Cần thiết lập một bộ nhớ thứ hai

Trong cuốn sách "Tư duy, Nhanh và Chậm", Daniel Kahneman viết: “Trí thông minh không chỉ là khả năng suy luận; nó cũng là khả năng tìm thấy tài liệu liên quan trong trí nhớ.”
Photo by That's Her Business on Unsplash


Bọn 50+ như UnD thì trí nhớ đã bắt đầu giảm sút đáng kể. Tất nhiên, chưa đến giai đoạn không nhớ mình đã ăn chưa nhưng những thứ gần đây thì quên nhiều. Chính vì vậy mà UnD thiết lập một hệ thống Second Brain, một phương pháp luận để lưu lại và nhắc nhở chúng ta một cách có hệ thống về những ý tưởng, nguồn cảm hứng, hiểu biết và những kết nối mà chúng ta có được thông qua kinh nghiệm của mình. Trong tin học người ta thường lưu trong các hệ thống lưu trữ dài hạn như ổ đĩa cứng và dành những ký ức tức thời trong bộ nhớ RAM để dễ dàng truy xuất dữ liệu. Quan trọng là cần biết thiết lập các pointer (chỉ mục đến thư mục lưu trữ).

Hầu hết mọi người đều quên gần như mọi thứ học được. Một người bình thường chỉ giữ lại 10% những gì họ học được trong một năm. Một năm bạn đọc được 50 cuốn sách, trung bình mỗi tuần một cuốn 300 trang, thì giỏi lắm bạn nhớ được 5 cuốn là cùng. Có khi ít hơn nếu càng nhiều tuổi.

Cái quan trọng là dữ liệu cần được rút ra đúng thời điểm. Rút ra sớm có thể gây ra những ngạc nghiên, bất ngờ, thậm chí nghi ngại. Nhưng thường thì bạn rút ra chậm quá và để lại hậu quả. Thử tượng tượng khi sếp cần những thông tin nhanh chóng mà mấy ngày sau bạn mới có báo cáo thì dễ mất điểm. Trong khi bạn trình bày với đối tác một cách rất tự tin về Quy hoạch ngành, các chỉ số trọng yếu cần quan tâm thì lại dễ ghi điểm.

Một vấn đề quan trọng khác đối với việc học là tốc độ nhanh hay chậm. Không phải cái gì nhanh cũng tốt. Khi chậm lại, bạn có đủ thời gian để tạo kết nối tốt hơn để truy xuất nhanh hơn sau này. Việc nhồi nhét hoặc lướt nhanh sẽ không hiệu quả nếu mục tiêu dài hạn của bạn là lưu giữ kiến thức. Trong lúc chọn ra các ý tưởng một cách nhanh chóng, bạn có khả năng bỏ lỡ những ý tưởng có giá trị.

Mae West, nữ diễn viên siêu sao, ca sĩ, nhà soạn kịch, biên kịch, diễn viên hài, nói:

“Bất kỳ điều gì đáng làm đều đáng làm từ từ."

Tóm lại, cần thiết lập một bộ nhớ thứ hai theo đúng bài bản và tăng cường tập luyện cho bộ nhớ ngắn hạn. Bạn cần tiến bộ một cách thực chất chứ đừng tỏ ra nguy hiểm trên đây làm gì.

from fb Đào Trung Thành,

Bài trước: Kỹ năng hỏi lại

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc