Chân dung một thiếu niên anh hùng Xô viết
shared from fb Linh Hoang Vu,
-----
Chân dung một thiếu niên anh hùng Xô viết hay một ví dụ về cách chế độ cộng sản Nga Xô xây dựng huyền thoại.
Một cậu bé 13 tuổi có tên là Pavel Morozov (gọi tắt là Pavlik) dưới thời Stalin được ca ngợi như tấm gương thiếu nhi Xô Viết khi cậu đứng lên tố cáo bố cậu vì tội làm giấy tờ giả giúp những người kulak (tàng lớp phú nông Nga, bị Stalin ra lệnh phải tiêu diệt). Do sự tố cáo đó, người cha bị đi đày lao động khổ sai 10 năm. Sau đó ít lâu, dân làng phát hiện ra cậu bị giết và thủ phạm bị cho chính là gia đình cậu. Sự trả thù của chính quyền diễn ra sau đó rất nhanh chóng. Bốn người thân trong gia đình cậu ta gồm ông nội, bà nội (đều hơn 80 tuổi), người chú và người anh họ đều bị xử bắn. Cha cậu bé cũng bị xử bắn trong tù sau khi bị bắt phải tự tay đào huyệt cho mình.
Cậu được Đảng Cộng sản dựng lên như một người anh hùng, liệt sĩ, tấm gương để đội viên Thiếu niên Tiền phong trên toàn Liên Xô học tập. Hàng trăm bức tượng Pavlik được dựng lên trên cả nước, nơi các đội viên Thiếu niên đọc lời thề tuyên thệ trung thành. Có vô số bài hát, truyện ngắn, vở kịch, thơ ca, một vở opera và sáu cuốn tiểu sử viết về người liệt sĩ này, trong số các tác giả đó có cả nhà văn nổi tiếng Gorky người hết lòng ca ngợi Pavel và cho rằng trẻ em Nga cần học tập theo cậu ta để tố cáo những người thân trong gia đình mình nếu họ là kẻ thù của nhân dân. Đạo diễn nổi tiếng nhất của Liên Xô là Sergei Eisenstein cũng làm một bộ phim về cậu có tên là Bezhin Meadow (tuy nhiên sau đó bộ phim này bị dừng phát hành do nhiều ý kiến phê bình là Eisenstein đã quá trừu tượng, có nhiều thứ liên tưởng tới Kinh Thánh và không phù hợp với trào lưu nghệ thuật hiện thực XHCN). Nhiều thế hệ thanh thiếu niên Liên Xô lớn lên cùng với tấm gương của Pavlik với niềm tin rằng nghĩa vụ của một người dân Liên Xô là cần phải tố cáo cha mẹ, thầy cô giáo, thầy cô giáo, bạn bè, lãnh đạo, đồng nghiệp…nếu họ làm trái đường lối của Đảng.
Mãi sau này, khi chính quyền cộng sản đã sụp đổ, các nhà báo mới phát hiện ra rằng hầu hết các chi tiết liên quan tới cậu bé này đều sai. Pavlik không phải đội viên Thiếu niên Tiền phong, trên thực tế đó chỉ là một đứa trẻ thất học, hơi đần độn, suy dinh dưỡng, khác xa các hình ảnh được tô vẽ trên báo chí Xô Viết như một đội viên Thiếu niên Tiền phong tích cực. Cậu ta có tố cáo người bố, nhưng là do người mẹ xúi giục sau khi người cha bỏ bà ta để ở với một phụ nữ khác. Tội bị tố cáo không phải là làm giấy tờ giả mà chỉ là tích trữ lương thực. Không có bằng chứng gì để buộc tội cả nhà Pavlik đã giết cậu ta, và trong phiên xử, họ đều không nhận tội. Nhiều khả năng là Pavkik hoặc đã bị chính nhân viên NVKD giết, hoặc chỉ là bị giết trong một cuộc tranh cãi nào đó của bọn trẻ con trong làng.
Bức ảnh duy nhất của Pavlik còn lại (người thứ hai hàng giữa). |
Tags: ukraineVũ Hoàng Linh
Post a Comment