Trò chơi con mực

shared from fb Giang Le,
-----
Squid Game (SG) là bộ phim Hàn Quốc thứ hai tôi xem, không phải vì nó

đang rất đình đám mà vì cả cô con gái lẫn một gia đình người quen (gốc Hàn) khuyến cáo nên xem. Ngay sau vài tập đầu tôi đã có cảm giác SG giống giống Parasite, từ âm nhạc, màu sắc, diễn xuất đến ý tưởng phê phán chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. Hầu hết các bài review tôi đọc đều nhấn mạnh điểm này, thậm chí Bắc Triều Tiên dẫn chứng SG để chỉ trích những mặt xấu của chủ nghĩa tư bản.

Nhưng tôi khá ngạc nhiên khi không thấy ai nói đến một ẩn ý khác của bộ phim. Seong Gi-hun và 186 người tự nguyện quay lại, dù họ đã hiểu bản chất của trò chơi, bởi họ muốn tìm lối thoát khi cuộc sống của họ trong xã hội tư bản đã vào bước đường cùng. Lối thoát cho cho họ hay cho CNTB là gì? Là nơi mà tính công bằng là nguyên tắc tối cao, nơi mà nếu họ đi đến tận cùng sẽ có một viễn cảnh (vật chất) vô cùng tốt đẹp. Nơi mà individualism bị xóa bỏ, mọi người ăn ngủ cùng nhau, chẳng cần biết tên tuổi của nhau. Nơi mà sáng sáng "loa phường" đánh thức mọi người cùng dậy.

Ở đó "trật tự xã hội" được kiểm soát bởi các "hồng vệ binh" không mặt mũi, nhất nhất tuân thủ lãnh tụ tối cao. Ở đó anh sẵn sàng giết em vì khác lý tưởng... Nhưng đến cuối con đường, dù chỉ còn một bước nữa là sẽ có tất cả, Seong Gi-hun đã chấp nhận quay về cuộc sống nghèo hèn/bế tắc trước đó vì anh ta hiểu tham gia vào trò chơi đó phải chấp nhận mất hết nhân tính. Đó không phải là lối thoát, dù là ra khỏi Hell.

Đến cuối phim tôi chợt liên tưởng đến Winston Churchill: chủ nghĩa tư bản với tất cả các mặt trái của nó là hình thái xã hội tệ hại nhất, ngoại trừ những hình thái khác mà loài người đã từng thử qua.

PS. Đến giờ tôi vẫn thắc mắc sau một năm Gi-hun không hề động đến số tiền thưởng thì anh ta trả những món nợ thua bạc ở tập 1 như thế nào?

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc