Hở ra là cấm
shared from fb Linh Hoang Vu,
-----
Mình đã xem clip. mình không đồng ý với bạn Toàn, nhất là trước việc yêu cầu chính quyền can thiệp để chặn clip trên Youtube như thế.
Kể cả clip có nói tới chuyện tự tử và các bức bối của tuổi trẻ khi bị cô đơn “there’s no one at all” thì có sao? Cùng lắm là chỉ cần yêu cầu dán nhãn 16+ là đủ.
Đứng trên phương diện khán giả, bạn có quyền kêu gọi tẩy chay MV này vì cho là nó độc hại cho trẻ em, hoặc không cho con bạn xem (nhưng tất cả những biện pháp như thế chỉ càng làm cho nó nổi tiếng và được tìm kiếm nhiều hơn). Thay vào đó, mình nghĩ nên nói chuyện với con bạn về clip đó, hỏi xem cháu đã xem chưa, nghĩ gì về nó, có bao giờ cảm thấy áp lực trong cuộc sống và học tập, và khi có áp lực như thế thì sẽ nghĩ nên làm gì…Trên khía cạnh đó, mình đánh giá cao MV này vì nó nói đến một vấn đề quan trọng hiện nay trong cuộc sống: về sức khoẻ tâm lý lớp trẻ, để từ đó mà cả người trưởng thành và người trẻ có thể cùng nhìn nhận lại những gì họ đang phải đối mặt và có được một sự đối thoại cởi mở, chân thành hơn trong gia đình và trong xã hội.
Còn đề nghị chính quyền cấm nó vì suy đoán là nó có thể dẫn tới việc trẻ con tự tử nhiều hơn thì là những suy đoán thiếu căn cứ với sự áp đặt cá nhân lên đó. Mình không nghĩ xem clip này khiến một đứa trẻ có ý định muốn tự tử nhiều hơn là những huyền thoại như khi nghe bản nhạc Gloomy Sunday hay khi nghe Kurt Cobain hát “I Hate Myself and Want to Die”. Hơn nữa, kêu gọi cấm này không dựa trên cơ sở luật pháp gì cả, coi Nhà nước là một thiết chế kiểm duyệt văn hoá trong mọi thứ, với mình là một cách tiếp cận tiêu cực và không có lợi cho sự phát triển của xã hội.
Và trong khi đó, tới giờ vẫn ko ai biết ai tuồn clip em bé lớp 10 tự tử ở HN mấy tuần trước, và cũng không ai thắc mắc về việc này nữa?
Bài trước: Vì sao chúng ta mê mẩn The Queen's Gambit?
Tags: columnist
Tags: music
Tags: vhlinh
1. Bố mẹ hỏi con đã xem chưa rồi nói chuyện với nhau về MV đó, sau đó là về áp lực cuộc sống của con. Như vậy tốt hơn nhiều là đòi tẩy chay, cấm đoán và đổ lỗi. Mà MV này nổi nên mọi người mới biết. Chứ giờ trẻ con thiếu gì phương tiện để tiếp xúc với vô số thông tin trên mạng. Hướng con nên tiếp thu những thông tin đó như thế nào thì tốt hơn là đòi xử lý từng trường hợp cụ thể.
2. Em cũng đánh giá cao MV ở khía cạnh nó nói về vấn đề sức khoẻ tinh thần. Nếu muốn diễn tả những thời gian mà em thấy depressed thì xem MV này sẽ rõ, không cần nói nhiều. Mà em còn cảm thấy một chút gì đó là đồng cảm.
3. Cấm đoán của chính quyền vô lý. Mà luật pháp VN nhiều điểm chung chung để dân không biết đường nào mà lần, còn quan thì dễ ghép tội dân vào bất cứ cái gì chung chung đó (đoạn này có thể do em đã có thiên kiến với hệ thống pháp luật của VN nhé).
Việc chỉ tay năm ngón và đổ lỗi, phán xét người khác luôn dễ hơn là nghiêm túc đánh giá bản thân mình, tìm ra và thừa nhận mình sai ở đâu rồi tìm cách khắc phục.
Một xã hội không bao giờ thấy bệnh của mình, và chẳng có ai muốn thay đổi chính mình, chỉ đổ lỗi là giỏi!
Giết chồng mà lại lấy chồng
Mặt nào mà lại đứng trong cõi đời?
Thôi thì một thác cho rồi
Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông!
Trông vời con nước mênh mông
Đem mình gieo xuống giữa dòng tràng giang
Thổ quan theo với vội vàng
Thì đà đắm ngọc, chìm hương cho rồi!
Thương thay! Cũng một thân người
Hại thay! Mang lấy sắc tài làm chi?
Những là oan khổ lưu ly
Chờ cho hết kiếp, còn gì là thân?
Mười lăm năm, bấy nhiêu lần
Làm gương cho khách hồng quần thử soi
Có nên cấm Truyện Kiều của Nguyễn Du không khi nhân vật chính là gái điếm, từng mấy lần tự tử, làm tiểu tam, phá hoại hạnh phúc gia đình người khác?
Có nên cấm Romeo & Juliette hay các tác phẩm của Shakespeare nói chung không khi nhân vật chính được ca tụng là trẻ em (dưới 16 tuổi) quan hệ tình dục bừa bãi và tự tử? Các nhân vật chính khác thì có người là kẻ yếm thế, giết chú, hại mẹ và muốn chết, kẻ thì ghen tuông mù quáng, giết vợ rồi cũng tự tử.
Có nên cấm đọc Bắt trẻ đồng xanh không khi nhân vật chính là thằng bé tính tình ngược ngạo, ghét người?
Có nên cấm nốt Ngô Tất Tố hay Nam Cao không khi nhân vật chính toàn giết người với tự tử?
Với lại, như thế cũng không nên nghe nhạc Jim Morrison, Nirvana, Michael Jackson, Amy Black... làm gì, hội đó không chết vì tự tử thì cũng vì dùng ma túy quá liều.
Chỉ nên nghe nhạc, xem phim, đọc sách của những người sống cuộc đời lành mạnh, viết nên những tác phẩm lạc quan yêu đời, có những nhân vật vượt qua hoàn cảnh, hướng thiện, trong sáng, vì nhân loại...
Lười biếng, ỉ lại, bạc nhược, đua đòi, gian dối, không chịu thay đổi... nhưng lại muốn người khác phải chịu trách nhiệm cho những sai lầm đó của mình. Không thể vì xem TV mà mình tiêu cực, không phải vì clip mô tả góc tối cuộc đời mà mình sa đoạ. Đó chính là con người mình, chỉ là chưa có dịp bộc lộ ra thôi. Còn nếu mình đã tệ thế rồi thì hãy nhanh chóng tỉnh đòn hối cải, đừng mong cuộc đời phải nương nhẹ với mình.
Cuối cùng, việc dạy con là việc của mình, không phải của Tùng Núi. Hãy để em nó được yên mà sáng tạo. Chả nhẽ ngày nào cũng xem clip trai đẹp tán gái xinh, bước xuống xe Rolls - Royce và trèo lên nhà trăm tỉ. Những clip đó liệu có làm cho mình và đám con mình quyết tâm đổi đời và hừng hực khí thế sống tích cực hay không?
Chúng ta vẫn bị cái bệnh: Chỉ thích nghe những gì mà chúng ta muốn nghe!
Đêm Noel, có một em bé rất nghèo, lang thang trên đường phố. Đôi bàn chân trần của em giẫm trên tuyết lạnh và gia tài độc nhất của em chỉ có vài hộp diêm mà em cố bán cho người qua đường. Thế mà ngày hôm đó, chẳng có ai mua diêm cho em.
Bé run lên vì đói và rét. Đêm đã khuya. Các của sổ đã lên đèn và đường phố thơm phức mùi ngỗng quay. Các gia đình đang quây quần chuẩn bị đó Noel. Bây giờ em không thể về nhà vì sẽ bị cha đánh khi không mang được tiền bán diêm về.
Thế là đói, rét, mệt, em bé ngồi bệt xuống tuyết, tựa lưng vào một bức tường.
Lạnh quá! Em thử đánh một que diêm để xua bớt cái lạnh. Đột nhiên, em thấy mình như lạc vào một nơi ấm áp. Nhưng khi diêm tắt thì cảm giác đó biến mất. Em lại đốt que diêm thứ hai. Tường ngôi nhà bỗng trong suốt như thủy tinh. Nhưng điều thần kỳ ấy biến đi như một tia chớp. Em đốt que diêm thứ ba. Trước mắt em hiện lên một cây thông Noel tuyệt đẹp với những quả cầu đủ màu sắc, những cây nến sáng lung linh. Nhưng rồi mọi thứ cũng lại nhanh chóng biến mất. Em đốt que diêm thứ tư. Khuôn mặt dịu hiền của bà ngoại em hiện ra như trong mơ. Bà ngoại em đã mất từ lâu. Em bé kêu lên:
– Ôi! Bà yêu dấu của cháu! Hãy mang cháu đi với bà. Cháu rét và buồn quá!
Bà ngoại ôm em vào lòng và cả hai cùng bay lên thiên đường, nơi không có bất kỳ nối khổ đau nào nữa.
Sáng hôm sau, người ta thấy một em bé ngồi giữa những bao diêm trong đó có một bao diêm đốt hết nhẵn. Người ta bảo cô bé đã chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng và đôi môi em đang mỉm cười hạnh phúc