Văn minh Nhân loại có được gì nhờ Chiến tranh?


Lan Anh dịch, Quỳnh Anh hiệu đính,

A Historian Explains What Civilization Owes to War

Văn minh Nhân loại có được gì nhờ Chiến tranh theo Quan điểm của một Sử gia

 

 

After the Napoleonic Wars ended on the fields of Belgium, in 1815, many British took to wearing dentures that had been pried from the dead on the battlefield — “Waterloo teeth,” they were called.

Năm 1815, sau khi Chiến tranh Napoléon kết thúc trên chiến trường Bỉ, nhiều người Anh bắt đầu đeo răng giả cạy từ xác người chết trận — người ta gọi là "răng Waterloo.”

 

 

Scavengers scoured the same fields for bones, of both men and animals, and shipped millions of bushels to Yorkshire, where they were ground into dust and used for fertilizer.

Những kẻ mót xác lục khắp bãi chiến trường thu nhặt xương người và động vật, rồi vận chuyển hàng triệu thùng đến vùng Yorkshire, ở đây xương được nghiền vụn ra dùng làm phân bón.

 

 

So recounts Margaret MacMillan, the Canadian historian, in “War: How Conflict Shaped Us,”

Tác giả Margaret MacMillan, sử gia người Canada, kể lại thông tin trên trong cuốn “War: How Conflict Shaped Us” (tạm dịch: “Chiến tranh: Xung đột định hình chúng ta như thế nào”),

 

 

her richly eclectic discussion of how culture and society have been molded by warfare throughout history.

cuốn sách là những phân tích phong phú mang tính chiết trung bàn về chiến tranh đã định hình văn hóa và xã hội ra sao trong suốt chiều dài lịch sử.

 

 

As the above anecdotes suggest, MacMillan argues that war — fighting and killing — is so intimately bound up with what it means to be human that viewing it as an aberration misses the point; it’s in our bones.

Qua những giai thoại vừa kể trên, MacMillan chứng tỏ rằng chiến tranh — chiến đấu và giết chóc — gắn bó mật thiết với ý nghĩa của tồn tại người đến mức nếu chỉ nhìn nhận đó là hành vi tội lỗi là quá hời hợt; nó nằm trong xương tủy loài người chúng ta.

 

 

“War is waged by men; not beasts, or by gods,” MacMillan writes, quoting Frederic Manning, a poet and novelist of World War I. “To call it a crime against mankind is to miss at least half its significance.”

“Chiến tranh là do con người; chứ không phải quái vật hay thần thánh,” MacMillan viết, trích lời Frederic Manning, một nhà thơ và tiểu thuyết gia thời Thế chiến I. “Gọi chiến tranh là tội ác chống lại loài người đã bỏ qua ít nhất một nửa ý nghĩa của nó.”

 

 

“War” is not a long book, only 272 pages of text, but it’s as colorful and tightly woven as a Persian carpet, showing us not just the many ways that men and women make war, but how war makes women and men.

Cuốn “War” không dài, vỏn vẹn 272 trang, nhưng nó là tấm thảm Ba Tư đầy màu sắc sống động, tổng thể chặt chẽ, không chỉ cho ta thấy nhiều cách thức loài người gây chiến với nhau, mà còn cho thấy chiến tranh tạo nên con người ra sao.

 

 

In another scholar’s hands, “War” might come across as a work of dry political theory, but as anyone who has read “Paris 1919” — her vivid account of the Versailles Conference at the end of World War I — can attest, MacMillan writes with enormous ease, and practically every page of this book is interesting, even entertaining.

Nếu sử gia khác chấp bút, cuốn “War” có thể sẽ trở thành tác phẩm khô khan về lý thuyết chính trị, nhưng bất kỳ ai từng đọc cuốn “Paris 1919” — lời kể sống động của tác giả về Hội nghị Versailles cuối Thế chiến I — đều biết tác giả MacMillan viết rất thoải mái, và thực tế mỗi trang của cuốn sách này đều thú vị, thậm chí còn rất giải trí.

 

 

“War” opens with the story of Ötzi, the prehistoric man whose body was discovered by two hikers in the Italian Alps in 1991.

Cuốn sách “War” mở đầu bằng câu chuyện về Ötzi, thi thể người tiền sử được hai khách bộ hành phát hiện trên dãy núi Alps thuộc địa phận Ý năm 1991.

 

 

Ötzi died more than 5,000 years ago, but his body, long encased in glacial ice, was remarkably well preserved; his last meal, of dried meat, fruit and possibly bread, was still in his stomach, and his leather cap and cloak of woven grass were still on his body.

Ötzi qua đời cách đây hơn 5.000 năm, nhưng do thi thể bị đóng băng từ rất lâu cho nên được bảo quản cực kỳ tốt; bữa ăn cuối cùng, có thịt khô, trái cây và có thể là bánh mì vẫn còn trong bụng, và mũ da lẫn áo choàng đan bằng cỏ vẫn còn trên mình thi thể.

 

 

While scientists initially speculated that Ötzi had died alone, having lost his way, further investigation revealed an arrowhead embedded in his shoulder and contusions on his skull.

Ban đầu các nhà khoa học phỏng đoán Ötzi chết một mình vì lạc đường, tuy nhiên khi nghiên cứu kỹ hơn, họ phát hiện ra một đầu mũi tên găm vào vai và vết thương trên hộp sọ người đàn ông này.

 

 

Ötzi was murdered, it appears, and he may have even fought with his killer. (Blood was found on his knife.)

Điều đó có nghĩa là Ötzi bị sát hại, và ông ta thậm chí có thể đã chiến đấu với kẻ giết mình. (Có máu trên dao của ông.)

 

 

“Ötzi is by no means the only piece of evidence we have that early humans, certainly by the time of the late Stone Age, made weapons, ganged up on each other and did their best to finish each other off,” MacMillan writes.

MacMillan viết: “Ötzi hoàn toàn không phải bằng chứng duy nhất chúng ta có chứng minh người nguyên thủy, rõ ràng từ thời kỳ đồ đá muộn, đã biết chế tạo vũ khí, tập hợp thành nhóm cùng chống lại kẻ thù và và tìm mọi cách giết nhau.”

 

 

And so it has been ever since.

Và thế sự vẫn luôn như vậy kể từ ngày đó.

 

 

MacMillan shows how the need to protect oneself — or one’s tribe or nation — has influenced nearly every aspect of human history.

MacMillan cho thấy chính nhu cầu bảo vệ bản thân — hoặc bộ lạc hoặc quốc gia — đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của lịch sử nhân loại.

 

 

To explain this, she lays out a series of historical paradoxes:

Để giải thích điểm này, bà đưa ra một loạt nghịch lý lịch sử:

 

 

In ancient times, people’s need for safety and security led them to organize themselves, eventually, into states — but the state is nothing if not a highly efficient apparatus for making war.

Thời cổ đại, nhu cầu an toàn và yên ổn của con người thúc đẩy họ tụ lại với nhau, dần dần phát triển thành quốc gia — nhưng quốc gia là công cụ cực kỳ hiệu quả để gây chiến.

 

 

And yet if powerful states are good at making war, weaker ones are even more dangerous:

Và nếu các quốc gia hùng mạnh giỏi gây chiến, thì các quốc gia yếu hơn thậm chí lại càng nguy hiểm hơn:

 

 

Civilians who live under failed states — think Afghanistan or Yemen today — suffer the most.

Người dân của những nước bại trận — như Afghanistan hay Yemen ngày nay — phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất.

 

 

“Mere existence does not entitle a nation to political independence: only the force to assert itself as a state among others,” said a member of the Frankfurt Parliament in 1848.

“Một quốc gia không phải cứ tồn tại là có độc lập chính trị: sức mạnh là thứ duy nhất giúp một quốc gia khẳng định mình giữa nhiều quốc gia khác,” một thành viên của Nghị viện Frankfurt phát biểu năm 1848.

 

 

War has always been cruel and squalid, but it’s the modern world that has made it so fantastically bloody.

Bản chất của chiến tranh là tàn khốc và khốn khổ, nhưng chính thế giới hiện đại khiến chiến tranh trở nên đẫm máu đến không thể tưởng tượng nổi.

 

 

The Industrial Revolution gave states the ability to manufacture ever more lethal weapons on ever greater scales, and nationalism turned populations into armies, blurring the distinction between soldiers and civilians.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp giúp các quốc gia sản xuất vũ khí  với độ sát thương cao hơn trên quy mô lớn hơn, và chủ nghĩa dân tộc biến nhân dân thành binh lính, xóa mờ ranh giới quân nhân và dân thường.

 

 

“Nationalism provided the motivation in the powder keg and the Industrial Revolution the means,” MacMillan writes.

MacMillan viết: “Chủ nghĩa dân tộc đem đến động lực trong thùng thuốc súng còn Cách mạng Công nghiệp mang tới phương tiện.”

 

 

But war is not merely a negative force; it’s an engine of change and creativity.

Nhưng chiến tranh không chỉ là động lực tiêu cực; nó còn là động cơ mang tới thay đổi và sáng tạo.

 

 

It helped create the modern bureaucracy, and it made rulers more democratic because they needed healthy, educated people to fight.

Chiến tranh giúp tạo ra bộ máy quản lý hiện đại, và khiến các nhà lãnh đạo trở nên dân chủ hơn vì họ cần những người khỏe mạnh, có học thức chiến đấu.

 

 

War helped liberate women, not just on the home front but even on the battlefield, where increasingly they fought; and war forced artists — like the Cubists and the Vorticists — to look at the world in new ways.

Chiến tranh giúp giải phóng phụ nữ, không chỉ ở hậu phương mà ngay cả trên tiền tuyến, khi ngày càng nhiều phụ nữ tham gia chiến đấu; và chiến tranh buộc các nghệ sĩ — như những người theo chủ nghĩa Lập thể và Những người theo chủ nghĩa Vortic (Trừu tượng hóa hình học) — phải nhìn thế giới theo cách mới.

 

 

The greatest pleasures of this book are the historical anecdotes, moments and quotations that MacMillan marshals on nearly every page to illustrate her points.

Điều thú vị nhất của cuốn sách này là các mẩu giai thoại lịch sử, những khoảnh khắc và nhiều câu danh ngôn được tác giả MacMillan đặt vào gần như mọi trang sách để minh họa cho luận điểm của mình.

 

 

They are bold, arresting and various, and they make the book come alive.

Những minh họa ấy đầy táo bạo, hấp dẫn, lại đa dạng, và làm cho cuốn sách trở nên sống động.

 

 

Here’s a small sample: *When the United States and Britain undertook the strategic bombing of Germany and Japan in World War II, they often deliberately aimed to terrorize civilian populations.

Đây là một ví dụ nhỏ: *Khi Mỹ và Anh tiến hành ném bom chiến lược Đức và Nhật Bản trong Thế chiến II, họ thường cố tình khủng bố khu vực dân thường.

 

 

In 1945, Americans flying over Tokyo dropped incendiary bombs, a weapon chosen deliberately because so many homes were built of wood; the raid killed as many as 100,000 civilians and left a million homeless.

Năm 1945, Mỹ cố ý thả bom cháy xuống Tokyo, nơi có rất nhiều ngôi nhà được xây bằng gỗ; cuộc không kích giết chết khoảng 100.000 dân thường và khiến một triệu người mất nhà cửa.

 

 

In the words of Maj. Gen. Curtis LeMay, who oversaw the campaign, the Japanese were “scorched and boiled and baked to death.”

Theo lời tướng Curtis LeMay, người chỉ huy chiến dịch, người Nhật đã bị “thiêu đốt, luộc chín rồi nướng cho đến chết.”

 

 

MacMillan notes:  “It was no oversight that mass bombings were not included in the Allied indictment of Nazi leaders at the Nuremberg trials.”

MacMillan kể lại: "Chẳng phải vô ý mà việc đánh bom hàng loạt không nằm trong bản cáo trạng của quân Đồng Minh về tội ác của Phát xít tại phiên tòa Nuremberg.”

 

 

*Here is the French general Dominque Joseph René Vandamme, a hardened officer, on Napoleon Bonaparte’s overwhelming charisma:

*Đây là lời của vị tướng cứng rắn người Pháp Dominque Joseph René Vandamme kể về sức hút cực mạnh của Napoléon Bonaparte:

 

 

“So it is that I, who fear neither God nor the Devil, am ready to tremble like a child when I approach him.”

"Chuyện là tôi, kẻ không sợ Thần không sợ Quỷ, sẵn sàng run rẩy như đứa trẻ khi tôi đến gần ngài ấy."

 

 

Napoleon’s mere presence on the battlefield, his great adversary the Duke of Wellington noted, “was worth 40,000 men.”

Đối thủ lớn của Napoleon, Công tước Wellington từng nhận xét, Napoleon chỉ cần hiện diện trên chiến trường cũng “đáng giá 40.000 quân.”

 

 

*During the Algerian war for independence, a French commando leader told his men:

*Trong cuộc chiến giành độc lập của Algeria, một thủ lĩnh biệt kích Pháp nói với lính của mình:

 

 

“You are allowed to rape, but do it discreetly.”

"Chúng mày được phép hãm hiếp, nhưng phải làm cho kín đáo."

 

 

Rape is a constant in war, through the ages; in Germany in 1945, an estimated two million women were raped by Soviet soldiers, some of them by several men, in a short period of time.

Hiếp dâm luôn song hành với chiến tranh qua các thời kỳ; ở Đức năm 1945, ước tính có khoảng hai triệu phụ nữ bị lính Liên Xô hãm hiếp, thậm chí một số bị hãm hiếp nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn.

 

 

And when the Nazis were defeated, MacMillan notes, it was seen by some German women “as a defeat for the male sex.”

Khi Đức Quốc xã bị đánh bại, MacMillan nói rằng, một số phụ nữ Đức coi đó là “thất bại của nam giới.”

 

 

*Beginning in the late 19th century, Western diplomats tried to devise legal regimes to limit brutality and the ends for which wars could be legitimately waged; we know these rules as the Hague and Geneva Conventions.

*Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, các nhà ngoại giao phương Tây đã cố gắng thiết lập quy tắc pháp lý nhằm hạn chế mức độ tàn bạo và đặt ra các giới hạn để căn cứ vào đó phát động chiến tranh theo cách chấp nhận được; chúng ta thường biết các quy tắc này với tên gọi Công ước La Hay và Geneva.

 

 

The men and women who created these rules did not, MacMillan writes, regard them as applicable in their wars with non-Westerners, whom they regarded as “uncivilized.”

MacMillan cho biết, những người tạo ra quy tắc này lại cho rằng không nên áp dụng vào cuộc chiến với những người phi phương Tây, những người họ coi là “không văn minh.”

 

 

The Japanese were the first to be granted such coverage, once they had created their own highly lethal army and navy.

Người Nhật là những người phi phương Tây đầu tiên được hưởng quy tắc này, sau khi họ tự tạo ra quân đội và hải quân thiện chiến.

 

 

As a Japanese diplomat wryly told his Western counterparts:

Một nhà ngoại giao Nhật Bản từng châm biếm nói với đồng nghiệp phương Tây:

 

 

“We show ourselves at least your equals in scientific butchery and are at once admitted to your council tables as civilized men.”

"Chúng tôi cho các ông thấy ít nhất Nhật cũng chẳng kém phương Tây ở môn khoa học đồ tể thì ngay lập tức được ngồi cùng bàn với các ông như những người văn minh."

 

 

Finally, one of the most interesting stretches of MacMillan’s book is the section where she discusses war’s impact on art, and the struggles of artists, throughout history, to convey the inexplicable.

Cuối cùng, một trong những phần thú vị nhất của cuốn sách là khi MacMillan viết về nghệ thuật dưới tác động của chiến tranh, và trăn trở của người nghệ sĩ, trong suốt chiều dài lịch sử, cố gắng truyền tải những điều không thể giải thích được.

 

 

In a letter to his mother, Wilfred Owen, the great poet of World War I, tried to describe the “very strange look” on the faces of fellow British soldiers he’d seen at a base in France, “an incomprehensible look, which a man will never see in England.

Trong bức thư gửi cho mẹ mình, Wilfred Owen, nhà thơ vĩ đại thời Thế chiến I, cố gắng miêu tả “ánh nhìn lạ kỳ” trên khuôn mặt của những người lính Anh ông từng gặp trong một căn cứ ở Pháp, “một ánh nhìn khó hiểu, ánh nhìn người ta không bao giờ gặp được ở Anh.

 

 

… It was not despair or terror, it was more terrible than terror, for it was a blindfold look, without expression, like a dead rabbit’s. It will never be painted, and no actor will ever seize it.

… Đó không phải là tuyệt vọng hay kinh hoàng, nó khủng khiếp hơn thế, ánh nhìn như đờ đẫn, không biểu cảm, như mắt con thỏ chết. Đó là ánh mắt không họa sĩ nào có thể vẽ lại, và cũng không diễn viên nào có thể nắm bắt được.

 

 

And to describe it, I think I must go back and be with them.”

Để diễn tả được nó, con nghĩ mình phải quay lại với họ.”


WAR
How Conflict Shaped Us
By Margaret MacMillan
Illustrated. 336 pp. Random House. $30.

Bài trước: Đây là giọng nói

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc