Kỹ năng hỏi lại

Một kỹ năng quan trọng của người làm đi làm. Hôm qua, sau khi khách

hàng hướng dẫn khá kỹ công việc bằng email, tôi khá tự tin là mình hiểu nhưng vẫn hỏi lại kiểm tra. Hóa ra, mình đã hiểu sai hoàn toàn cách thức tiến hành. Và khi dày dạn kinh nghiệm, chúng ta có thói quen cho rằng mình đã nắm vững và không để ý những tiểu tiết nhưng quan trọng. Lỗi lầm, sự không thông hiểu cũng bắt nguồn từ đấy.

Khi truyền đạt cho nhân viên cấp dưới, người lãnh đạo không nên đinh ninh cấp dưới đã hiểu đúng ý mình. Thật ra, câu hỏi "Bạn (em) có hiểu không?" không tế nhị lắm. Do đó, cấp dưới nên chủ động hỏi lại sếp của mình. Tôi tin rằng không sếp nào khó chịu khi phải giải thích lại cặn kẽ cho thuộc cấp. Thà mất thời gian ban đầu còn hơn lãng phí nguồn lực (nhân lực, tiền bạc, uy tín, thời gian) của mình và doanh nghiệp.

Các bạn trẻ và cả các bạn lâu năm vẫn thường ngại hỏi sếp để kiểm tra mình có hiểu đúng ý đồ không. Phần vì ngại mất thời gian của lãnh đạo, phần lớn ngại bị đánh giá là ngu, chậm hiểu. Cho nên, một kỹ năng quan trọng mà các bạn đi làm là xác định rõ nội dung được giao, phần nào chưa hiểu thì hỏi lại. Những vấn đề quan trọng thì yêu cầu giao nhiệm vụ bằng văn bản (email).

Tất nhiên, có những ngoại lệ. Ví dụ, để trở thành một thân tín lãnh đạo, bạn cần nắm được ý đồ ngoài lời của sếp. Thậm chí, sếp nói một đằng, bạn phải hiểu một nẻo khác. Có rủi ro không? Đương nhiên là có. Những trường hợp nhãn tiền như vụ Giám đốc sở "tự ý" chỉ thị giáo viên nâng điểm cho con sếp ở một số tỉnh phía Bắc cách đây vài năm. Rõ ràng, chả sếp nào chỉ thị nâng điểm cho con em mình, nhưng ở những chỗ thân tình sếp đã vỗ vai "Năm nay, thằng con mình sắp thi tốt nghiệp, cậu quan tâm một chút". Ở đây, người thân tín phải có khả năng diễn giải sự "quan tâm" bằng các hành động cụ thể.

Tóm lại, khi bạn là nhân viên bình thường, chính quy, nên hỏi lại sếp để xác nhận mỗi khi được giao nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ quan trọng. Nhưng khi bạn làm kẻ thân tín thì trong một chừng mực nào đó cần đoán được ý đồ lãnh đạo. Mức độ rủi ro của việc xác nhận lại ý chí lãnh đạo luôn có, nhưng khác nhau giữa các đối tượng.

Nhưng đời luôn có rủi ro. High risk, high return.

from fb Đào Trung Thành,

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc