Đáng đời thằng cáo

ngoại trưởng mỹ pompeo tuyên bố quan hệ mỹ-trung là một thất bại thảm hại và kêu gọi liên minh các nước tự do, dân chủ kiềm chế tq...
-----
The Trump administration (chính quyền) took a hammer (bị đánh bại, chịu tổn thất nặng nề) to one of the most significant (quan trọng nhất) Republican foreign policy achievements (thành tựu chính sách ngoại giao) in the past five decades (năm thập kỷ) on Thursday, with Secretary of State Mike Pompeo declaring U.S. engagement with China a dismal (buồn thảm, tối tăm, ảm đạm) failure (thất bại).

As the administration sharpens its already harsh criticism (chỉ trích gay gắt) of China with distinctly political overtones (ngụ ý/hàm ý chính trị) ahead of November's election, Pompeo travelled to the Richard Nixon Presidential Library in Yorba Linda, Calif., on Thursday to pointedly lament that the former president's good and noble (cao quý (người), cao thượng, cao nhã (văn)) intentions in opening China to the world had come to naught and must be abandoned.

Nearly 50 years after Nixon's historic 1972 trip to China, Pompeo used the symbolism of the venue to accuse the Chinese of taking advantage of that opportunity to lie, cheat and steal their way to power and prosperity. Pompeo called for the free world to "induce" (xui khiến, thuyết phục, gây ra, đem lại) change in China, making an overt appeal (kêu gọi công khai, không úp mở) for a new coalition (liên minh) of democratic nations to force the Chinese Communist Party change direction or face isolation (cô lập). Pompeo said western engagement with China could not continue as it has.

"The free world must triumph over this new tyranny (độc tài)," he said in speech to an invited audience that included exiled (lưu vong) Chinese dissidents (bất đồng chính kiến). "The old paradigm of blind engagement with China simply won't get it done. We must not continue it. We must not return to it."

Bài trước: Chơi vậy ai chơi lại
-----
share from fb giang le, jul 17,

đọc kỹ bản tuyên bố vừa rồi tôi có cảm giác Mỹ đưa ra cái này để ve vãn/ủng hộ Philippines hơn là giúp VN và các nước ASEAN khác. Trong khi chữ Vietnam chỉ được nhắc đến 1 lần, toàn bộ điểm 1 trong 3 điểm tuyên cáo là để ủng hộ Philippines. Các khẳng định trong điểm 1 vô cùng mạnh mẽ, xác nhận lại vùng biển mà TQ tranh chấp nằm trong EEZ và continental shelf của Phi và những hành động "harassment" của TQ với Phi là "unlawful". Quan trọng hơn Pompeo khẳng định Mischief Reef và Second Thomas Shoal hoàn toàn thuộc về Philippines ("fully under the Philippines’ sovereign rights and jurisdiction"). Hà Nội chắc đang rất ghen tị với Manila vì Pompeo không nói như vậy với bất kỳ đảo nào của VN ở HS hay TS.

Điểm thứ hai khẳng định lại lập trường của Mỹ tất cả các đảo ở TS chỉ là "rock" theo định nghĩa của UNCLOS nên chúng không có EEZ mà cùng lắm chỉ có 12 hải lý territorial water. Bởi vậy Mỹ phủ nhận đòi hỏi bất kỳ quyền quản lý/khai thác nào của TQ trên 4 vùng biển trên Biển Đông (trong đó có bãi Tư Chính của VN). Rất tiếc Mỹ không nói bãi Tư Chính nằm trong EEZ của VN mà chỉ nhắc đến EEZ của Brunei. Dẫu sao Mỹ cũng đứng về phía VN (và ASEAN) khi cho rằng việc TQ cản trở các nước khai thác (hải sản/dầu khí) ở 4 khu vực này là "unlawful". Có điều tuyên bố mạnh miệng này đến trễ 2 năm sau khi VN buộc phải yêu cầu Repsol rút khỏi Tư Chính khi bị TQ bully (và VN đã phải bồi thường kha khá cho Repsol).

Điểm thứ ba phủ nhận một điều nực cười lịch sử mà Bill Hayton đã viết rất kỹ trong quyển The South China Sea của ông: TQ "nhận vơ" bãi đá ngầm James Shoal là điểm cực nam lãnh thổ của họ chỉ vì một lỗi nhầm dịch thuật gần một thế kỷ trước. Pompeo rất chính xác khi khẳng định rằng James Shoal chưa và sẽ không bao giờ có thể là "lãnh thổ" của TQ (hay bất kỳ quốc gia nào khác) bởi nó nằm sâu 20m dưới mặt biển. Nhưng ngay cả quan điểm này của Mỹ cũng không mới, nó đã từng được công bố trong Note Verbale trước đây chỉ không có chữ "unlawful".

Nói như vậy không có nghĩa tôi cho rằng tuyên bố của Pompeo không quan trọng. Ngoài ngôn ngữ đanh thép không còn tí "ngoại giao" nào thể hiện bản chất hawkish của Pompeo (tương tự như Bolton), rất có thể Pompeo muốn "dằn mặt" một kế hoạch nào đó mà TQ đang âm thầm chuẩn bị để tiếp tục bành trướng trên Biển Đông. Còn nhớ cách đây chưa lâu Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, đã đưa ra mấy phương án "dọa" VN. Ngoài việc gia tăng bully và triển khai khai thác dầu khí ở Tư Chính, Sĩ Tồn ám chỉ sẽ bao vây cắt tiếp viện cho các đảo TS mà VN đang đóng giữ, dấu hiệu cho thấy TQ sẵn sàng dùng vũ lực như năm 1988. Lập ADIZ trên BĐ chỉ là vấn đề thời gian.

Một động tác khiêu khích nữa mà Ngô Sĩ Tồn úp mở là TQ có thể tuyên bố đường cơ sở bao quanh toàn bộ quần đảo TS, nghĩa là sẽ hoàn toàn ignore UNCLOS. Điều này làm tôi nhớ lại một dự báo hồi năm 2013 là nếu thua nặng Philippines trong vụ kiện ở PCA TQ có thể sẽ rút khỏi UNCLOS vì không còn thấy lợi ích gì từ tổ chức này nữa. Tình hình quốc tế hiện nay, nhất là quan hệ Mỹ-Trung, đã xấu đi nhiều so với thời điểm đó, bởi vậy khả năng này bây giờ có xác suất cao hơn. Mà như vậy VN sẽ chẳng còn cửa nào kiện tụng nữa vì sẽ phải đối mặt với một kẻ bully bất chấp luật lệ.

Chính điều này làm tôi phải cảm ơn Trump/Pompeo khi đưa ra tuyên bố ngày thứ Hai vừa rồi bởi một chi tiết rất quan trọng mà không mấy ai để ý. Trong tuyên bố này Pompeo hoàn toàn không nhắc đến UNCLOS dù mọi lập luận đều liên quan đến công ước này. Một phần vì lý do "tế nhị" bởi Mỹ không/chưa phê chuẩn UNCLOS (và đã từng vi phạm nó), nhưng đây cũng có thể là một cách đánh tiếng rằng kể cả TQ có xé bỏ luật pháp quốc tế (UNCLOS) Mỹ không cần viện dẫn đến nó vẫn coi những hành động bully đó là "unlawful". Và như Ankit Panda viết, chính sách của Mỹ về BĐ sẽ "outlast Trump administration" nên TQ đừng mong sau kỳ bầu cử tháng 11 này sẽ có thay đổi.

Bản tuyên bố này được công bố chính thức hôm thứ Hai 13/7 nhưng nội dung của nó đã được lưu truyền từ tuần trước trong giới ngoại giao ở DC. Bài báo của tổng biên tập Hoàn cầu Hồ Tích Tiến lên giọng "dạy bảo" VN xuất hiện chỉ 1 ngày trước đó nhiều khả năng không phải tình cờ. Hai bên đã ngửa bài rồi, còn VN phải đợi sau đại hội đảng mới biết sẽ cứng hay mềm trên BĐ và có dám quay lại Tư Chính hay không.
-----
update jul 27,

Có 2 nhận định về bài phát biểu của Pompeo tôi thấy đáng chú ý. Thứ nhất đây là biểu hiện phe diều hâu đối ngoại trong chính quyền Trump đang thắng thế dù Bolton đã phải ra đi. Ngẫm lại thì thấy điều này không thể tránh khỏi bởi Trump đang sa lầy đối nội, khẩu hiệu MAGA hồi nào bây giờ chìm nghỉm. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái các thể loại trade deal (với TQ) sẽ chẳng còn mấy lợi ích. Hơn nữa cứng rắn với TQ phù hợp với chiến lược chuyển hướng tranh từ MAGA sang "law and order". Dân Mỹ được cảnh báo nếu Biden thắng cử nước Mỹ sẽ loạn vì các cuộc biểu tình trong nước và thế giới tự do sẽ bị TQ tiêu diệt. Bởi vậy cần phải "tough".

Thứ hai bài phát biểu của Pompeo đánh dấu sự kết thúc 50 năm "nuông chiều" TQ kể từ Nixon. Nước Mỹ chính thức tuyên chiến "Cold War 2.0" với TQ, thậm chí đe dọa "hot war" nếu TQ tiếp tục hung hăng trên Biển Đông hay Đài Loan. Nhiều người nhận ra ý nghĩa biểu tượng khi Pompeo chọn thư viện Nixon cho bài phát biểu này. Nhưng không mấy ai thấy tham vọng của Pompeo không chỉ muốn đánh dấu cú ngoạt chính sách này trong vai trò ngoại trưởng, đây là một bước chuẩn bị cho Pompeo campaign 2024 (tôi sẽ không ngạc nhiên nếu sắp tới Trump thay Pence bằng Pompeo cho vị trí VP, nhưng chưa chắc Pompeo đã nhận nếu khả năng tái cử của Trump thấp).

Trong bài phát biểu Pompeo nhắc đến Hanoi ngang hàng với Brussels và Sydney (đúng ra phải là Canberra). Nhưng quan trọng hơn trả lời cho câu hỏi (chắc được gà trước) của Hugh Hewitt trong phần Q&A cuối buổi, Pompeo "hứa" là từ đây VN (và các nước khác) có thể dựa vào Mỹ nếu VN dám "pick a side". "Tổng thống" Pompeo sẽ từ bỏ chính sách isolationism của Trump, sẽ không bắt các "đồng minh" phải trả tiền "bảo kê" nữa. Dù sao "freedom" (đối nghịch với Chinese tyranny) quan trọng hơn mấy cái trade deals nhập cảng đậu tương, xe hơi hay công nghệ 5G.

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc