Nước cờ hư ảo của Vinfast

Vinfast có những bước tiến vào thị trường Âu Mỹ, hẳn ai cũng nhìn thấy mục đích lồ lộ của họ là tiếp cập thị trường để bán xe ô tô mà họ sản xuất.


Trước mục đích lồ lộ của VF rất nhiều người cho rằng họ đang đi nước cờ sai lầm, tiến thẳng vào thị trường có những hãng ô tô lâu đời và danh giá nhất thế giới đang ngự trị. Châu chấu đá xe, họ sẽ thất bại như trước đây khi sản xuất ô tô chạy xăng dầu.

Làm sao VF đọ được với BMW; Mẹc, Open....?

Rất nhiều nghi vấn từ phía dư luận. Đến nay chưa thấy ý kiến nào của chuyên gia kinh tế đánh giá về nước cờ mạọ hiểm mà phần thua thấý rõ của VF. Đánh giá là thua thì ai cũng thâý rồi, còn khả năng thành công của nó ở châu Âu, Mỹ thì khó có chuyên gia kinh tế nào dám khẳng định.

Xe điện của họ đấu làm sao nổi với Tesla ?

Chẳng có cửa nào cho VF cả, thế nhưng họ vẫn từng bước thành lập những công ty con, những văn phòng đại diện ở những nơi có mặt những hãng ô tô danh tiếng trên thế giới.

Họ rửa tiền và chuyển tiền ra nước ngoài ?

Chính trường VN có nhiều phức tạp, những thông tin mật thường được tuồn ra ngoài. Nếu VF rửa tiền hay chuyển tiền thì phải có vài uỷ viên BCT chống lưng đằng sau. Thường những việc như vậy sẽ bị rò rỉ, các uỷ viên BCT khác sẽ tuồn thông tin ra ngoài để dư luận biết. Và thông tin sẽ được những Kols hay những nhân vật truyền thông ảnh hưởng đưa ra một cách mập mờ. Ở thời kỳ đấu đá, giành nhau từng bước một. Khó có thể một việc lớn như vậy do một nhóm uỷ viên BCT đứng đằng sau mà các đối thủ của họ bỏ qua.

Chuyện rửa tiền, chuyển tiền để chạy thoát thân qua việc đầu tư sản xuất mở nhà máy ở Đức của VF đến nay chưa có cơ sở gì. Ngay cả chuyện mở nhà máy mới chỉ là lời nói bên lề của một lãnh đạo VF, bà Lê Thị Thu Thuỷ. Bà Thuỷ nói VG thăm dò địa điểm mở nhà máy sản xuất ở nơi này, nơi kia, điểm nọ. Nhưng thực tế thì đến nay chưa thấy dấu hiệu nào VF sẽ mở nhà máy sản xuất ở Mỹ, Đức cả. Thay vào đó họ mở những văn phòng để giới thiệu một hãng sản xuất ô tô điện có tên là Vinfast mà nhà máy sản xuất đang hoạt động ở Việt Nam.

Với cá nhân tôi, thì chuyện VF mở nhà máy ở Đức là chuyện khó có thể xảy ra, ở Mỹ cũng vậy.

Trao đổi với một người Việt học kinh tế ở Đức và sinh sống kinh doanh khá thành công, người ta nói.

- Giờ người tiêu dùng ở châu Âu họ không nặng về thương hiệu rồi, cái gì rẻ và tốt là họ mua. Như Samsung mới đầu vào Đức ai để ý đâu, bọn điện thoại Hoa Vi cũng vậy. Thế mà giờ người ta dùng tràn ngập. Có thể Vinfast họ nhằm đến phân khúc giá rẻ và tốt cho những người thu nhập trung bình ở châu Âu thì sao.

Tôi cũng không tin, thực sự tôi nghĩ VF không đủ lực để theo đuổi cuộc chơi mà Samsung và Hoa Vi đã làm. Nhưng dù sao lời của người ta nói cũng có một phần lý giải cho việc VF đang làm ở châu Âu. Thực tế có nhiều thứ mà ban đầu không ai nghĩ nó sẽ tồn tại, nhưng cuối cùng nó phát triển thành công thành thương hiệu lớn. Có hàng hà vô số những công ty khởi nghiệp với những ý tưởng sản xuất kinh doanh táo bạo đến ảo tưởng đã chết sặc, tuy nhiên cũng có số ít trong đó thành công.

Vượng Vin là một tỷ phú, ông ta giàu nhờ có những cái nhìn nhận ra vấn đề. Ví dụ như ông ta buôn quần áo, mở nhà hàng rồi tiến đến là mở nhà máy sản xuất đồ ăn ở nước ngoài. Thu bộn tiền ông ta rời khỏi Ucraina trước khi đất nước này chuyển sang thể chế chính trị mới. Tiếp đến ông ta quay về VN và đầu tư bất động sản để nhanh chóng trở thành tỷ phú.

Người ta nói ông ta giỏi vì ông ta là maphia, là có mối quan hệ với chính trị gia. Nhưng dù là maphia hay chính trị gia thì vẫn cần đến tầm nhìn kinh doanh cái gì ra lời.

Ví dụ maphia có thể dùng quan hệ chính trị để mở nhà máy sản xuất đồ ăn. Nhưng mà đồ ăn bán ra thị trường có chấp nhận tiêu thụ hay không thì quyền lực đen không thể can thiệp được. Quyền lực ấy triệt đối thủ, tạo điều kiện nhưng không thể bắt người tiêu dùng phải mua mỳ ăn liền thay cho bánh mỳ được.

Ông ta đầu tư bất động sản, xây dựng nhà cửa, khu nọ kia ở Việt Nam thuận lợi nhờ quan hệ với chính trị gia. Nhưng nếu người dân không có nhu cầu mua nhà cửa, đầu tư bất động sản thì việc đầu tư của ông ta cũng chết sặc.

Cho nên dù ông ta là gì đi nữa, cũng phải công nhận ông ta nhìn ra vấn đề là nhu cầu thị trường cần gì để đầu tư vào lĩnh vực đó, trong qúa trình đầu tư có sử dụng những thủ đoạn kinh doanh nọ kia đó là chuyện ai nói gì tôi không phản bác.

Việc VF đầu tư sản xuất xe điện cũng cần nhìn theo hướng này, đó là Vượng Vin đánh hơi thấy điều gì đó ở thị trường châu Âu. Ông ta có những quan hệ với chính trị gia và cảm thấy việc đầu tư sản xuất ô tô vào châu Âu có cửa.

Ông ta nhìn thấy người dân châu Âu giờ đây đã thay đổi quan niệm khi lựa chọn hàng hoá thương hiệu, chỉ cần hàng tốt giá rẻ ở đâu sản xuất cũng được.

Ông ta hy vọng thương hiệu VF sẽ trở thành như Samsung và Hoa Vy.

Như thế việc VF tiến quân vào những nơi có những hãng ô tô danh giá là họ cũng có những hy vọng sống của họ, không phải họ điên rồ gì để ném cả núi tiền vào chỗ chết như bao người vẫn đang nhận xét.

Tuy nhiên với tôi thì hai cửa hy vọng của VF kia vẫn mong manh.

Hẳn họ còn con bài, đường lùi nào đó mà những người đang nhận xét kia chưa nói đến.

Hôm rồi tôi mua mớ đồng hồ cũ, chúng khá tốt, bọc vàng, máy automatic, chạy êm ru. Tra tìm tên tuổi của chúng thì chúng thường là những công ty gia đình, công ty nhỏ. Họ sản xuất đồng hồ khá tốt nhưng rồi họ biến mất.

Họ chẳng biến vì lỗ, họ thường biến mất do những hãng đồng hồ khác mua lại cả thương hiệu lẫn nhà máy của nó.

Ví dụ như đồng hồ Odo mua lại của một hãng có biểu tượng con đại bàng có tên Carrez, rồi đầu tiên Odo thêm tên mình vào và vẫn để biểu tượng con đại bàng, sau nữa thì họ bỏ con đại bàng và tên Carrez để thay thế bằng chữ Odo.

Hoặc như hãng xe đạp Helium được mua lại và đổi tên thành Peugoet nổi tiếng như bây giờ.

Có hàng trăm loại đồng hồ đeo tay sản xuất cách đây cả trăm năm bị mua lại bởi những hiệu đồng hồ danh tiếng.

Những hãng này họ bán thương hiệu, nhà máy của mình đi không phải vì họ làm ăn lỗ vốn. Họ thâý sản xuất tiếp thì cần lực , cần vốn, cần công sức. Bán luôn và ngay họ thu lại được món tiền đáng kể so với công sức họ bỏ ra.

Chính vì mấy hôm trước nghiên cứu các hãng đồng hồ được hãng khác mua lại kia, tôi nghĩ biết đâu VF đang chơi một trò là đánh tiếng bản thân mình để các hãng ô tô danh tiếng mua lại. Vì thế họ ra mắt, giới thiệu, mở văn phòng...những việc để người ta chú ý đến.

Như đồng hồ, các hãng lớn muốn mở rộng cơ sở sản xuất, thay vì tìm địa điểm, xây dựng nhà maý, đào tạo công nhân, xin giấy phép nọ kia họ mua đứt luôn một xưởng đồng hồ nào đang có sẵn.

VF mở nhà máy sản xuất ô tô ở Vn dường như là còn để đón chờ điều đó, đó là cái kế sách nếu như họ không tiến được như Hoa Vi, Samsung họ vẫn còn đường binh khác. Nếu được một hãng danh tiếng mua lại, với họ đó cũng là một chiến thắng.

from fb Thanh Hieu Bui,

22 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc