Chiến lược hay tư duy chiến lược là cần thiết?

shared from fb đào trung thành,
-----
Hôm qua đọc bài viết của Chuyên gia thương hiệu Sơn Đức Nguyễn về đề tài thú vị “Chiến lược, để làm gì”. Tút này khá hay và được đông đảo người like và còm. Trong đó anh Sơn cho rằng:

“Chiến lược là quyết định lựa chọn con đường phù hợp nhất để tối ưu hoá nguồn lực thực tế để đạt mục tiêu nhanh nhất, ít tốn kém nhất.”

Vậy chiến lược có cần thiết không?

Với tư cách là một người làm tư vấn chiến lược lâu năm, cho các tập đoàn lớn như Viettel, MobiFone, VNPT, PVGAS,... phụ trách R&D của MVV, tôi cho rằng để trả lời câu này:

- Tùy, có hoặc không. (theo cách Tư duy Lượng tử - Quantum Thinking)

Dân tư vấn chiến lược hay kể một câu chuyện dạng “cliché” như sau:

Trong tác phẩm nổi tiếng: "Cuộc phiêu lưu của Alice vào xứ sở thần tiên", có một đoạn kể về Alice khi bị lạc vào xứ sở thần tiên, cô sợ hãi bỏ chạy, chạy mãi cho đến khi cô gặp 1 con mèo.

Alice bèn hỏi mèo: Tớ nên đi đường nào bây giờ?

Con mèo trả lời: Điều đó còn thuộc vào cậu muốn đi đến đâu nữa chứ?

Alice đáp: tớ thật sự chẳng quan tâm lắm đến nơi mà mình muốn đến?

Con mèo nói: Thế thì cậu cũng không nên quan tâm mình sẽ đi đường nào! Một khi mà cậu đã không quan tâm đến nơi mà mình muốn đến thì đi đường nào mà chả được.

Doanh nghiệp và tổ chức không biết mình đi đâu và không quan tâm đến nó thì rõ ràng là sẽ thất bại. Ở đây chiến lược hay con đường đi đến mục tiêu là quan trong. Chiến lược là đường hướng thực thi để đạt đến mục tiêu.

Trong một thế giới cổ điển, thay đổi chậm và tuyến tính. Các chiến lược hay “Kế hoạch 5 năm” cấp Quốc gia thường được triển khai như một kim chỉ nam cho hành động. Ở đó, người ta xem xét các kịch bản khả dĩ và một tập các biến số về môi trường trong và ngoài doanh nghiệp, năng lực, cấu trúc tổ chức, văn hóa để từ đó vạch ra phương hướng lèo lái con thuyền doanh nghiệp đến đích.

Nhưng, thế giới ngày nay đang biến chuyển với “tốc độ quá nhanh, quá nguy hiểm”. Các chiến lược dài 5 đến 10 năm về cơ bản là dễ thất bại và lạc hậu với hoàn cảnh. Chỉ một con COVID-19 thôi thì kế hoạch 5 năm 2020-2025 được xây dựng năm 2019 hầu như phá sản hoàn toàn. Mà trong tương lai, tôi dám cam đoan không thiếu các con COVID như thế.

Vì thế, cách chiến lược cần được thực hiện theo một hướng khác. Mặc dầu vẫn thu thập dữ liệu, xu hướng để dự đoán tương lai. Tuy nhiên, tương lai này là đạo hàm, ngoại suy từ quá khứ. Cho nên, không nên quá bó buộc với chiến lược thực hiện mà cần quyền biến. Ở đó, tư duy chiến lược là một vấn đề cần đặt ra và đề cao. Nghĩa là sự thích ứng với môi trường (flexible), sự can đảm hành động với những vấn đề chưa có tiền lệ, sự sâu sắc và bản lĩnh của lãnh đạo trong những thời khắc quyết định.

Các tư duy chiến lược nhằm các mục tiêu:

- Đoán định các bước đi của đối thủ (nghịch lý người tù, vấn đề tranh hợp- coopetition)

- Tư duy xuyên qua chiến lược của đối phương

- Xử lý khủng hoảng đối đầu

- Các chiến lược cạnh tranh

- Các chiến lược thương lượng

- Vấn đề động viên, đe dọa và khen thưởng

- v.v

Lãnh đạo và cán bộ chiến lược cần có tư duy chiến lược. Trong đó tư duy chiến lược lại dựa trên nền tảng của một loạt các tư duy khác như: tư duy phản biện, tư duy hệ thống, tư duy sáng tạo, tư duy số, tư duy mở,…
Photo by GR Stocks on Unsplash.

Bài trước: Bằng mọi cách, hãy nghỉ ngơi

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc