Nỗi lo rửa tiền qua đồng Bitcoin: ảo lắm
shared from fb Phương Nguyễn,
-----
Vụ hack Axie lần này đã giải ảo huyền thoại: các đồng tiền mã hoá có thể dùng cho các giao dịch đen hoặc bí mật (buôn lậu, tham nhũng…). Thực tế thì vụ hack lần trước (600 triệu đô) thì hacker cuối cùng cũng đã phải hoàn trả tiền cho chủ vì không rửa được. (Điều này làm rộ lên thuyết cho rằng các cty nạn nhân, như Axie, là tự hack để làm giá.)
Đặc điểm của blockchain đó là minh bạch rõ ràng. Tất tần tật các giao dịch, nguồn tiền, đích đến… đều có thể truy vết được. Đến nay đồng tiền crypto được sử dụng cho các việc “đen” chẳng qua là nó vẫn ở ngoài luật pháp. Nếu có hành lang pháp lý cho tiền crypto thì nó sẽ minh bạch hai lần (một lần là do chính nó minh bạch từ bản chất công nghệ, một lần là do các cơ quan thực thi pháp luật như FBI hay C03 có quyền điều tra.)
Ngay cả khi vẫn nằm ngoài pháp luật, thì các việc có tính ăn cắp như vụ hack tiền, vẫn bị các sàn giao dịch tử tế có uy tín và có KYC chặn luôn khi các ví và tài khoản có dấu hiệu bất minh. (Nếu là CEX, còn nếu là sàn DEX thì vẫn để lại dấu vết.)
Tất nhiên người chết thì thành ma, ma chết thành mị. Thế giới ngầm có công cụ ngầm hơn. Hacker có thể dùng các máy trộn tiền mã hoá như Tornado.cash rồi từ các ví ẩn danh đẩy qua các ví mua lậu để đưa tiền đi giao dịch. Nhưng rửa coin cũng như rửa tiền thật, cần rất nhiều công đoạn, thao tác và cần người thật để làm. Cho nên rửa ít thì khả thi, rửa nhiều là bất khả. Cho nên huyền thoại về tiền tội phạm và tiền tham nhũng được cất giấu vào coin là không hợp lý lắm. Vì cất vào thì dễ, mà lấy ra (không lộ) thì phải lấy rả rích rất lâu, chả bõ. Lấy được ra 1% để tiêu xài thì cũng chết vì già. Nhưng đây cũng là lý do nhiều chính phủ ko hợp pháp hoá coin, để nếu ai đó lấy ra cục to thật nhanh (đồng nghĩa là lộ) thì chính phủ sở tại cũng ko bắt đi tù.
Cũng như xã hội-nhà nước dân chủ tuyệt đối (city state của Hy Lạp cổ đại) vốn rất tốn nguồn lực cho việc quản lý xã hội, tài sản và ra quyết định, công nghệ phi tập trung cũng rất tốn tài nguyên. Điều này đi trái với xu thế greener. Các blockchain cũng phải tiến hoá theo xu hướng ecofriendly, các quy tắc đồng thuận PoW như bitcoin đang được thay thế bằng PoS (ko nhớ viết thế này có đúng không), là hình thức giảm bớt democracy và thay bằng senate (ai có tiền mới được bỏ phiếu, nôm na là vậy).
Một điểm nữa, thế giới thực có vô số đồng tiền, nhưng người ta chủ yếu sử dụng (giao dịch, cất giữ, trading) các đồng tiền Mỹ, Euro, bảng Anh, Yên Nhật. Nên tiền crypto chắc về sau cũng chỉ có hai hoặc ba đồng chiếm gần hết thị phần.
Post a Comment