"Offensive realism" nghĩa là gì?

Trong phần cuối của tác phẩm Bi kịch nền chính tri của các cường quốc (“The Tragedy of Great Power Politics), GS chính trị đại học Chicago Mearsheimer viết cách đây 20 năm:


"Đế chế Đức, đế quốc Nhật Bản, Đức Quốc xã, hay Liên Xô đều không có nhiều sức mạnh tiềm ẩn như Mỹ trong các cuộc đối đầu của họ ... Nhưng nếu Trung Quốc trở thành một Hồng Kông khổng lồ, nó có thể sẽ có sức mạnh tiềm ẩn gấp bốn lần so với Mỹ, cho phép Trung Quốc giành được lợi thế quân sự quyết định trước Mỹ."

Mearsheimer tiên đoán về sự trỗi dậy của Trung Quốc thời mà Mỹ và phương Tây còn chưa thực sự lo lắng. Học thuyết "hiện thực tấn công" đã được Mỹ thực hiện khá nhuần nhuyễn từ thời các tổng thống Bush, Obama đến Trump.

Chương đầu tiên của tác phẩm này trình bày lý thuyết về chủ nghĩa hiện thực tấn công ("offensive realism") của Mearsheimer và việc áp dụng lý thuyết này vào sự trỗi dậy của Trung Quốc. Phần này làm rõ những giả định làm nền tảng cho lý thuyết của ông và kết luận mà Mearsheimer khẳng định những giả định đó tạo ra một cách hợp lý. Điều gì làm lý thuyết của Mearsheimer về chủ nghĩa hiện thực tấn công khác với lý thuyết về chủ nghĩa hiện thực phòng thủ (defensive realism) của Kenneth Waltz cũng được giải thích. Điều thú vị là cả hai học giả đều bắt đầu với những giả định giống nhau- đó là cần nhìn vào những hành động thực tế của các nhà lãnh đạo- nhưng lại đưa ra những kết luận hoàn toàn khác nhau. Mearsheimer kết luận rằng các quốc gia sẽ không ngừng theo đuổi quyền lực trong khi Waltz nhấn mạnh cân bằng quyền lực hạn chế hành vi tối đa hóa quyền lực và khiến các quốc gia hài lòng khi họ có đủ quyền lực để được đảm bảo.

Chủ nghĩa hiện thực phòng thủ của Kenneth Waltz dựa trên những nền tảng tốt đẹp của con người như sự bình đẳng, tự do và tôn trọng các lợi ích của nhau. Nhưng trong một thế giới hỗn loạn mà lợi ích quốc gia là nền tảng cho tất cả các chính sách đối ngoại thì rõ ràng học thuyết Mearsheimer đang thắng thế.

Là một quốc gia nhỏ, Việt Nam phản đối những "học thuyết lỗi thời" như vậy thì không lấy gì làm ngạc nhiên. Phản đối là một chuyện còn hiện thực lại là chuyện khác. Chúng ta vẫn có thể mơ tưởng đến các vì sao nhưng cũng phải cật lực quay lại với cái máng lợn hàng ngày. Hoa và bánh mỳ đều cần thiết trong thời này và cả trong ngày này.

Năm giả thiết cơ bản của lý thuyết về chủ nghĩa hiện thực tấn công của Mearsheimer là:

i) Vô chính phủ (anarchy): Quan hệ quốc tế là một hệ thống vô chính phủ, không tồn tại một quyền lực đứng trên các quốc gia có khả năng điều chỉnh và bảo vệ một nước khi bị đe dọa;

(ii) Khả năng tấn công quân sự (Offensive military capabilities) Không có gì đảm bảo một quốc gia đối thủ có sức mạnh quân sự dồi dào sẽ không tấn công;

(iii) Tính khó đoán (Uncertainty) Khó đoán ý đồ của các đối thủ;

(iv) Tính sống còn (Survivability) Các quốc gia cho rằng cách tốt nhất để tồn tại trong một thế giới hỗn loạn là trở thành chủ thể mạnh nhất (bá quyền khu vực của mình và đảm bảo rằng không có nước lớn nào khác thống trị trong khu vực của mình).

(v) Tính hợp lý (Rationality): Các quốc gia là những chủ thể thống nhất hợp lý, những người suy nghĩ một cách chiến lược về cách theo đuổi mục tiêu chính của họ (sự sống còn).

Ba mục tiêu chiến lược cần thiết:

Mục tiêu 1: Trở thành bá chủ trong khu vực (Regional hegemony)

Mục tiêu 2: Trở nên giàu có (Maximum wealth): "xây dựng một xã hội khá giả"

Mục tiêu 3: Có ưu thế hạt nhân vượt trội (Nuclear superiority)

Trung Quốc thì đang vươn lên, Nga cũng đang hết sức nỗ lực. Do đó Mỹ không thể không có những động thái quyết liệt hơn.

Dân chủ nghĩa là đa nguyên. Tại sao chúng ta chỉ muốn có một cực của thế giới? Thế giới "thiện hảo" cũng chán chết và nó không phải hiện thực.

PS: Tút này không nhằm biện minh các hành động quân sự của Nga hay Putin vì nguyên nhân của chiến sự là một hệ phức tạp nhiều yếu tố. Không thể dùng một khung tham chiếu cho vấn đề này được. "All models are wrong, some are useful''. Mình không biết thực chất nguyên nhân là gì vì chỉ một yếu tố như cá nhân Putin cũng có thể gây ra những tác động lớn đến sự kiện. Khi chỉ xem có 1 nguyên nhân duy nhất, bạn có nguy cơ rơi vào "fallacy of the single cause".

from fb Đào Trung Thành,

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc