Viết hồi ký gia đình khi có ông nội là cận vệ của Stalin

nguồn: NYTimes,

Quỳnh Anh dịch,
 

Writing a Family Memoir When Your Grandfather Was Stalin’s Bodyguard

Viết hồi ký gia đình khi có ông nội là cận vệ của Stalin

 

 

When the poet Osip Mandelstam was arrested by the Soviet secret police in the 1930s, he was taken to the notorious Lubyanka prison for interrogation.

Khi nhà thơ Osip Mandelstam bị cảnh sát mật Liên Xô bắt giữ vào những năm 1930, ông bị đưa đến nhà tù khét tiếng Lubyanka để thẩm vấn.

 

 

He drew a distinction between the guards “on the outside” — village youths doing terrible things out of a dim sense of duty — and the interrogators “on the inside,” who seemed like specialists in cruelty.

Ông phân biệt lính gác “ở bên ngoài” — thanh niên trong làng làm việc ác chỉ vì mơ hồ không hiểu nhiệm vụ — với những người thẩm vấn “ở bên trong”, dường như là những chuyên gia tàn ác.

 

 

“To do that job, you have to have a particular vocation,” Mandelstam said.

“Để làm được việc đó, anh phải có năng khiếu đặc biệt,” Mandststam nói.

 

 

“No ordinary man could stand it.”

“Không người bình thường nào chịu được.”

 

 

It’s an observation that Alex Halberstadt forced himself to keep in mind when meeting with his paternal grandfather, Vassily, who worked in Lubyanka for several years before becoming one of Stalin’s bodyguards.

Đó là nhận xét mà Alex Halberstadt buộc bản thân phải ghi nhớ khi tác giả đi gặp ông nội mình, Vassily, người từng làm việc tại Lubyanka trong vài năm trước khi trở thành một trong những cận vệ của Stalin.

 

 

Halberstadt considered his grandfather, who was a member of Stalin’s security detail for more than a decade, to be “the moral equal of a Gestapo officer.”

Halberstadt coi ông nội mình, thành viên của nhóm cận vệ đặc biệt của Stalin trong hơn một thập kỷ, là người có “tinh thần thép như một sĩ quan Gestapo.”

 

 

Vassily survived countless rounds of purges and recriminations to live into his 90s — no small feat for anyone so entwined in the paranoid politics of the Soviet state.

Ông Vassily sống sót qua vô số vòng thanh trừng và những lời buộc tội để sống đến khoảng 90 tuổi — một chiến công không nhỏ với bất kỳ ai bị cuốn vào chính trị đầy sợ hãi hoang tưởng của nhà nước Xô Viết.

 

 

In “Young Heroes of the Soviet Union,” Halberstadt recalls traveling from his home in New York to Ukraine in 2004, to meet his nonagenarian grandfather for the first time since Halberstadt was an infant.

Trong cuốn “Young Heroes of the Soviet Union” (“Những anh hùng trẻ tuổi của Liên Xô”) Halberstadt hồi tưởng lại hành trình từ nhà mình ở New York tới Ukraine năm 2004, để gặp ông nội đã 90 tuổi lần đầu tiên kể từ khi Halberstadt còn là trẻ sơ sinh.

 

 

(Halberstadt had left the Soviet Union with his mother and her parents in 1980, when he was 10.)

(Halberstadt rời Liên Xô cùng mẹ và ông bà ngoại vào năm 1980, khi ông lên 10 tuổi).

 

 

Vassily turned out to be intermittently candid but mostly evasive.

Ông Vassily hóa ra đôi khi thẳng thắn nhưng chủ yếu vẫn lảng tránh.

 

 

Halberstadt corroborated what he could of Vassily’s few recollections with other accounts, thinking that he would write about his grandfather’s experiences, “trying to piece together and weigh his motives,” before realizing he was on to something else — something at once more capacious and intimate than what he originally had in mind.

Halberstadt đối chiếu với những tài liệu khác những điều ông có thể từ lời kể lại của ông nội Vassily, nghĩ rằng ông sẽ viết về những trải nghiệm của ông nội, “cố gắng chắp nối lại và cân nhắc động cơ của ông,” trước khi tác giả nhận ra mục tiêu khác — chứa đựng nhiều hơn và gần gũi hơn những gì ban đầu ông dự định.

 

 

“This, I understood finally, was history: not the ordered narrative of books but an affliction that spread from parent to child, sister to brother, husband to wife.”

“Cuối cùng tôi hiểu ra đây là lịch sử: không phải câu chuyện kể theo trình tự như sách mà là nỗi đau thương truyền từ cha mẹ sang con cái, từ chị sang em, từ chồng sang vợ."

 

 

More than a retelling of Vassily’s story, “Young Heroes” is a memoir of Halberstadt’s family and the country where he was born — a loving and mournful account that’s also skeptical, surprising and often very funny.

Không chỉ kể lại câu chuyện của ông nội Vassily, “Anh hùng trẻ tuổi” là hồi ký của gia đình Halberstadt và đất nước nơi tác giả sinh ra — câu chuyện đầy yêu thương và đau buồn nhưng cũng đầy hoài nghi, đáng ngạc nhiên và nhiều chỗ rất hài hước.

 

 

He recreates the lives of his parents and grandparents, tracing their experiences in order to better understand his own.

Tác giả tái hiện cuộc sống của cha mẹ và ông bà mình, lần tìm lại trải nghiệm của họ để hiểu rõ hơn về chính bản thân.

 

 

His father, born in 1945, was the privileged child of a K.G.B. official and a fashion designer, benefiting from a system that revolved around connections but chafing at the state-sponsored indoctrination at his school; he eventually became a fervent anti-Communist and a black marketeer, trading American pop-cultural contraband and turning the family’s Moscow apartment into a “shrine to the West,” filled with jazz records and “an ocean of blue denim.”

Cha của tác giả, sinh năm 1945, là đứa con được hưởng nhiều đặc quyền có bố là quan chức KGB và mẹ là nhà thiết kế thời trang, hưởng lợi từ một hệ thống xoay quanh các mối quan hệ quen biết nhưng bực tức với "giáo dục nhồi sọ" ở trường; rốt cuộc, ông trở thành một người chống cộng nhiệt thành và là một thương nhân chợ đen, buôn bán văn hóa đại chúng của Mỹ và biến căn hộ ở Moscow của gia đình thành “ngôi đền thờ phương Tây,” đầy những đĩa nhạc jazz và “cả đại dương quần áo bò xanh dương.”

 

 

Halberstadt’s mother was the daughter of Lithuanian Jews, survivors of the Nazi occupation that killed 95 percent of Lithuania’s Jewish population.

Mẹ Halberstadt là con gái của người Do Thái Litva, những người sống sót sau khi Đức Quốc xã chiếm đóng và sát hại 95% dân số Do Thái ở Litva.

 

 

Halberstadt didn’t see much of his father after moving to the United States during the Reagan-era Cold War while his father stayed behind.

Halberstadt không thường xuyên gặp cha mình sau khi chuyển đến Mỹ trong Chiến tranh Lạnh thời Reagan còn cha tác giả ở lại Liên Xô.

 

 

Halberstadt became close to his mother’s father, spending so much time with him that he can affectionately recreate him here, in all of his minor glory.

Halberstadt trở nên thân thiết với ông ngoại, dành rất nhiều thời gian với ông đến nỗi tác giả kể rất trìu mến về các thành công của ông ở trong sách.

 

 

A former science professor, he could hold forth on all manner of subjects, from a platypus’s genetic makeup to the advantages of certain daring chess moves.

Từng là giáo sư khoa học, ông hiểu biết rất rộng nhiều chủ đề, từ đặc điểm hình thức di truyền của thú mỏ vịt đến lợi thế của một số nước cờ táo bạo.

 

 

When his grandfather silently laughed, Halberstadt writes, “his shoulders wobbled gently and the oversize topography of his face contorted like a sea anemone.”

Khi ông ngoại thầm cười, Halberstadt viết, “vai ông rung nhẹ và khuôn mặt quá khổ của ông nhăn lại như con hải quỳ.”

 

 

There’s plenty of writing like this in the book — confident, precisely drawn imagery that will make you remember what Halberstadt describes in his own unforgettable terms.

Cách viết này xuất hiện nhiều trong cuốn sách — hình ảnh được khắc họa chính xác, tự tin sẽ khiến bạn nhớ những gì Halberstadt miêu tả bằng cách diễn đạt khó quên của riêng tác giả.

 

 

Leonid Brezhnev “appeared fully rectangular from every angle”; a childhood bully’s “thick prescription lenses shrank his eyes to furious raisins.”

Leonid Brezhnev “hiện lên vuông vắn đầy đủ từ mọi góc độ”; "đầu gấu thời thơ ấu" với “đôi mắt nheo lại như quả nho khô sau lớp kính mắt dày cộp.”

 

 

Colors get identified with organic matter, which makes for some startlingly (and wonderfully) grotesque juxtapositions.

Màu sắc được gắn liền với vật cụ thể, tạo nên những cặp so sánh kỳ lạ đáng kinh ngạc (và tuyệt vời).

 

 

A bouquet of gladioli contains “blooms the color of a nosebleed,” and the linoleum in an apartment is “the tumescent shade of a sore throat.”

Một bó hoa chi lay ơn có “những bông hoa màu máu cam”, và một tấm vải sơn trong căn hộ sẽ mang “màu bóng mờ của cổ họng đau rát.”

 

 

Halberstadt took the title for his memoir from his first-grade history textbook, a graphic martyrology enumerating the bold deeds of youthful patriots whose bravery got them “hanged, shot, immolated, poisoned, left to freeze in the snow.”

Halberstadt lấy tiêu đề cho cuốn hồi ký từ sách giáo khoa lịch sử lớp một tác giả từng học, vốn là danh sách những liệt sĩ đi kèm tranh minh họa kể lại những hành động anh dũng của những người yêu nước trẻ tuổi mà lòng dũng cảm khiến họ bị "treo cổ, bắn, đầu độc, bỏ mặc chết cóng trong tuyết lạnh giá.”

 

 

He remembers paging through it as a child, seeing a drawing of a teenage boy and experiencing the first jolts of desire.

Tác giả nhớ lúc nhỏ khi lần giở trang sách, thì nhìn thấy bức vẽ một cậu thiếu niên và lần đầu cảm thấy khao khát.

 

 

This insight into his sexual feelings was about the only useful thing he learned from the book, which otherwise dispensed lessons on setting horse stables on fire and “how to halt a train laden with Nazi munitions by throwing yourself under its wheels.”

Thấu hiểu cảm xúc tình dục của bản thân là điều hữu ích duy nhất tác giả học được từ cuốn sách, mà trong đó toàn những bài học về cách đốt chuồng ngựa và “cách ngăn một đoàn tàu chở đạn dược của Đức Quốc xã bằng cách lăn xả vào đường ray.”

 

 

That Soviet-era textbook renounced the past by emphasizing the future, whereas Halberstadt learns of a new, Putin-era textbook with the antiseptic title “A Modern History of Russia, 1945-2006” that rewrites the past by making wooden excuses for it.

Cuốn sách giáo khoa thời Liên Xô ấy chối bỏ quá khứ bằng cách nhấn mạnh vào tương lai, ở đó Halberstadt học cuốn sách giáo khoa mới thời Putin với tựa đề “Lịch sử Nga hiện đại, 1945-2006,” viết lại quá khứ bằng cách bào chữa cho nó.

 

 

Stalin’s atrocities get cast as necessities; totalitarian suffering was the only response to circumstances that “demanded it.”

Sự tàn bạo của Stalin trở thành điều cần thiết; đau thương do chế độ toàn trị là cách thức duy nhất đối phó với hoàn cảnh “đòi hỏi phải thế.”

 

 

A thread that runs through Halberstadt’s book is the inheritance of trauma — how “the past lives on not only in our memories but in every cell of our bodies,” another version of the historical record that gets inscribed into our genetic code.

Một chủ đề xuyên suốt cuốn sách của Halberstadt là tính kế thừa của sang chấn tâm lý — cách “quá khứ sống không chỉ trong ký ức của chúng ta mà trong mỗi tế bào cơ thể chúng ta,” một phiên bản khác về dấu ấn lịch sử được ghi vào mã di truyền của chúng ta.

 

 

Those parts of the book are elegantly delineated, but it’s the unexpected specificity of Halberstadt’s observations that ultimately makes this memoir as lush and moving as it is.

Những phần đó trong cuốn sách được phác họa rất tao nhã, nhưng chính nét đặc trưng bất ngờ trong quan sát của Halberstadt mới là yếu tố cuối cùng khiến cho cuốn hồi ký này trở nên sinh động và cảm động đến vậy.

 

 

He describes eating Hungry Man frozen dinners with his maternal grandfather, carefully peeling open the gleaming foil from the corner of the cobbler and admiring the “perfect lozenge of Salisbury steak.”

Tác giả miêu tả cùng ăn bữa tối đông lạnh Hungry Man với ông ngoại, cẩn thận bóc lớp giấy thiếc lấp lánh từ phía góc khay đồ ăn và thèm thuồng nhìn “những hình thoi hoàn hảo trên miếng bít tết Salisbury.”

 

 

The luxury of his paternal grandmother’s enormous apartment in Moscow is remembered for the “late-baroque splendor” of its chintz wallpaper, and a cushioned toilet seat that squished down with a satisfying hiss when he sat on it.

Tác giả nhớ đến căn hộ lớn sang trọng của bà nội ở Moscow qua “sự lộng lẫy phong cách cuối thời Baroque” với giấy dán tường họa tiết hoa lá, và bồn cầu có lót đệm trong nhà vệ sinh phát ra tiếng rít nhẹ thoải mái khi tác giả ngồi lên.

 

 

Halberstadt made several trips to Russia to visit his father, trying to coax their strained relationship back to life.

Halberstadt đến Nga vài lần để thăm cha mình, cố gắng làm sống lại mối quan hệ đã nhạt phai.

 

 

In an epilogue, he describes how they went on a fishing trip together.

Trong đoạn kết, tác giả kể lại hai cha con cùng đi câu cá.

Halberstadt wanted to talk about the past; his father didn’t. “There is no more to be gained from sifting through the past than through cigarette ashes,” his father said.

Halberstadt muốn hỏi về quá khứ; cha của ông thì không. “Sàng lọc quá khứ cũng không thêm được gì đâu, chỉ như tàn thuốc lá thôi,” cha tác giả nói.

 

 

This memoir suggests otherwise.

Cuốn hồi ký cho thấy điều ngược lại.

 

 

But Halberstadt also understands the appeal of forgetfulness, when a historical burden is so suffocating that it can feel impossible to move on.

Nhưng Halberstadt cũng hiểu được tại sao cần lãng quên, khi gánh nặng lịch sử quá ngột ngạt đến mức khiến người ta khó có thể tiếp tục.

 

 

“We lived in terrible times,” his step-grandmother told him.

“Chúng ta sống trong thời kỳ khủng khiếp,” người bà kế nói với tác giả.

 

 

“All that is left now is to be kind to each other.”

“Tất cả những gì còn lại giờ đây là hãy tử tế với nhau.”


Young Heroes of the Soviet Union
A Memoir and a Reckoning
By Alex Halberstadt
Illustrated. 289 pages. Random House. $28.

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc