ÁP LỰC

Sống trên cõi đời này sao tránh được áp lực. Ngay như nhóm người tưởng chừng ít bon chen và buông bỏ nhất, ít sân si nhất, là các sư cũng bon chen bỏ mẹ ra. Cũng phải đấu đá chán mới được trụ trì chùa to, nhiều tiền công đức, làm chức nọ chức kia trong giáo hội. Vì thế làm người thì phải làm quen với áp lực của cuộc sống.


Cuộc sống mà không có áp lực gì thì nhạt nhẽo lắm. Đại khái như mấy cu con nhà đại gia, sinh ra đã ở vạch đích, bố mẹ trải thảm đỏ cho cả cuộc đời. Sống thế tức là nghỉ hưu khi mới đẻ. À, mà không được nghiện bay lắc và phá của có khi cũng là 1 áp lực ấy nhỉ?! Vấn đề là cần biết ngưỡng chịu đựng của mỗi cá nhân là tới đâu để gánh chịu áp lực.

Bọn trẻ con đương nhiên cũng phải chịu áp lực. Bé thì bố mẹ cho ăn cho bú, cũng phải hết suất mới được nghỉ. Lớn đi học thì cũng phải chăm ngoan, học không dốt. Đừng ai dân chủ quá trớn bảo không được tạo áp lực cho con, để nó tự do phát triển. Ăn nhau là cân đo được liều lượng áp lực và cách tạo áp lực lên bọn trẻ thôi. Cái này khó, vì nhiều bố mẹ kỳ vọng quá nhiều vào con cái mà không biết năng lực thật của con. Muốn nó làm siêu nhân và coi sự thành công của nó chính là thành công của mình thậm chí của cả dòng họ.

Áp lực phổ biến nhất mà bố mẹ hay ép con là chuyện học hành. Quan niệm cổ điển là học giỏi thì sau này mới sung sướng, rạng danh dòng tộc, mới làm được ông nọ bà kia.

Thực tế đang không phải như thế. Có trăm cách làm giàu, để nổi tiếng, để thành tài, bằng cả cách chính thống lẫn phi chính thống, thậm chí có khi phi chính thống lại còn đông hơn.

Theo kinh nghiệm cá nhân của mình, đừng ai đòi điều tra xã hội nha, là học giỏi thì khó bị nghèo thôi, chứ không nhất thiết là sẽ giàu có và danh vọng. Đấy là kinh nghiệm quan sát của 1 thằng từng là HS giỏi quốc gia, học trường Chuyên (năm nay được vào top 10 cả nước). Hơn nữa, những thằng học giỏi nhất lớp Chuyên cũng chưa chắc giàu nhất hay thành công nhất trong sự nghiệp.

Những người giàu nhất Việt Nam đa số có bằng ĐH, nhưng cũng không mấy người học giỏi lắm (đại khái có tiếng về bằng cấp). Cá biệt có những đại gia nổi tiếng mà mới học hết lớp 6 như Trầm Bê và không có bằng ĐH như bầu Đức. Mà bây giờ có bằng ĐH cũng không phải là điều quá khó khăn.

Với não trạng Nho giáo nên đa số người Việt thường coi những ai học thật giỏi, thật nhiều bằng cấp và bằng cấp cao, thì mới là người giỏi. Cũng là do dân gian ngàn năm nay cứ ca tụng chuyện thi cử đỗ đạt, nhồi sọ nhân dân, rồi ca tụng những ông hì hục đi thi mấy chục lần mới đậu hay kiểu 70 tuổi cố thi lấy cái bằng ĐH. Lấy bằng hay đỗ đạt kiểu đó thì làm được gì cho mình và cho đời? Quá lãng phí thời gian cho việc học hành thi cử.

Ví như ông Nguyễn Sinh Sắc, hì hục đi thi mất 10 năm mới đậu Phó bảng, để ra làm chức quan nhỏ. Mà cũng phải có quan hệ của ông Hồ Sỹ Tạo mới được thế! Đùng phát mắc tội với triều đình về làm dân đen mần thuốc. Ngược lại, con trai ông Sắc học mới hết cấp 2, sau vẫn làm được cha già dân tộc. Cha luôn cả các GS TS.

Sau này, lãnh đạo đảng và CP có cả TS xây dựng đảng, nhưng cũng có cả tiều phu, hoạn lơ.n, y tá. Không ảnh hưởng lắm!

Trong giới showbiz thì Đàm Vĩnh Hưng xuất thân thợ cắt tóc, nổi tiếng và giàu có hơn Đăng Dương, Trọng Tấn trưởng phó khoa Thanh nhạc Nhạc viện HN! Nói chung anh em văn nghệ sĩ ít học thì thường thành danh hơn học nhiều!

Tóm lại, học giỏi nhất chỉ phù hợp với các bạn hàn lâm, làm nghiên cứu, giảng dạy. Nhưng nghề này ở Việt Nam không được coi trọng lắm, lương bèo. Muốn giàu và thành danh chút thì phải vượt biên, kiểu Ngô Bảo Châu, chứ giải nhất Toán quốc tế như Lê Bá Khánh Trình ở Việt Nam cũng làm giáo làng thôi.

Dài dòng thế để anh em thấy rằng, học giỏi, đặc biệt là rất giỏi, nói chung cũng không quyết định trong việc thành đạt sau này. Để có bằng ĐH thì cũng chỉ cần học khá thôi, đủ điều kiện làm đại gia rồi. Mà nói chung để học khá thì không cần áp lực gì ghê gớm để mà HS phải nhảy lầu.

Cái trò ép con cháu phải học trường Chuyên lớp chọn là tư duy HỦ NHO. Do anh em bị ông bà cụ kị nhồi sọ mà thôi. Như mình đây cũng từng học giỏi mà giờ phải đi chăn bo`, bị bo` húc suốt ngày chửi là bất mãn, cũng nghèo, có vẹo gì đâu!

Quay lại chuyện cháu HS nhảy lầu. Cháu này từng thi đỗ 4 trường Chuyên của HN. Học thế là giỏi, chứ không phải khá nữa. Giỏi thế rồi còn cày tới 3 rưỡi sáng chắc là để giỏi nhất lớp nhất trường? Để làm gì vậy? Nhưng mình không trách ông bố. Vì ông ấy cũng chỉ là nạn nhân của thói hủ nho ngàn năm nay mà thôi.

Trong số những người đang đọc những dòng chữ này, liệu có mấy người đã thoát khỏi việc sính bằng cấp, chuộng hư danh? Bao giờ xã hội này còn hủ nho, thì còn HS nhảy lầu. Các bố mẹ nên nhớ là có nhiều cách để thành đạt, không nghèo, mà không nhất thiết phải học giỏi và rất giỏi.

Nhân tiện kể chuyện trường cấp 3 của mình. Cứ đến dịp kỷ niệm thành lập trường, năm chẵn, thì các thày phải mời các cựu học sinh thành đạt về chém gió, gợi cảm hứng cho các cháu HS. Mình nhớ hồi đầu trường hay mời mấy anh chị làm quan to trong hệ thống về chém. Sau đó thì lò cháy to quá, quan lại thành củi nhiều, cũng có anh từng chém gió truyền cảm hứng suýt thành củi, thế là lần sau các thày rút kinh nghiệm mời các anh chị có nhiều bằng cấp của Tây, cho nó lành!

Hi vọng 20 năm nữa, các thày mời PĐ về chém gió truyền cảm hứng cho các cháu HS!

7 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc