Defenestration nghĩa là gì?

shared from fb phan lặng yên,
-----
the action of throwing someone out of a window: hành động ném ai đó qua cửa sổ
the action of dismissing someone from a position of power or authority: loại/thải hồi ai khỏi vị trí quyền lực

𝟮. Tuy có gốc gác Latin đàng hoàng, de- rơi xuống + fenestra cửa sổ, nhưng Defenestration không xuất hiện tự nhiên mà ra đời từ một sự kiện cụ thể. 1618, người Tin lành Bohemian bất mãn ném hai viên quan nhiếp chính của Thánh chế La Mã cùng viên thư ký qua cửa sổ lâu đài Praha. Rơi từ độ cao 21m nhưng cả ba sống sót "như một phép màu" hay "nhờ rơi vào đống phân", tùy phe nào kể lại. Sự kiện này châm ngòi thùng thuốc súng căng thẳng sẵn làm bùng phát Chiến tranh 30 năm. Cuộc chiên thảm khốc này cướp đi sinh mạng của khoảng 1/3 người Đức, phần nhiều vì dịch bệnh và đói khát. Xung đột Công giáo - Tin lành sớm biến chuyển thành cuộc chiến giữa Pháp-Habsburg, nước Pháp Công giáo đứng cùng phe Tin lành chống đối thủ Habsburg. Kết thúc sau 30 năm khi các bên đều tiêu điều kiệt sức. Habsburg suy yếu, Bourbon Pháp và Thụy Điển vươn lên; Hà Lan độc lập khỏi Habsburg TBN sau 80 năm nổi dậy, bước vào kỷ nguyên vàng son; chế độ phong kiến châu Âu suy giảm nhường chỗ cho quân chủ tập quyền, ở Thánh chế thì hơi ngược lại. Trước đó tròn 200 năm, 1419 dân Praha làm một vụ ném tương tự, cũng dẫn đến chiến tranh, đánh dấu xung đột tôn giáo (tiền-Tin lành) chuyển từ tranh luận sang hành động.

𝟭. Thực ra tiếng Anh từng có từ ngày mốt - overmorrow, hôm kia thì ereyesterday, nhưng từ xưa đã ít dùng, giờ thì mất hẳn, cùng với mấy từ hay ho yesternight, yesteryear. Tiếng Việt thì khá 'đầy đủ' nhưng hơi lộn xộn vùng miền. Đếm lùi thì dễ: hôm qua, hôm kia, (hôm kìa). Còn đi tới thì miền Bắc: ngày mai → ngày kia; trong Nam lại: ngày mai → ngày mốt → ngày kia | ngày tê | ngày mốt nữa.

vì ai mà một nước Anh mệt mỏi, kiệt quệ vì thế chiến... Photo by Arthur Osipyan on Unsplash

Ví dụ
In 1966, Mao commenced his “Cultural Revolution”, which is a polite way (cách lịch sự) of describing (miêu tả) a barbaric (dã man, man rợ) and seemingly mindless defenestration of the flower of Chinese society. It was a genocide (giệt chủng) of intellectuals (người trí thức), artists (nghệ sĩ), authors (nhà văn) and anyone with the mildest of political opinions.

As the scientists vented their anxieties about their colleague’s defenestration — and the unrelenting pressure (áp lực không ngừng nghỉ) and scrutiny (xem xét kỹ lưỡng) that comes with advising the government during a once-in-a-century pandemic — they were urged to seek out “pastoral support” from a new member, Ian L. Boyd, according to minutes of the deliberations.

“You ask, what is our aim? I can answer in one word: It is victory, victory at all costs.” That victory, as Charmley has argued, resulted in the dissolution (tan rã, phân hủy, giải tán) of the British Empire, and more immediately if less consequentially, in Churchill’s own defenestration by the war-weary British electorate in the elections of 1945. No wonder that not everyone was equally impressed by his oratory (hùng biện). The Australian Prime Minister Robert Menzies remarked of Churchill during the World War II: “His real tyrant is the glittering phrase, so attractive to his mind that awkward facts have to give way.”

Phạm Hạnh

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc