'Thời đại của bông,' tác giả Sven Beckert

nguồn: New York Times,

biên dịch: Minh Thu,

‘Empire of Cotton,’ by Sven Beckert

 

'Thời đại của bông,' tác giả Sven Beckert

 

 


 

The history of an era often seems defined by a particular commodity.

 

Lịch sử của mỗi thời đại dường như được xác định bằng một loại thương phẩm cụ thể.

 

 

 

The 18th century certainly belonged to sugar.

 

Ở thế kỷ 18, đó chắc chắn là đường.

 

 

 

The race to cultivate it in the West Indies was, in the words of the French Enlightenment writer Guillaume-Thomas de Raynal, “the principal cause of the rapid movement which stirs the Universe.”

 

Theo cách nói của nhà văn thuộc phong trào Khai sáng người Pháp Guillaume-Thomas de Raynal, cuộc chạy đua trồng loại cây này ở Tây Ấn là “nguyên nhân chính cho sự dịch chuyển nhanh chóng khuấy động toàn cầu”.

 

 

 

In the 20th century and beyond, the commodity has been oil: determining events from the Allied partitioning of the Middle East after World War I to Hitler’s drive for Balkan and Caspian wells to the forging of our own fateful ties to the regimes of the Persian Gulf.

 

Từ thế kỷ 20 trở đi, đó là dầu mỏ: các sự kiện mang tính quyết định, từ việc khối Hiệp ước phân chia lãnh thổ Đế quốc Ottoman sau Thế chiến I cho đến việc Hitler tìm kiếm các giếng dầu ở vùng Balkan và Caspian rồi tới việc tạo dựng mối quan hệ mang tính tồn vong của nước Mỹ với các chế độ cầm quyền ở Vịnh Ba Tư.

 

 

 

In his important new book, the Harvard historian Sven Beckert makes the case that in the 19th century what most stirred the universe was cotton.

 

Trong cuốn sách mới có tầm ảnh hưởng lớn của mình, nhà sử học Sven Beckert từ Harvard đã đưa ra quan điểm rằng bông chính là loại thương phẩm có tác động mạnh mẽ nhất trên toàn cầu.

 

 

 

“Empire of Cotton” is not casual airplane reading.

 

“Empire of Cotton” (“Thời đại của bông”) không phải là kiểu sách ta thường đọc trên máy bay.

 

 

 

Heavy going at times, it is crowded with many more details and statistics (a few of them repeated) than the nonspecialist needs.

 

Cuốn sách có đôi chỗ nặng tính thông tin với nhiều chi tiết và số liệu thống kê (một vài số liệu lặp lại) hơn những gì người đọc phổ thông cần.

 

 

 

But it is a major work of scholarship that will not be soon surpassed as the definitive account of the product that was, as Beckert puts it, the Industrial Revolution’s “launching pad.”

 

Nhưng đây là một tác phẩm học thuật uyên bác và trong tương lại gần, sẽ khó cuốn nào khác vượt qua được nó trong vai trò một bản tường thuật chuẩn mực về một sản phẩm mà theo lời của Beckert là “bệ phóng” của Cách mạng Công nghiệp.

 

 

 

More than that, “Empire of Cotton” is laced with compassion for the millions of miserably treated slaves, sharecroppers and mill workers whose labors, over hundreds of years, have gone into the clothes we wear and the surprising variety of other products containing cotton, from coffee filters to gunpowder.

 

Bên cạnh đó, “Empire of Cotton” còn chứa đựng lòng trắc ẩn đối với hàng triệu nô lệ, những người lĩnh canh và công nhân dệt bị đối xử bạc bẽo, và công sức lao động của họ, qua hàng trăm năm, đã thấm vào những bộ quần áo chúng ta mặc cùng vô vàn các sản phẩm có chứa bông khác, từ vải lọc cà phê đến thuốc súng.

 

 

 

Today some 350 million people are involved in growing, transporting, weaving, stitching or otherwise processing the fibers of this plant.

 

Ngày nay, khoảng 350 triệu người đang tham gia vào việc trồng trọt, vận chuyển, dệt, khâu hoặc chế biến các loại sợi của loại cây này.

 

 

 

“Until the 19th century,” Beckert explains, “the overwhelming bulk of raw cotton was spun and woven within a few miles from where it was grown.”

 

Beckert giải thích, “cho đến thế kỉ 19 phần lớn bông thô được kéo thành sợi và dệt trong vòng vài dặm quanh nơi chúng được trồng.”

 

 

 

Nothing changed that more dramatically than the slave plantations that spread across the American South, a form of outsourcing before the word was invented.

 

Không có gì thay đổi điều đó mạnh mẽ hơn việc xuất hiện những đồn điền nô lệ trải khắp miền Nam nước Mỹ -- một hình thức ‘thuê ngoài’ trước khi thuật ngữ này được tạo ra.

 

 

 

These showed that cotton could be lucratively cultivated in bulk for consumers as far afield as another continent, and that realization turned the world upside down.

 

Những điều này cho thấy bông có thể được trồng với số lượng lớn cho người tiêu dùng ở một lục địa khác và nhận thức đó đã làm đảo lộn thế giới.

 

 

 

Without slavery, he says, there would have been no Industrial Revolution.

 

Tác giả cho rằng nếu không có chế độ nô lệ thì sẽ không có Cách mạng Công nghiệp.

 

 

 

Beckert’s most significant contribution is to show how every stage of the industrialization of cotton rested on violence.

 

Đóng góp quan trọng nhất của Beckert qua cuốn sách này là cho độc giả thấy mọi giai đoạn của quá trình công nghiệp hóa bông vải đều đã dựa trên bạo lực như thế nào.

 

 

 

As soon as the profit potential of those Southern cotton fields became clear in the late 1780s, the transport of slaves across the Atlantic rapidly increased.

 

Ngay sau khi tiềm năng sinh lời của những cánh đồng bông ở miền Nam trở nên rõ ràng vào cuối những năm 1780, việc vận chuyển nô lệ qua Đại Tây Dương đã tăng lên nhanh chóng.

 

 

 

Cotton cloth itself had become the most important merchandise European traders used to buy slaves in Africa.

 

Bản thân vải bông đã trở thành mặt hàng quan trọng nhất mà các thương gia châu Âu dùng để mua nô lệ ở châu Phi.

 

 

 

Then planters discovered that climate and rainfall made the Deep South better cotton territory than the border states.

 

Sau đó, những người trồng rừng phát hiện ra rằng khí hậu và lượng mưa đã làm cho các tiểu bang vùng Hạ Nam Mỹ trở thành vùng đất trồng bông tốt hơn so với các bang ở biên giới.

 

 

 

Nearly a million American slaves were forcibly moved to Georgia, Mississippi and elsewhere, shattering many families in the process.

 

Gần một triệu nô lệ Mỹ bị cưỡng bức chuyển đến Georgia, Mississippi và nhiều nơi khác trong giai đoạn này khiến các gia đình ly tán và tan vỡ.

 

 

 

The search for more good cotton-­growing soil in areas that today are such states as Texas, Arkansas, Kansas and Oklahoma was a powerful incentive to force Native Americans off their traditional lands and onto reservations, another form of violence by the “military-cotton complex.”

 

Việc tìm kiếm thêm đất trồng bông tốt ở những khu vực ngày nay là các bang như Texas, Arkansas, Kansas và Oklahoma là một nguyên nhân quan trọng khiến người Mỹ bản địa phải rời khỏi vùng đất truyền thống của họ để vào những “vùng bảo tồn” -- một hình thức bạo lực khác của “đồn điền bông kiểu quân sự."

 

 

 

Beckert’s coinage seems not far-fetched when he points out that by 1850, two-thirds of American cotton was grown on land that had been taken over by the United States since the beginning of the century.

 

Cách dùng từ của Beckert dường như cũng không sai khi ông chỉ ra rằng vào năm 1850, hai phần ba số bông của châu Mỹ được trồng trên những vùng đất Mỹ chiếm được kể từ đầu thế kỷ đó.

 

 

 

And who structured the bond deal for the Louisiana Purchase, which made so much of that possible?

 

Và ai đã nghĩ ra hình thức trái phiếu cho Thương vụ Louisiana giúp vụ mua bán này trở nên khả thi?

 

 

 

Thomas Baring of Britain, one of the world’s leading cotton merchants.

 

Thomas Baring của Đế quốc Anh, một trong những nhà buôn bông hàng đầu thế giới.

 

 

 

Beckert practices what is known as global or world history: the study of events not limited to one country or continent.

 

Beckert đã viết theo hướng được gọi là lịch sử toàn cầu hay lịch sử thế giới: nghiên cứu về các sự kiện không chỉ giới hạn ở một quốc gia hay châu lục.

 

 

 

The perspective serves him well.

 

Phương pháp này rất đúng đắn và phù hợp.

 

 

 

For it was not just in the United States that planters’ thirst to sow large tracts with cotton pushed indigenous peoples and self-sufficient farmers off their land; colonial armies did the same thing in India, West Africa and elsewhere.

 

Vì cơn khát gieo trồng bông trên diện rộng của những chủ đồn điền khiến người dân bản địa và những người nông dân tự cung tự cấp rời bỏ đất đai của họ không chỉ xảy ra ở Mỹ; quân đội thực dân còn làm điều tương tự ở Ấn Độ, Tây Phi và nhiều nơi khác.

 

 

 

When he talks about the rise of late-19th-century American Populism (driven in part by the grievances of small cotton farmers), he also mentions parallel movements in India, Egypt and Mexico.

 

Khi nói về sự trỗi dậy của Chủ nghĩa dân túy Mỹ cuối thế kỷ 19 (một phần do sự bất bình của những nông dân trồng bông quy mô nhỏ), ông cũng đề cập đến các phong trào diễn ra song song ở Ấn Độ, Ai Cập và Mexico.

 

 

 

And it was not only white Southerners who were responsible for the harsh regime of slave-grown cotton: merchants and bankers in the North and in Britain lent them money and were investors as well.

 

Và không chỉ những người da trắng ở miền Nam nước Mỹ phải chịu trách nhiệm cho chế độ nô lệ trồng bông khắc nghiệt mà các thương gia và chủ ngân hàng ở miền Bắc và ở Anh đã đầu tư và cho họ vay tiền cũng vậy .

 

 

 

With sons strategically stationed in cities on both sides of the Atlantic, the Brown family — patrons of the Museum of Natural History in New York and the corporate ancestors of Brown Brothers Harriman — owned more than a dozen Southern cotton plantations ­outright.

 

Có con trai kinh doanh tại các thành phố ở hai bờ Đại Tây Dương, gia tộc Brown — những người bảo trợ cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở New York và sáng lập hệ thống ngân hàng Brown Brothers Harriman — còn là chủ sở hữu của hơn chục đồn điền trồng bông ở miền Nam.

 

 

 

Beyond violence, another major theme of “Empire of Cotton” is that, contrary to the myth of untrammeled free enterprise, this expanding industry was fueled at every stage by government intervention.

 

Ngoài bạo lực, một chủ đề lớn khác trong “Empire of Cotton” là sự can thiệp của chính phủ vào mọi giai đoạn của ngành công nghiệp đang phát triển này nhằm thúc đẩy nó hơn nữa, trái với lời đồn về kiểu doanh nghiệp tự do.

 

 

 

From Denmark to Mexico to Russia, states lent large sums to early clothing manufacturers.

 

Từ Đan Mạch, Mexico cho đến Nga, các chính phủ đều cho các doanh nghiệp may mặc mới thành lập vay một khoản tiền lớn.

 

 

 

Whether it was canals and railways in Europe or levees on the Mississippi, governments jumped in to build or finance the infrastructure that big cotton growers and mills demanded.

 

Cho dù đó là các kênh đào và đường sắt ở châu Âu hay những con đê trên sông Mississippi, các chính phủ đã tham gia xây dựng hoặc cấp vốn cho những cơ sở hạ tầng mà các nhà máy và người trồng bông lớn cần.

 

 

 

Britain forced Egypt and other territories to lower or eliminate their import duties on British cotton.

 

Nước Anh đã buộc Ai Cập và các vùng lãnh thổ khác phải giảm hoặc xóa bỏ thuế đánh lên bông nhập khẩu từ Anh.

 

 

 

Beckert has a larger ambition, however, than just telling the story of cotton; he wants to use that commodity as a lens on the development of the modern world itself.

 

Tuy nhiên, Beckert có một tham vọng lớn hơn là chỉ kể câu chuyện về bông; ông muốn sử dụng loại hàng hóa đó như một lăng kính để nhìn vào sự phát triển của chính thế giới hiện đại.

 

 

 

This he divides into two overlapping phases:

 

Ông chia thành hai giai đoạn đan xen nhau:

 

 

 

“war capitalism” for the stage when slavery and colonial conquest prepared the ground for the cotton industry, and “industrial capitalism” for the period when states intervened to protect and help the business in other ways.

 

“Chủ nghĩa tư bản chiến tranh” là giai đoạn diễn ra chế độ nô lệ và cuộc chinh phục thuộc địa chuẩn bị nền tảng cho ngành công nghiệp bông và “chủ nghĩa tư bản công nghiệp” là giai đoạn các quốc gia can thiệp vào nhằm bảo vệ và giúp đỡ ngành công nghiệp này theo nhiều cách.

 

 

 

This makes “Empire of Cotton” read a bit like two books combined, with one of them incomplete.

 

Điều này làm cho “Empire of Cotton” giống như hai cuốn sách gộp lại và bổ sung cho nhau một cách hoàn chỉnh.

 

 

 

Cotton’s story Beckert more than fully tells, but his analysis of capitalism really requires a bigger-picture scrutiny of other industries as well.

 

Beckert không chỉ đơn thuần kể câu chuyện về bông, mà sự phân tích của ông về chủ nghĩa tư bản còn thực sự cho thấy một bức tranh toàn cảnh hơn về các ngành công nghiệp khác.

 

 

 

And here, his two categories are not so easily separated.

 

Và đến đây, hai điều trên khó mà tách biệt rõ ràng như vậy.

 

 

 

For example, we no longer go to war over cotton, but would America have spent hundreds of billions of dollars fighting in Iraq if that country had no oil?

 

Ví dụ, bông không còn là lý do dẫn đến một cuộc chiến nữa, nhưng liệu Mỹ có chi hàng trăm tỷ USD để chiến đấu ở Iraq nếu nước này không có dầu mỏ?

 

 

 

About the history of cotton itself, Beckert is on firmer ground.

 

Beckert tỏ ra thuyết phục hơn khi nói về lịch sử của bông.

 

 

 

Today, a “giant race to the bottom” by an industry always looking for cheaper labor has shifted most cotton growing and the work of turning it into clothing back to Asia, the continent where it was first widely used several centuries ago.

 

Ngày nay, “cuộc đua xuống đáy” của ngành công nghiệp luôn tìm kiếm lao động rẻ hơn này đã chuyển phần lớn việc trồng bông và sản xuất quần áo từ bông trở lại châu Á, nơi bông lần đầu tiên được sử dụng rộng rãi cách đây vài thế kỷ.

 

 

 

And violence in different forms is still all too present.

 

Và bạo lực dưới các hình thức khác nhau vẫn còn tồn tại.

 

 

 

In Uzbekistan, up to two million children under 15 are put to work harvesting cotton each year — just as the mills of St. Petersburg, Manchester and Alsace once heavily depended on child labor from poorhouses and orphanages.

 

Tại Uzbekistan, có tới hai triệu trẻ em dưới 15 tuổi phải đi thu hoạch bông mỗi năm — giống như các nhà máy dệt ở St. Petersburg, Manchester và Alsace đã từng phụ thuộc rất nhiều vào lao động trẻ em từ những gia đình nghèo và trại trẻ mồ côi.

 

 

 

In China, the Communist Party’s suppression of free trade unions keeps cotton workers’ wages down, just as British law in the early 1800s saw to it that men and women who abandoned their ill-paid jobs and ran away could be jailed for breach of contract.

 

Ở Trung Quốc, việc Đảng Cộng sản đàn áp các tổ chức công đoàn tự do khiến tiền lương của công nhân trồng bông giảm xuống, giống như ở Anh đầu những năm 1800, chính quyền ra quy định rằng những công nhân tự ý bỏ các công việc không được trả lương tương xứng với công sức của họ và chạy trốn có thể bị bắt giam vì vi phạm hợp đồng.

 

 

 

And in Bangladesh, the more than 1,100 people killed in the notorious collapse of the Rana Plaza building in 2013 were mostly female clothing workers, whose employers were as careless about their safety as those who enforced 14- or 16-hour workdays in German and Spanish weaving mills a century before.

 

Và tại Bangladesh, vụ sập tòa nhà Rana Plaza kinh hoàng năm 2013 đã khiến hơn 1.100 người thiệt mạng, trong đó chủ yếu là nữ công nhân may mặc. Những người chủ của họ cũng chú ý đến sự an toàn của họ giống như chủ các nhà máy dệt ở Đức và Tây Ban Nha một thế kỉ trước chú ý đến an toàn của những người bị ép buộc làm 14 - 16 tiếng/ngày. 

 

 

 

A long thread of tragedy is woven through the story of the puffy white substance that clothes us all.

 

Câu chuyện về chất liệu màu trắng bồng bềnh mà tất cả chúng ta đều mặc được đan kết nên từ những chuỗi bi kịch như vậy.


EMPIRE OF COTTON
A Global History
By Sven Beckert
Illustrated. 615 pp. Alfred A. Knopf. $35.

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc