Hiệu ứng Benjamin Franklin hay là vấn đề hàm ơn

shared from fb đào trung thành,
-----
Photo by Joel Muniz on Unsplash.

Benjamin Franklin (1706- 1790) là một chính trị gia, nhà khoa học, nhà văn, triết gia, nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, nhà ngoại giao hàng đầu. Là một chính khách nổi tiếng, một trong những Kiến Quốc Phụ ( Founding Fathers of the United States), ông có nhiều đối thủ chính trị, nhiều người ghét.

Ông cần tranh thủ một địch thủ chính trị nên đã dùng một cách để hàn gắn mối quan hệ. Franklin viết một bức thư ngắn gửi cho đối thủ kia, bày tỏ nguyện vọng mượn một cuốn sách rất hay nhưng quý hiếm trong thư viện của người đó. Ông đề nghị địch thủ gửi sách tới cho ông mượn trong vài ngày. Người kia dù không ưa gì Franklin nhưng vẫn gửi sách ngay lập tức. Franklin sau đó giữ cuốn sách trong một tuần và gửi trả lại kèm với một bức thư cảm ơn nhiệt tình và đầy thiện chí.

Lần tiếp theo hai người gặp mặt, đối thủ ngày nào bỗng trở nên hiền hòa hơn. Ông ta đã chủ động bắt chuyện với Franklin một cách cởi mở, thẳng thắn, điều trước đó chưa từng xảy ra. Từ sau cuộc trò chuyện đó, họ luôn chia sẻ và giúp đỡ nhau trong mọi chuyện. Với một hành động đơn giản, Franklin đã chiếm được cảm tình của đối thủ trong quá khứ.

Benjamin Franklin nói: “Người từng làm điều tốt với bạn sẽ sẵn sàng làm thêm nhiều thứ hơn so với người được bạn giúp đỡ”.

Đây là một thủ thuật tâm lý được Robert Cialdini viết trong cuốn “Influence: The Psychology Of Persuasion”. Bạn cần xin sự giúp đỡ từ người khác. Nếu họ nhận lời, bạn đã thành công trong việc xóa bỏ hàng rào đầu tiên giữa hai người. Các chuyên gia tâm lý học hiện đại giải thích hiệu ứng Benjamin Franklin bằng một khái niệm tâm lý học nhận thức có tên “Bất đồng nhận thức” (Dissonance cognitive). Khi bạn phải làm một việc tốt cho người mình không ưa, thì cuối cùng bạn sẽ nghĩ “có thể là người đó không đáng ghét như mình tưởng”. Suy nghĩ mới này sẽ đồng nhất với hành động tốt mà bạn sẽ làm cho đối phương trong tương lai.

Một vấn đề cần lưu ý khi giúp đỡ người khác.

Người sẵn sàng, hào hiệp giúp đỡ người khác thì rất đáng trân trọng. Theo lẽ thường, người nhận được sự giúp đỡ sẽ cảm kích và biết ơn người giúp đỡ. Tuy nhiên, theo Robert Greene (Laws of human nature), ở khía cạnh tối của tâm lý con người, chúng ta không thích mang ơn người khác, không muốn mang nợ. Và nhất là sự giúp đỡ ấy làm giảm sự tự tin ở bản thân, vạch ra cho thiên hạ thấy sự bất lực của mình trước vấn đề. Và khi người làm ơn không tế nhị, luôn nhắc nhở người khác rằng phải biết ơn mình hay có thái độ kẻ cả, người chịu ơn sẽ cảm thấy vừa mặc cảm, vừa khó chịu và có khả năng đi đến oán giận.

Vì thế, nếu bạn thi ân với tha nhân thì tránh những hành vi thiếu tế nhị, gây bất an hay đánh vào lòng tự trọng của người khác. Sau khi giúp người khác, phải ngay lập tức quên việc mình làm và tránh cho họ những mặc cảm không đáng có. Nhất là đừng tự động giúp người ta nếu không có yêu cầu, bạn nhé.

Tags: skill

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc