LÍNH THUỘC ĐỊA THỜI PHÁP THUỘC

Mình dạy con môn Ngữ Văn lớp 6, đến bài này có chú thích về lính khố xanh như trong ảnh.


Chú thích rất ngớ ngẩn, 1 là giải thích về "lính khố xanh" nhưng lại đưa ra thêm 1 khái niệm "xà cạp" mà không giải nghĩa, con mình nó chả hiểu gì cả. Mà giải nghĩa từ "lính khố xanh" cũng sai bét. Nhẽ ông biên soạn sách cũng chả biết, vì những thứ thuộc về chế độ thuộc địa đều không được dạy hoặc dạy qua loa. Mình đảm bảo các cô giáo dạy Văn, Sử đa số cũng không biết bị cụ thể lính khố xanh là gì, tại sao lại có tên đó.

Thực ra lính khố xanh là tên gọi dân gian của lính địa phương (cấp tỉnh) trong chế độ thuộc địa, họ mặc "khố" màu xanh, để phân biệt với lính khố đỏ (chủ lực, chính quy cấp quốc gia) mặc khố đỏ, lính ngự lâm mặc khố vàng, lính khố lục ở cấp huyện. Thực ra đây là cái đai để thõng xuống nhìn như cái khố.


Họ quấn xà cạp màu trắng chứ không phân biệt qua màu xà cạp. Hơn nữa, họ không phải luôn quấn xà cạp.

Lịch sử kiểu này anh em bò đỏ gọi là Ngụy sử! SGK đã không dạy thì thôi, đã dạy thì phải dạy cho đúng.

Lần đầu mình biết về lính khố xanh là hồi cấp 2, đọc sách về Đội Cấn (Trịnh Văn Cấn), có sách viết là ông ấy họ Đội! Ông này là làm chức đội lính khố xanh đóng ở Thái Nguyên. Thế là lúc ấy bắt đầu nghiên cứu về lính thuộc địa và các chức cai, đội, quản trong lính khố xanh.

Thời đó lính người An Nam không bao giờ được lên cấp sĩ quan, đều chỉ là hạ sĩ quan (cai, đội, quản) tức là tương đương hạ sỹ, trung sỹ, thượng sỹ. Người Pháp mới là sỹ quan, lúc đó gọi là quan một, hai, ba, tư, năm, tướng, tương ứng từ cấp úy đến tá, tướng (rất ít).


Đến giai đoạn Quốc gia VN, người Việt mới được làm sỹ quan. Có cả đến cấp tướng trong QĐ Liên hiệp Pháp. Đó là sự khác biệt về quân đội thời trước 45 và sau 49. Thế mình mới bảo là đa số người Việt không thể phân biệt được cách cai trị của người Pháp trước 45 và sau 45, không phân biệt được vai trò của QGVN và Đế quốc VN hay triều đình Đại Nam.

Không biết thì sẽ chửi nhiều.

10 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc