Người tố giác

Từ bài blog gây đảo lộn Uber, ông lớn ngành công nghệ ngày nào. Giờ đây cô đã viết thành hồi ký.

nguồn: NYTimes,

Ngọc Tài dịch, Quỳnh Anh hiệu đính,
 

Her Blog Post About Uber Upended Big Tech.

Bài blog gây đảo lộn Uber, ông lớn ngành công nghệ ngày nào.

 

 

Now She’s Written a Memoir.

Giờ đây cô đã viết thành hồi ký.

 

 

In 2017, Susan Fowler published a blog post describing the harassment she experienced at Uber, including multiple incidents of discrimination and corporate bullying.

Năm 2017, Susan Fowler đăng một bài blog kể lại những hành vi quấy rối cô phải trải qua tại Uber, gồm nhiều câu chuyện về phân biệt đối xử và bắt nạt nơi công sở.

 

 

In December 2015, Susan Fowler was settling into a new job as a software engineer at the technology-transportation company Uber when her boss sent her a series of disturbing chat messages.

Tháng 12 năm 2015, khi Susan Fowler nhận công việc mới là kỹ sư phần mềm tại công ty vận tải công nghệ Uber thì sếp của cô gửi cho cô một loạt tin nhắn trò chuyện có nội dung quấy nhiễu.

 

 

After asking how her work was going, Fowler’s manager, “Jake,” began complaining about inequities in his relationship with his girlfriend.

Sau khi hỏi thăm về công việc, quản lý của Fowler, “Jake”, bắt đầu phàn nàn về bất công trong mối quan hệ của anh ta với bạn gái.

 

 

“It is an open relationship, but it’s a little more open on vacations haha,” he wrote, to Fowler’s bewilderment.

“Đây là một mối quan hệ mở, nhưng trong các kỳ nghỉ còn cởi mở hơn nữa cơ ha ha”, anh ta nhắn như thế, khiến Fowler hoang mang.

 

 

“She can go and have sex any day of the week… It takes a herculean effort for me to do the same.”

“Cô ta có thể đi chịch bất kỳ ngày nào… Còn tôi phải cần nỗ lực phi thường mới có thể làm như thế.”

 

 

It became clear to Fowler that Jake was propositioning her.

Fowler thấy rõ là Jake đang gạ gẫm cô.

 

 

She saved screenshots of the conversation and sent them to Uber’s human resources department so that he could be appropriately sanctioned.

Cô lưu ảnh chụp màn hình cuộc trò chuyện và gửi cho bộ phận nhân sự của Uber để anh ta bị xử phạt thích đáng.

 

 

Instead, they told her that Jake was a “high performer,” and that it was his first offense, so they “didn’t feel comfortable giving him anything more than a stern talking-to.”

Thay vì phạt Jake, họ lại nói với cô rằng Jake là một người có “năng suất cao”, và đó là lần đầu vi phạm của anh ta, vì vậy họ “cảm thấy không thoải mái với bất kỳ hình phạt nào  dành cho anh ta ngoài nghiêm túc nhắc nhở.” .

 

 

It was up to Fowler to move to a different team within the company to get away from him.

Fowler có quyền chuyển đến một nhóm khác trong công ty để tránh xa anh ta.

 

 

Both the inappropriate comments and the company brushoff are the kinds of experiences that women at all levels of the income spectrum have come to accept as inherent to the professional world.

Những bình luận không phù hợp và thái độ phớt lờ của công ty là những trải nghiệm mà phụ nữ ở mọi mức thu nhập đang dần phải chấp nhận như điều đương nhiên khi đi làm.

 

 

Rather than quietly tolerate it, though, Fowler, who was 25 at the time, decided to make a fuss.

Tuy nhiên, thay vì lặng lẽ chịu đựng , Fowler, lúc đó 25 tuổi, quyết định làm to chuyện cho ra nhẽ.

 

 

What happened next received abundant news coverage:

Điều xảy ra sau đó được báo chí quan tâm rất sát sao:

 

 

In 2017, Fowler published a blog post describing the harassment she experienced at Uber, including multiple incidents of discrimination and corporate bullying.

Năm 2017, Susan Fowler đăng một bài blog kể lại những hành vi quấy rối cô phải trải qua tại Uber, gồm nhiều câu chuyện về phân biệt đối xử và bắt nạt nơi công sở.

 

 

The post went viral and the company started an investigation.

Bài đăng nhanh chóng lan truyền và Uber tiến hành một cuộc điều tra.

 

 

Suddenly Uber, one of the fastest growing and most valuable companies in Silicon Valley, found itself at the center of several ethical and legal scandals, culminating in the departure of the company’s co-founder and C.E.O., Travis Kalanick.

Đột nhiên Uber, một trong những công ty phát triển nhanh nhất và có giá trị nhất ở Thung lũng Silicon, trở thành tâm điểm của nhiều vụ bê bối về đạo đức và pháp lý, đỉnh điểm là người đồng sáng lập và Tổng Giám đốc công ty, Travis Kalanick, phải ra đi.

 

 

Fowler’s revelations came eight months before The New York Times and The New Yorker published explosive allegations about Harvey Weinstein’s serial abuse of women, and helped catalyze the #MeToo movement.

Những tiết lộ của Fowler xảy ra 8 tháng trước khi tờ New York Times và The New Yorker công bố số lượng lớn những cáo buộc về lạm dụng hàng loạt phụ nữ của Harvey Weinstein và giúp xúc tác phong trào #MeToo.

 

 

What is less well known is the remarkable back story that came before Fowler found herself at the center of these newsworthy events.

Điều ít được biết đến là câu chuyện đáng chú ý xảy ra đằng sau trước khi Fowler trở thành  tâm điểm của những sự kiện đáng đưa lên báo này.

 

 

“I wasn’t supposed to be a software engineer,” she writes in “Whistleblower: My Journey to Silicon Valley and Fight for Justice at Uber,” her sharp and engrossing memoir.

“Lẽ ra tôi không trở thành kỹ sư phần mềm,” cô viết trong cuốn  “Whistleblower: My Journey to Silicon Valley and Fight for Justice at Uber,”  (tạm dich : Người tố giác: Hành trình của tôi đến Thung lũng Silicon và cuộc đấu tranh cho công lý tại Uber,”), một cuốn hồi ký sắc sảo và hấp dẫn.

 

 



 

 

“I wasn’t supposed to be a writer, or a whistle-blower, or even a college graduate, for that matter.

“Lẽ ra tôi không phải nhà văn, hay người tố giác, hay thậm chí tốt nghiệp được đại học.

 

 

If, 10 years ago, you had told me that I would someday be all of those things — if you had shown me where life would take me, and the very public role I would end up playing in the world — I wouldn’t have believed you.”

Nếu, 10 năm trước, bạn nói với tôi rằng một ngày nào đó tôi sẽ làm được tất cả những điều nói trên — nếu bạn chỉ cho tôi thấy cuộc sống sẽ đưa tôi đến đâu, và vai trò của tôi trong cộng đồng thế giới — tôi sẽ không tin bạn.”

 

 

Fowler grew up with six brothers and sisters in rural Arizona.

Fowler lớn lên cùng sáu anh chị em ở vùng nông thôn Arizona.

 

 

Their father worked as a local evangelical preacher who studied foreign languages at night and dreamed of being a writer.

Cha họ là một nhà truyền giáo địa phương, ông học ngoại ngữ vào ban đêm và mơ ước trở thành một nhà văn.

 

 

Their mother home-schooled the kids, taught Fowler to play the violin and instilled a voracious appetite for books.

Mẹ họ dạy con học tại nhà,  bà dạy Fowler chơi vĩ cầm và dạy cô ham đọc sách.

 

 

Although there was, on occasion, no running water or food in the fridge, Fowler professes to have been oblivious to the fact that her family was poor.

Mặc dù, đôi khi, nhà bị mất nước hay tủ lạnh hết thức ăn, Fowler thừa nhận rằng cô hề nhận thức được sự thật là gia đình cô rất nghèo.

 

 

Eventually her mother had to get a full-time job as a bank teller to help pay the bills, leaving Fowler, who was a teenager by then, on her own.

Cuối cùng, mẹ cô phải kiếm công việc toàn thời gian làm giao dịch viên ngân hàng để giúp trang trải chi phí sinh hoạt, để lại Fowler, lúc đó đang tuổi thiếu niên, tự lo liệu.

 

 

She says she didn’t fully realize how precarious the family’s financial situation was until later, when she was exposed to the ways that people outside of her community lived.

Cô nói rằng cô không hoàn toàn nhận ra tình hình tài chính của gia đình bấp bênh như thế nào mãi đến sau này, khi cô tiếp xúc với cách sống của những người bên ngoài cộng đồng cô sống.

 

 

Fowler does not provide a satisfactory explanation as to why she was unable to attend the local high school — one of several moments in her story when infuriating or baffling things happen to her that seem to be presented in an oversimplified or one-sided manner, which undermines the strength of her narrative.

Fowler không đưa ra được lời giải thích thỏa đáng về lý do cô không thể theo học trường trung học ở địa phương — một trong những điểm trong câu chuyện khi những sự việc gây phẫn nộ hay phức tạp dường như được kể lại quá hời hợt hoặc một chiều làm giảm rất nhiều sức mạnh trong lời kể của cô.

 

 

Still, fortified by her reading of Epictetus, Plato and Isaiah Berlin, Fowler turned these difficult circumstances into a potent form of motivation.

Dù vây, với tinh thần được củng cố nhờ đọc sách về Epictetus, Plato và Isaiah Berlin, Fowler đã biến khó khăn thành đông lực mạnh mẽ.

 

 

After confronting the fact that she was on track to end up living in a trailer park and working minimum wage jobs, she studied the admissions criteria of colleges around the country and decided to teach herself the courses that she needed to get in. “It was as if someone had flipped a switch in my brain, as if something in my subconscious finally recognized that my survival was contingent on fighting for a better life, and every part of me was ready to win that fight.”

Sau khi đối mặt với sự thật rằng cô đang trên đường đến với một tương lai phải sống trong nhà di động và làm những công việc với mức lương tối thiểu, cô tìm hiểu tiêu chí tuyển sinh của các trường đại học trên cả nước và quyết định tự học những khóa học cần thiết để có thể ứng tuyển đại học. “Như thể ai đó đã bật công tắc trong não tôi, như thể có gì đó trong tiềm thức của tôi cuối cùng đã nhận ra rằng sự sống còn của tôi được quyết định bởi cuộc chiến đấu để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, và mọi thứ trong tôi đã sẵn sàng để chiến thắng cuộc chiến đó.”

 

 

Incredibly, through ingenuity and hard work, Fowler ended up at the University of Pennsylvania, where she studied particle physics and helped design a circuit board for proton therapy cancer treatment.

Kinh ngạc thay, nhờ có kỹ năng và chăm chỉ, Fowler đỗ vào Đại học Pennsylvania, nơi cô học vật lý hạt và đóng góp vào thiết kế một bảng mạch để điều trị ung thư bằng liệu pháp proton.

 

 

“It was a magical time in my life,” she writes.

“Đó là khoảng thời gian diệu kỳ trong cuộc đời tôi,” cô viết.

 

 

“I was on top of the world, and I’d never been happier.”

“Tôi đã rất hạnh phúc và chưa bao giờ thấy hạnh phúc hơn thế.”

 

 

But her trajectory takes a distressing turn when a male student with mental health issues whom Fowler says she barely knew seemed to start stalking her.

Nhưng quỹ đạo của cô bỗng chệch sang một bước ngoặt đau khổ khi một nam sinh có vấn đề về tâm thần mà theo lời Fowler kể cô không hề quen biết, dường như đang bắt đầu rình rập cô.

 

 

The university’s handling of the situation, in Fowler’s telling, is shocking and worthy of investigation; it makes the school look almost as unprofessional as Uber.

Cách xử lý tình huống của nhà trường, theo lời kể của Fowler, là rất sốc và đáng phải điều tra; điều này khiến nhà trường có vẻ cũng không chuyên nghiệp như Uber.

 

 

The episode derails Fowler’s plans to go to graduate school and become a physicist, which leads her to Silicon Valley.

Sự cố này làm hỏng kế hoạch học cao học để trở thành nhà vật lý của Fowler, đẩy cô đến với Thung lũng Silicon.

 

 

“Whistleblower” is a powerful illustration of the obstacles our society continues to throw up in the paths of ambitious young women, and the ways that institutions still protect and enable badly behaving men.

“Người tố giác” là một minh họa mạnh mẽ về những trở ngại mà xã hội chúng ta tiếp tục ném vào con đường của những phụ nữ trẻ có tham vọng, cũng như cách thức các tổ chức vẫn dung túng và cho phép đàn ông cư xử tệ hại.

 

 

Fowler, who is now the technology op-ed editor at The Times, opens her book with a dedication to her infant daughter:

Fowler hiện là biên tập viên độc lập về công nghệ tại báo The Times, cô mở đầu cuốn sách bằng lời đề từ dành tặng cho con gái mới sinh:

 

 

“It is my hope that when you are old enough to read this book, the world described within it is completely unrecognizable to you.”

“Mẹ hy vọng rằng khi con đủ lớn để đọc quyển sách này, con sẽ hoàn toàn không thể nhận ra thế giới được miêu tả trong đó.”


WHISTLEBLOWER
My Journey to Silicon Valley and Fight for Justice at Uber
By Susan Fowler
260 pp. Viking. $28.

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc