Một chuyên gia giỏi hay một nhà quản lý tồi?

shared from fb đào trung thành,
-----
Photo by National Cancer Institute on Unsplash.

Khi tư vấn, nhất là cho các doanh nghiệp nhà nước, tôi thường hỏi họ có xây dựng "lộ trình nghề nghiệp" (career path) cho nhân viên không? Họ thường nói rằng có Quy hoạch cán bộ, chức danh quản lý theo thang bậc của nhà nước, yêu cầu của Đảng ủy lãnh đạo. Như thế, các nhân viên cũng không có cách thăng tiến nào khác ngoài "thăng quan, tiến chức". Ở các đơn vị kỹ thuật, những nhân viên giỏi chuyên môn và có thành tích sẽ được cất nhắc và quy hoạch đào tạo để trở thành lãnh đạo đơn vị. Nhưng không phải ai giỏi chuyên môn cũng có thể làm lãnh đạo giỏi. Và thường thì chúng ta biến một chuyên gia giỏi thành nhà quản lý tồi.

Rồi thì các vị trí cao trong hệ thống chính quyền thì có tiêu chuẩn phải là thạc sĩ hay tiến sĩ. Có lẽ dàn lãnh đạo Việt nam thuộc loại trí thức nhất thế giới với đa số đều có học vị tiến sĩ và giáo sư! Trong khi các học vị khoa học chỉ là giấy thông hành cho anh tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Lãnh đạo đỏi hỏi phẩm chất khác như uy tín chính trị, phẩm chất đạo đức, sự dũng cảm, quyền biến, thuật dùng người, trầm ổn, tinh thần chịu trách nhiệm,...

Não trạng rằng anh cứ giỏi chuyên môn thì giỏi lãnh đạo đã chi phối hệ thống chính trị rất nhiều năm. Cách đây chục năm, thành ủy Hà nội chẳng có dự án đào tạo các cán bộ thuộc thành ủy thành tiến sĩ cả sao? Giờ này anh Hồ Quang Lợi, tác giả đề xuất ấy về hưu nhưng "Hà Nội đặt mục tiêu 40% cán bộ Thường vụ Thành uỷ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ" vẫn triển khai. Thế nên anh Chung con vừa lãnh đạo vừa đi học tại chức để có bằng tiến sĩ luật.

Các doang nghiệp cần phải xây dựng một lộ trình chuyên môn song song với lộ trình quan chức trong đó nếu anh giỏi chuyên môn thì quyền lợi và lương thưởng cũng phải tương xứng để anh không phải lao đầu vào con đường làm quan. Khoa học và cơ quan không mất một chuyên gia giỏi, hệ thống không chịu đựng một cán bộ tồi.

Và một ý nhỏ xuất hiện hôm nay khi thấy Kế hoạch tiêm chủng đại quy mô của Thành Phố Hồ Chí Minh có vấn đề. Đây thực sự là công tác tổ chức lớn, đòi hỏi có chuyên môn tổ chức. Vì vậy cần đơn vị hay cá nhân có kinh nghiệm điều phối hoạt động quy mô lớn, những lãnh đạo có khả năng chứ không cần mấy ông bác sĩ làm lãnh đạo để chỉ đạo kế hoạch hành động như vậy.

Tags: columnist

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc