Giáo dục và định hướng XHCN

shared from fb Hoàng Tư Giang,
-----
Các trường học công lập ở VN đang bước vào các đợt sóng trào tăng học phí mới, gấp nhiều lần trước đây, bất chấp nền kinh tế còn bải hoải sau đại dịch. Chưa thời nào mà giáo dục lại trở thành con gà đẻ trứng vàng như thời này.


Cho đến trước các làn sóng tăng học phí này, ngành giáo dục Việt Nam được tiếp nguồn lực “như mơ” từ các gia đình mà ít nơi trên thế giới có được.

Theo WB, tỷ lệ chi tiêu hộ gia đình ở VN cao nhất là cho trung học phổ thông ở mức 34%, thứ nhì là cho mầm non 22,5%, trung học cơ sở là 22% và thấp nhất cho tiểu học ở mức 17%. Tỷ lệ chi tiêu hộ gia đình cao cho giáo dục cho thấy ưu tiên của các gia đình Việt Nam dành cho giáo dục.

“Các gia đình Việt Nam dành tỷ lệ lớn tổng chi tiêu cho giáo dục, ngay từ các cấp giáo dục phổ thông, cao hơn mức trung bình của OECD và một số quốc gia tương đương không thuộc OECD”, WB nhận xét.

Ấy vậy, điều đáng bàn, là tỷ lệ nhập học chung cho giáo dục trung học phổ thông lại quá thấp, chỉ ở mức hơn 63%.

Ở Hà Nội, đầu tầu của đất nước, điều này thể hiện rõ khi các trường cấp 3 chỉ có năng lực tiếp nhận 60% số học sinh tốt nghiệp cấp 2. Năm học 19-20 chẳng hạn, có gần 39 ngàn học sinh trung học cơ sở bị loại khỏi trường công, phải học ở trường tư, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, học nghề hay đi làm. HN còn như vậy thì tỷ lệ này còn cao đến mức nào ở các tỉnh vùng sâu vùng xa?

Tuy nhiên, các trường dạy nghề hoặc trung cấp chuyên nghiệp được đánh giá là “có kỹ năng không phù hợp, tỷ lệ tốt nghiệp không cao, động lực học tập thấp”.

Những con số này cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta như thế nào! Đây là tình trạng người VN vẫn chỉ nai lưng ra làm thuê, làm mướn ngay trên đất nước của mình mà trong nhiều tút đã cảnh báo.

Ngày nay, dưới cái gọi là xã hội hóa giáo dục, các nhà hoạch định chính sách hi vọng rằng các trường tư sẽ giúp trám vào sự thiếu hụt cả các trường công. Song nhân danh điều đó mà lơ là nhiệm vụ cung cấp, đảm bảo giáo dục công là tội.

Đã đến lúc cần đặt mục tiêu phổ cập trung học phổ thông, cải thiện chất lượng giáo dục nghề nghiệp, nâng lương cho thầy cô giáo và không thể ỷ lại giáo dục cho tư nhân. Ít nhất, cái đuôi định hướng cần phải thể hiện rõ trong giáo dục công lập nếu không muốn con em của nông dân, công nhân,... bị gạt ra rìa phát triển.

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc