Nước Mỹ cấm phá thai đi về đâu?

shared from fb Giang Le,
-----
Vụ rò rỉ dự thảo của thẩm phán Alito lật ngược lại Roe v Wade tôi thấy có nhiều người (không chỉ người Việt) hiểu sai nên muốn làm rõ một số điểm.


Trước hết Roe v Wade không đồng nghĩa với việc Mỹ hợp pháp hóa phá thai hay quyết định sắp tới lật ngược án lệ này không có nghĩa Mỹ sẽ cấm phá thai. Thực ra dùng chữ "Mỹ" ở đây không chính xác, đúng ra phải là "chính quyền Liên bang" của Mỹ. Trước Roe v Wade đa số các bang của Mỹ có luật cấm hoặc hạn chế tối đa phá thai nhưng vẫn có những bang cho phép phá thai (NY, Cali, DC, Hawaii). Sau phán quyết sắp tới đa số các bang "xanh" vẫn sẽ cho phép phá thai.

Roe v Wade thực chất là phán quyết cho rằng phá thai là quyền hiến định dựa vào Tu chính án 14. Do vậy tất cả những luật cấm phá thai trước năm 1973 của các bang vi hiến và bị bãi bỏ. Lần này Tối cao Pháp viện sẽ lật ngược lại phán quyết đó, nghĩa là trả lại quyền cấm hay không cấm phá thai cho các bang. Hiện tại 13 bang "đỏ" đã có luật cấm chỉ chờ Roe v Wade bị lật ngược là sẽ có hiệu lực. Về lâu dài gần như chắc chắn tất cả các bang "đỏ" sẽ cấm hoặc hạn chế rất chặt.

Quay lại Roe v Wade các thẩm phán lúc đó (7/2 vị) đã viện dẫn Tu chính án 14 theo đó cấm các bang đưa ra luật xâm phạm "life, liberty, and property" của người dân nếu không có "due process". Bên cạnh khái niệm "due process" đặc thù của hệ thống thông luật Anh/Mỹ (mà cần một bài dài để giải thích), phán quyết Roe v Wade còn cho rằng quyền phá thai bản chất là "right to privacy" đã có án lệ trước đó (Griswold v Connecticut 1965). Các bang có luật cấm phá thai là vi phạm "right to privacy" mà chưa thực hiện "due process".

Dự thảo bị leak của thẩm phán Alito cho rằng phán quyết Roe v Wade sai lầm nghiêm trọng (egregiously wrong) và lập luận về "right to privacy" và "due process" vô cùng yếu (exceptionally weak). Do vậy quyền được lựa chọn phá thai (hay không) không phải là quyền hiến định nên nghị viện các bang được phép đưa ra luật ngăn cản/cấm phá thai. Nói ngắn gọn đây là vấn đề lập pháp (theo nguyên tắc dân chủ) chứ không phải phạm trù tư pháp.

Đến đây cần nhắc đến một khái niệm nữa là quan điểm originalism của thẩm phán Alito (và các thẩm phán conservative nói chung). Theo đó những gì qui định trong Hiến pháp phải hiểu theo đúng nghĩa (đen) và ý định của các founding fathers chứ không được diễn giải ngầm định như quan điểm của các thẩm phán liberal. Ví dụ "right to privacy" không được nêu ra trong Hiến pháp nghĩa là nó không tồn tại dù nó có thể ngầm hiểu từ các quyền hiến định khác (liberty, free speech, free association...).

Cuộc chiến pháp lý liên quan đến quyền phá thai về bản chất là cuộc chiến chính trị. Cả hai phe đều sử dụng những công cụ/lập luận pháp lý rất phức tạp để đạt được mục tiêu chính trị (luật chống phá thai của Texas thông qua năm ngoái thậm chí còn tinh vi hơn chứ không chỉ đơn giản là cấm). Ngay cả việc leak tài liệu, tung fake news cũng là những công cụ cho các mục tiêu chính trị đó.

Năm 1973 trước khi phán quyết Roe v Wade được công bố cũng có hai vụ leak tài liệu liên quan đến phán quyết đó. Nhưng có lẽ giống lần trước, leak tài liệu lần này sẽ không làm thay đổi quyết định của phe đa số, nghĩa là quyền phá thai sẽ không còn là một quyền hiến định nữa, ở Mỹ.

PS. Phe chống phá thai đã rất tài tình đặt tên cho phong trào của họ là "pro-life", mặc dù bảo vệ bào thai chỉ là 1 trong 4 mục đích của các luật chống/hạn chế phá thai. Phe kia sử dụng tên "pro-choice" yếu hơn hẳn.

Bài trước: Trò chơi con mực

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc