tập đều đặn về nhạc cụ. Nhấn mạnh đều đặn quan trọng hơn cường độ. ( Kỹ năng)

Nói chung, ngôn ngữ có 3 tầng lớp:
Lớp 1 gồm các quy tắc, quy luật, công thức của ngôn ngữ: Ngữ pháp (Syntax).
Lớp 2 gồm các tầng ý nghĩa của ngôn ngữ: Ngữ nghĩa (Semantics)
Lớp thứ 3, sâu nhất, khó nhất để thành thạo là Ngữ dụng (Pragmatics):

Dùng ngữ pháp và ngữ nghĩa phải đúng bối cảnh, thói quen sử dụng trong đời thật.

Sai dụng ngữ là khi ngữ pháp đúng, ngữ nghĩa cũng có thể hiểu được, nhưng lại không ai nói, viết như vậy trên thực tế.

Đa số các bạn nếu chỉ học từ sách ngữ pháp, tra từ điển thì chỉ dừng ở 2 lớp đầu.
Còn lại, phải đọc, nghe nhiều, đều đặn hàng ngày thì mới thông thạo sâu đến lớp thứ 3 của ngôn ngữ được.

Riêng trẻ nhỏ thì đi ngược người học ngôn ngữ, chúng không quan tâm đến lớp ngữ pháp, nhưng đến tuổi đi học thì đa phần đều dụng ngữ tốt dù chưa biết viết (Đi từ dưới lên). Còn người học thường đi từ trên xuống, thường phải học ngữ pháp trước mới dụng ngữ thành công.

Một bên là quá trình đắc thụ tự nhiên ngôn ngữ, một bên là quá trình học và tập. 2 quá trình này bản chất là khác nhau nhiều.

Bên cạnh xây dựng giáo trình học ngoại ngữ, thì mình luôn xây chương trình đọc (reading program) đi kèm để tối ưu hoá học và đắc thụ.
(Language learning vs Lanquage acquisition)

Ps. Chém tí về Ây Ai, một số tiến sỹ về trí tuệ nhân tạo chuyên luyện cho máy tính xử lý dữ liệu ngôn ngữ đều nói:
Luyện cho máy dùng đúng ngữ pháp là chuyện quá nhỏ, luyện cho dùng đúng từ cũng không khó.
Khó nhất là làm sao dạy cho máy hiểu tại sao ai cũng khen người yêu là: “Em có thân hình bốc lửa” mà không phải “Em có thân hình bị cháy.”


Bài trước: Philanthropy nghĩa là gì?
Tags: english

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc