Vô chính phủ: Công ty Đông Ấn, bạo lực doanh nghiệp, và cướp phá đế chế

source: eh.net

Phương Anh dịch, 

The Anarchy:

Vô chính phủ:

The East India Company, Corporate Violence, and the Pillage of an Empire

Công ty Đông Ấn, bạo lực doanh nghiệp, và cướp phá đế chế

 

 

In The Anarchy, historian William Dalrymple recounts the remarkable rise of the East India Company from its founding in 1599 to 1803 when it commanded an army twice the size of the British Army and ruled over the Indian subcontinent.

Trong cuốn sách The Anarchy (tạm dịch: Vô chính phủ), nhà sử học William Dalrymple kể lại quá trình trỗi dậy đáng chú ý của Công ty Đông Ấn kể từ khi thành lập năm 1599 đến năm 1803, khi Công ty chỉ huy một đội quân lớn gấp đôi Quân đội Anh và cai trị tiểu lục địa Ấn Độ.

 

 

It’s an amazing story and Dalrymple tells it with verve and style drawing, as in his previous books, on underused Indian, Persian and French sources.

Đây là một câu chuyện tuyệt vời được tác giả Dalrymple thuật lại với cảm hứng và văn phong dựa trên các nguồn tư liệu chưa được tận dụng nhiều từ Ấn Độ, Ba Tư và Pháp, như các cuốn sách trước của ông.

 

 

Dalrymple has a wonderful eye for detail.

Dalrymple có cặp mắt tinh đời, chú ý đến từng chi tiết.

 

 

After the Company’s charter is approved in 1600 the merchant adventures scout for ships to undertake the India voyage:

Sau khi điều lệ của Công ty được phê duyệt năm 1600, các thương nhân mạo hiểm tìm kiếm các chiếc thuyền để thực hiện chuyến đi tới Ấn Độ:

 

 

“They have been to Deptford to ‘view severall shippes,’ one of which, the May Flowre, was later famous for a voyage heading in the opposite direction” (p. 10).

“Họ đã đến Deptford để 'xem một số chiếc thuyền,' một trong số đó, chiếc thuyền buồm May Flower, sau này trở nên nổi tiếng vì du hành theo hướng ngược lại" (trang 10).

 

 

So how was a humble group of British merchants able to take over one of the great empires of history?

Làm thế nào mà một nhóm nhỏ thương nhân người Anh lại có thể tiếp quản một trong những đế chế vĩ đại nhất trong lịch sử?

 

 

The answer is found in the title.

Câu trả lời ở ngay tên cuốn sách.

 

 

The Anarchy refers not to the period of British rule but to the period before that time.

The Anarchy không đề cập đến thời kỳ thống trị của Anh mà là trước thời điểm đó.

 

 

Under Aurangzeb, the fanatic and ruthless Mughal emperor (1658-1707), the empire grew to its largest geographic extent but only because of decades of continuous warfare and attendant taxing, pillaging, famine, misery and mass death.

Dưới thời Aurangzeb, vị hoàng đế cuồng tín và tàn nhẫn cai trị Đế quốc Mogul (1658-1707), đế quốc này đã bành trướng lãnh thổ tới cực điểm, nhờ các cuộc chiến tranh liên miên trong nhiều thập kỷ cùng nạn đánh thuế, cướp bóc, đói kém, nghèo khổ và chết chóc hàng loạt.

 

 

It was a classic case of the eventual fall of a great power through military over-extension.

Đây là trường hợp kinh điển về sự sụp đổ tất yếu phải xảy ra của một cường quốc do mở rộng quân sự quá mức.

 

 

At Aurangzeb’s death in 1707, a power struggle ensued but none could command.

Khi hoàng đế Aurangzeb băng hà năm 1707, tranh chấp quyền kế vị xảy ra sau đó nhưng không ai có thể giành quyền kiểm soát.

 

 

“Mughal succession disputes and a string of weak and powerless emperors exacerbated the sense of imperial crisis: three emperors were murdered (one was, in addition, first blinded with a hot needle); the mother of one ruler was strangled and the father of another forced off a precipice on his elephant.

“Những tranh chấp về quyền kế vị cai quản đế quốc Mughal và một loạt các vị hoàng đế yếu đuối và bất lực đã làm trầm trọng thêm cảm giác đế quốc đang lâm vào khủng hoảng: ba hoàng đế bị sát hại (trong đó, một vị hoàng đế trước khi chết bị chọc mù mắt bằng cây kim được nung nóng); một hoàng thái hậu bị thắt cổ chết và một thái thượng hoàng bị đẩy xuống vực khi đang cưỡi voi.

 

 

In the worst year of all, 1719, four different Emperors occupied the Peacock Throne in rapid succession.

Trong năm tồi tệ nhất, năm 1719, bốn vị Hoàng đế khác nhau đã ngồi lên Ngai vàng Peacock trong những cuộc kế vị chớp nhoáng.

 

 

According to the Mughal historian Khair ud-Din Illahabadi … ‘Disorder and corruption no longer sought to hide themselves and the once peaceful realm of India became a lair of Anarchy’” (pp. 31-32).

Theo nhà sử học Khair ud-Din Illahabadi… “Rối loạn và tham nhũng giờ đây tràn lan và vương quốc Ấn Độ một thời yên bình đã trở thành hang ổ của tình trạng vô chính phủ” (tr. 31-32).

 

 

Seeing the chaos at the top, local rulers stopped paying tribute and tried to establish their own power bases.

Chứng kiến sự hỗn loạn ở triều đình trung ương, các thủ lĩnh địa phương ngừng cống nạp và cố gắng thiết lập cơ sở quyền lực của riêng họ.

 

 

The result was more warfare and a decline in trade as banditry made it unsafe to travel.

Kết quả là càng nhiều chiến tranh và thương mại sụt giảm do nạn cướp bóc khiến việc đi lại không an toàn.

 

 

The Empire appeared ripe to fall.

Đế quốc đã tới lúc sụp đổ.

 

 

“Delhi in 1737 had around 2 million inhabitants. Larger than London and Paris combined, it was still the most prosperous and magnificent city between Ottoman Istanbul and Imperial Edo (Tokyo).

“Delhi năm 1737 có khoảng hai triệu dân. Lớn hơn cả London và Paris cộng lại, nó vẫn là thành phố thịnh vượng và tráng lệ nhất giữa thủ đô Istanbul của Ottoman và Thành Edo (Tokyo).

 

 

As the Empire fell apart around it, it hung like an overripe mango, huge and inviting, yet clearly in decay, ready to fall and disintegrate” (pp. 36-37).

Khi Đế quốc tan rã ở các miền cương vực, nó lơ lửng như một quả xoài to, chín mọng và đầy mời gọi, nhưng rõ ràng đang thối rữa, sắp suy sụp và tan rã ”(tr. 36-37).

 

 

In 1739 the mango was plucked by the Persian warlord Nader Shah.

Năm 1739, lãnh chúa Ba Tư Nader Shah đã hái quả xoài này.

 

 

Using the latest military technology, horse-mounted cannon, Shah devastated a much larger force of Mughal troops and “managed to capture the Emperor himself by the simple ruse of inviting him to dinner, then refusing to let him leave.”

Sử dụng công nghệ quân sự mới nhất, pháo đặt trên lưng ngựa, Shah đã hủy diệt đạo quân rất lớn của Mogul và “đích thân bắt giữ Hoàng đế chỉ bằng mẹo đơn giản là mời ăn tối, và không thả ra nữa”.

 

 

In Delhi, Nader Shah massacred a hundred thousand people and then, after 57 days of pillaging and plundering, left with two hundred years’ worth of Mughal treasure carried on “700 elephants, 4,000 camels and 12,000 horses carrying wagons all laden with gold, silver and precious stones” (p. 44).

Tại Delhi, Nader Shah tàn sát hàng trăm nghìn người và sau 57 ngày cướp bóc, rời Delhi mang theo kho báu 200 năm của Mogul “toàn bộ vàng bạc, châu báu chất đầy trên lưng 700 con voi, 4.000 con lạc đà và 12.000 con ngựa”(tr. 44).

 

 

At this time, the East India Company would have probably preferred a stable India but through a series of unforeseen events it gained in relative power as the rest of India crumbled.

Thời điểm này, Công ty Đông Ấn có lẽ muốn có một Ấn Độ ổn định hơn, nhưng qua một loạt các sự kiện không ngờ tới, công ty dần giành được quyền lực tương đối khi phần còn lại của Ấn Độ sụp đổ.

 

 

With the decline of the Mughals, the biggest military power in India was the Marathas and they attacked Bengal, the richest Indian province, looting, plundering, raping and killing as many as 400,000 civilians.

Với sự suy tàn của người Mogul, sức mạnh quân sự lớn nhất ở Ấn Độ là người Maratha và họ đã tấn công Bengal, bang thịnh vượng nhất Ấn Độ, hôi của, cướp bóc, hãm hiếp và giết hại gần 400.000 dân thường.

 

 

Fearing the Maratha hordes, Bengalis fled to the only safe area in the region, the company stronghold in Calcutta.

Run sợ trước đám người Maratha, dân chúng ở Bengal chạy trốn đến khu vực an toàn duy nhất trong vùng, thành trì của công ty ở Calcutta.

 

 

“What was a nightmare for Bengal turned out to be a major opportunity for the Company.

“Cơn ác mộng đối với Bengal hóa ra lại là cơ hội lớn cho Công ty.

 

 

Against artillery and cities defended by the trained musketeers of the European powers, the Maratha cavalry was ineffective.

Trước pháo binh và các thị trấn được bảo vệ bởi lính ngự lâm chuyên nghiệp của các cường quốc châu Âu, kỵ binh của người Maratha trở nên bất lực.

 

 

Calcutta in particular was protected by a deep defensive ditch especially dug by the Company to keep the Maratha cavalry at bay, and displaced Bengalis now poured over it into the town that they believed offered better protection than any other in the region, more than tripling the size of Calcutta in a decade.

Đặc biệt, Calcutta được bảo vệ bởi một chiến hào do Công ty đào, chặn đường tiến của kỵ binh Maratha, và những người Bengal bị mất nhà cửa giờ đây đổ xô tới thị trấn mà họ tin rằng sẽ được bảo vệ tốt hơn bất kỳ nơi nào khác trong vùng, khiến số dân ở Calcutta tăng gấp ba lần trong một thập kỷ.

 

 

… But it was not just the protection of a fortification that was the attraction.

…Nhưng người dân đổ vể đây không chỉ bởi sự bảo vệ của pháo đài.

 

 

Already Calcutta had become a haven of private enterprise, drawing in not just Bengali textile merchants and moneylenders, but also Parsis, Gujaratis and Marwari entrepreneurs and business houses who found it a safe and sheltered environment in which to make their fortunes” (pp. 73-74).

Calcutta đã trở thành nơi tụ hội của các doanh nghiệp tư nhân, thu hút không chỉ các thương nhân dệt Bengal và những người cho vay, mà còn cả các doanh nhân và nhà kinh doanh người Ba Tư, Gujarati và Marwari, những người nhận thấy đây là môi trường an toàn và được bảo vệ để tạo cơ nghiệp ”(tr. 73 -74).

 

 

In an early example of what might be called a “charter city,” English commercial law also attracted entrepreneurs to Calcutta.

Là điển hình ban đầu về “thành phố đặc quyền”, luật thương mại của Anh cũng thu hút các doanh nhân đến Calcutta.

 

 

The “city’s legal system and the availability of a framework of English commercial law and formal commercial contracts, enforceable by the state, all contributed to making it increasingly the destination of choice for merchants and bankers from across Asia” (p. 74).

“Hệ thống luật pháp của thành phố cùng với khung luật thương mại Anh và các hợp đồng thương mại chính thức sẵn có, được nhà nước áp dụng, tất cả góp phần giúp Calcutta ngày càng trở thành điểm đến được lựa chọn của các thương nhân và chủ ngân hàng từ khắp châu Á” (tr. 74).

 

 

The Company benefited by another unforeseen circumstance, Siraj ud-Daula, the Nawab (ruler) of Bengal, was a psychotic rapist who got his kicks from sinking ferry boats in the Ganges and watching the travelers drown.

Công ty cũng được hưởng lợi từ một tình huống không ngờ khác, Siraj ud-Daula, Nawab (người cai trị) của Bengal, một kẻ hiếp dâm tâm thần, kẻ lấy chuyện đánh chìm phà ở sông Hằng và nhìn những du khách chết đuối làm vui.

 

 

Siraj was uniformly hated by everyone who knew him.

Siraj bị người người căm thù.

 

 

“Not one of the many sources for the period — Persian, Bengali, Mughal, French, Dutch or English — has a good word to say about Siraj” (p. 82).

“Không một nguồn tài liệu nào về thời kỳ này — tiếng Ba Tư, tiếng Bengal, tiếng Mogul, tiếng Pháp, tiếng Hà Lan hay tiếng Anh — có một lời nói tốt đẹp dành cho Siraj” (tr. 82).

 

 

Despite his flaws, Siraj might have stayed in power had he not made the fatal mistake of striking his banker.

Dù nhiều vết nhơ như vậy, Siraj có thể vẫn nắm quyền nếu ông ta không phạm sai lầm chết người là tấn công chủ ngân hàng của mình.

 

 

The Jagat Seth bankers took their revenge when Siraj ud-Daula came into conflict with the Company under Robert Clive.

Các chủ ngân hàng nhà Jagat Seth trả thù khi Siraj ud-Daula xung đột với Công ty do Robert Clive nắm quyền.

 

 

Conspiring with Clive, the Seths arranged for the Nawab’s general to abandon him and thus the Battle of Plassey was won and the stage set for the East India Company.

Thông đồng với Clive, các chủ ngân hàng nhà Seth sắp xếp để tướng quân của Nawab bỏ rơi ông, giành chiến thắng ở Trận đánh Plassey và tạo tiền đề cho Công ty Đông Ấn.

 

 

Many further battles and adventures would ensue before the British were firmly ensconced by 1803 but the general outline of the story remained the same.

Tiếp sau đó còn xảy ra nhiều trận chiến và cuộc phiêu lưu nữa cho đến khi người Anh cai trị vững chắc ở đây từ năm 1803, nhưng nét chính của câu chuyện vẫn giữ nguyên.

 

 

The EIC prospered due to a combination of luck, disarray among the Company’s rivals and good financing.

Công ty Đông Ấn thịnh vượng nhờ may mắn, đối thủ xáo trộn, và có nguồn tài chính dồi dào.

 

 

The Mughal emperor Shah Alam, for example, had been forced to flee Delhi leaving it to be ruled by a succession of Persian, Afghani and Maratha warlords.

Ví dụ, Shah Alam - hoàng đế Mogul buộc phải chạy trốn khỏi Delhi, để bang này bị một loạt các lãnh chúa Ba Tư, Afghanista và Maratha cai trị.

 

 

But after wandering across eastern India for many years, he regathered his army, retook Delhi and almost restored Mughal power.

Nhưng sau nhiều năm lang thang khắp miền đông Ấn Độ, ông tập hợp lực lượng, chiếm lại Delhi và gần như khôi phục lại quyền lực của Mogul.

 

 

At a key moment, however, he invited into the Red Fort with open arms his “adopted” son, Ghulam Qadir.

Tuy nhiên, vào thời điểm mấu chốt, ông đã giang rộng vòng tay mời con “nuôi” của mình, Ghulam Qadir vào Pháo đài Đỏ.

 

 

Ghulam was the actual son of Zabita Khan who had been defeated by Shah Alam sixteen years earlier.

Thật ra, Ghulam là con ruột của Zabita Khan, người đã bị Shah Alam đánh bại 16 năm trước đó.

 

 

Ghulam, at that time a young boy, had been taken hostage by Shah Alam and raised like a son, albeit a son whom Alam probably used as a catamite.

Ghulam, lúc đó là một thiếu niên, bị Shah Alam bắt làm con tin và nuôi dưỡng như một đứa con trai, dù là đứa con trai mà Alam có lẽ dùng làm đối tượng tình dục (đồng giới).

 

 

Expecting gratitude, Shah Alam instead found Ghulam driven mad.

Mong đợi Ghulam sẽ biết ơn, nhưng thay vào đó Shah Alam đã khiến Ghulam nổi điên.

 

 

Ghulam took over the Red Fort and cut out the eyes of the Mughal emperor, immediately calling for a painter to immortalize the event.

Ghulam chiếm lấy Pháo đài Đỏ và khoét mắt hoàng đế của Mogul, ngay lập tức ra lệnh cho họa sĩ tái hiện sự kiện này để lưu truyền hậu thế.

 

 

As late as 1803, the Marathas too might have defeated the British but rivalry between Tukoji Holkar and Daulat Rao Scindia prevented an alliance.

Mãi tới năm 1803, người Maratha cũng đã có thể đánh bại người Anh nhưng sự kình địch giữa Tukoji Holkar và Daulat Rao Scindia ngăn cản hai bên hình thành liên minh.

 

 

“Here Wellesley’s masterstroke was to send Holkar a captured letter from Scindia in which the latter plotted with Peshwa Baji Rao to overthrow Holkar … ‘After the war is over, we shall both wreak our full vengeance upon him.’

“Nước đi xuất sắc của Wellesley là gửi cho Holkar bức thư bắt được từ Scindia, trong đó Scindia âm mưu với Peshwa Baji Rao để lật đổ Holkar… 'Sau khi chiến tranh kết thúc, cả hai chúng ta sẽ cùng báo thù hắn.'

 

 

… After receiving this, Holkar, who had just made the first two days march towards Scindia, turned back and firmly declined to join the coalition” (p. 367).

…Sau khi nhận được lá thư, Holkar, người vừa mới hành quân hai ngày tới gặp Scindia, đã quay ngựa và nhất quyết từ chối tham gia liên minh”(tr. 367).

 

 

Overlaid on top of luck and disorder, was the simple fact that the Company paid its bills.

Trên cả may mắn và hỗn loạn, sự thật đơn giản là Công ty có tài chính vững.

 

 

Indeed, the Company paid its sepoys (Indian troops) considerably more than did any of its rivals and it paid them on time.

Thật vậy, Công ty trả tiền cho sepoy (lính Ấn Độ) nhiều hơn so với bất kỳ đối thủ nào và trả tiền đúng hạn.

 

 

It was able to do so because Indian bankers and moneylenders trusted the Company.

Làm được như vậy vì các chủ ngân hàng và người cho vay tiền ở Ấn Độ tin tưởng Công ty.

 

 

“In the end it was this access to unlimited reserves of credit, partly through stable flows of land revenues, and partly through collaboration of Indian moneylenders and financiers, that in this period finally gave the Company its edge over their Indian rivals.

“Cuối cùng, chính việc tiếp cận nguồn tín dụng không giới hạn, một phần nhờ dòng thu nhập ổn định từ đất đai, và một phần nhờ sự hợp tác của các nhà cho vay tiền và nhà tài chính Ấn Độ, trong giai đoạn này cuối cùng đã giúp Công ty có lợi thế hơn các đối thủ Ấn Độ.

 

 

It was no longer superior European military technology, nor powers of administration that made the difference.

Điều tạo ra sự khác biệt không còn là công nghệ quân sự vượt trội của châu Âu, cũng như quyền lực của chính quyền.

 

 

It was the ability to mobilize and transfer massive financial resources that enabled the Company to put the largest and best-trained army in the eastern world into the field” (p. 329).

Mà chính là nhờ khả năng huy động và chuyển nguồn tài chính khổng lồ, cho phép Công ty có thể đưa đội quân lớn nhất và được huấn luyện tốt nhất ở phương đông ra chiến trường”(tr. 329).

 

 

Dalrymple has written a history with only the occasional implicit analysis.

Tác giả Dalrymple đã kể lại câu chuyện lịch sử với đôi chỗ có những phân tích ngầm.

 

 

He seems particularly incensed at “corporate violence” and in a (mercifully short) final chapter alludes to Exxon and the United Fruit Company.

Ông dường như rất tức giận với “tội ác của công ty” và trong chương cuối cuốn sách ám chỉ đến Exxon và United Fruit.

 

 

It is an interesting question to ask: How might the actions of these corporate raiders have differed from those of a state?

Có một câu hỏi thú vị là: Hành động của những công ty đi thôn tính này khác với hành động thôn tính của một nhà nước như thế nào?

 

 

It’s not clear, for example, that the EIC was any worse than the average Indian ruler and surely these stationary bandits were better than roving bandits like Nader Shah.

Chẳng hạn, không rõ Công ty Đông Ấn có tệ hơn so với những kẻ cai trị trung bình của Ấn Độ hay không và có chắc “những tên cướp cố định này” tốt hơn “những tên cướp lưu động” như Nader Shah hay không.

(See Mancur Olson 1993 on the distinction.)

(Xem Mancur Olson 1993 về sự khác biệt.)

 

 

The EIC may have looted India but economic historian Tirthankar Roy (2012, p. 215) explains that:

Công ty Đông Ấn có thể đã cướp phá Ấn Độ nhưng sử gia kinh tế Tirthankar Roy (2012, tr. 215) giải thích rằng:

 

 

“Much of the money that Clive and his henchmen looted from India came from the treasury of the nawab.

“Phần lớn số tiền mà Clive và thủ hạ cướp được ở Ấn Độ đến từ kho bạc của nawab.

 

 

The Indian princes, ‘walking jeweler’s shops’ as an American merchant called them, spent more money on pearls and diamonds than on infrastructural developments or welfare measures for the poor.

Các ông hoàng Ấn Độ, những 'cửa hàng kim hoàn di động’ như cách gọi của một thương nhân Mỹ, đã chi nhiều tiền cho ngọc trai và kim cương hơn là cho phát triển cơ sở hạ tầng hoặc các biện pháp phúc lợi cho người nghèo.

 

 

If the Company transferred taxpayers’ money from the pockets of an Indian nobleman to its own pockets, the transfer might have bankrupted pearl merchants and reduced the number of people in the harem, but would make little difference to the ordinary Indian.”

Nếu Công ty chuyển tiền của người đóng thuế từ túi của một nhà quý tộc Ấn Độ sang túi của chính mình, việc chuyển tiền đó có thể gây phá sản các nhà buôn ngọc trai và làm giảm số lượng người trong hậu cung, nhưng sẽ chẳng tạo ra chút khác biệt nào đối với người Ấn Độ bình thường."

 

 

Moreover, although it began as a private-firm, the EIC became so regulated by Parliament that Hejeebu (2016) concludes, “After 1773, little of the Company’s commercial ethos survived in India.”

Hơn nữa, dù bắt đầu như một công ty tư nhân, Công ty Đông Ấn dần bị Quốc hội quản lý đến mức Hejeebu (2016) kết luận, "Sau năm 1773, hầu như không còn bóng dáng thương mại nào của Công ty ở Ấn Độ."

 

 

Certainly, by the time the brothers Wellesley were making their final push for territorial acquisition, the company directors back in London were pulling out their hair and begging for fewer expensive wars and more trading profits.

Chắc chắn, vào thời điểm anh em nhà Wellesley thúc đẩy đề xuất xâm chiếm lãnh thổ lần cuối, các ủy viên hđqt của công ty ở London đã vò đầu bứt tóc và muốn ít chiến tranh tốn kém và tăng nhiều lợi nhuận từ thương mại hơn.

 

 

Although short on analysis, economic historians and readers will find in The Anarchy a page-turning history of the rise of the East India Company with plenty of raw material to enjoy and to think about.

Tuy ít phân tích, các nhà sử học kinh tế và độc giả sẽ tìm thấy trong The Anarchy lịch sử thú vị về sự trỗi dậy của Công ty Đông Ấn với rất nhiều chất liệu để thưởng thức và suy ngẫm.


Tags: book

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc