Định mệnh

shared from fb Sơn Đức Nguyễn,
-----
Thượng đế đã gắn cho mỗi người một định mệnh. Ta không trốn tránh được định mệnh. Nhưng ta có quyền không đầu hàng định mệnh.


Wladyslaw Szpiman là nghệ sỹ dương cầm danh tiếng của Ba Lan. Khi chiến tranh thế giới nổ ra anh, cả gia đình và những người có nguồn gốc Do Thái trở thành mục tiêu cuộc thanh trừng của quân Đức phát xít.

Một cô gái trẻ đẹp chưa kịp bước ra khỏi hàng. Một viên đạn vào đầu.

Một ông già ngồi xe lăn không đứng dậy được khi lính Đức bước vào. Ông bị bưng ném cả xe lẫn người từ tầng cao xuống phố. Rơi đầu lộn ngược. Chết thảm khốc trong vũng máu.

Lính Đức được lệnh gặp Do Thái là giết. Đúng hơn là thảm sát. Không chùn tay, không ngoại lệ.

Wladyslaw Szpiman tận mắt chứng kiến tất cả. Tê liệt vì cảnh giết chóc chạm ngưỡng tận cùng của tàn khốc. Anh chui lủi khắp ngõ ngách thành phố Warszawa để thoát khỏi số phận bị giết như một con chuột.

Trong một ngôi nhà đổ nát. Wladyslaw Szpiman, với bộ dạng tiều tuỵ của một người rừng, sắp lả vì đói. Anh hí húi mở hộp đồ ăn nguội, ngước mắt lên thấy một sỹ quan Đức sừng sững trước mặt. Mặt lạnh băng, y phục sỹ quan sạch bóng chỉnh tề. Khi biết Szpiman là nghệ sỹ dương cầm, viên sỹ quan bảo anh chơi thử một bài (may sao vẫn còn cây đàn còn nguyên vẹn giữa đống tan hoang). Sau mấy phút trấn tĩnh anh nghệ sỹ Do Thái ngồi vào cây đàn.

Anh đã chọn chơi một bản của Chopin. Những ngón tay điêu luyện lướt hối hả trên phim đàn. Chắc người nghệ sỹ nghĩ rằng nốt cuối cùng của bản nhạc Chopin anh đang chơi sẽ mang tên tử thần. Không có viên đạn nào hết. Viên sỹ quan Đức, khi bản nhạc kết thúc miệng mấp máy một lúc mới trấn tĩnh hỏi Szpiman: anh trốn đây lâu chưa, có thức ăn gì để sống không.

Định mệnh đã đặt một cây đàn nguyên vẹn vào một ngôi nhà đổ nát. Định mệnh đã chọn một sỹ quan (một tay sỹ quan cao cấp chức vụ rất cao) ghé vào ngôi nhà này. Anh ta sau đó quay đó lại mấy lần. Để trao cho Szpiman những chiếc bánh mỳ, những gói kem mứt được gói gém một cách cẩn thận. Lần cuối cùng khi ghé qua, viên sỹ quan cởi chiếc áo đồng phục quân đội trao cho Szpiman, vì thấy anh đang run rẩy giữa mùa đông lạnh.

Sau đó Ba Lan được giải phóng. Szpilman được cống hiến cuộc đời nghệ sỹ với sự trọng vọng của xã hội đến hết phần đời còn lại. Định mệnh đã hoá thân vào một người quân sỹ Đức để kéo ông lại khỏi số phận thảm khốc. Một người Đức dám làm trái với tư tưởng phát xít diệt chủng. Một hành động rất hiếm hoi với tính cách của một người Đức. Viên sĩ quan Đức đã mất từ năm 1952 trong trại tù nhân chiến tranh, để lại một nhật ký đầy hoài nghi về cuộc chiến anh tham gia. Anh đã không được ai cứu giúp. Có thể vì anh quên một chi tiết này: không nói tên của mình với Szpilman. Vì chính Szpilman nhiều lần có ý định dò hỏi địa chỉ giam giữ viên sỹ quan Đức đã cứu mình nhưng vô vọng. Vì quá vội viên sỹ quan đã không kịp nói tên với anh.

The Pianist (2002) phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất và nam chính xuất sắc nhất. Nói thật mình thấy có đến 3/4 đoạn đầu bộ phim không có gì đặc biệt. Chỉ toàn cảnh đổ máu, bắn giết và những mảnh đời đau đớn trong chiến tranh. Nhưng hoá ra 3/4 nhàm chán này lại làm nền để tôn vinh 1/4 phần còn lại cuối phim như đã kể ở trên. Bao nhiêu kịch tính, những phân đoạn đắt giá chỉ dành cho những khán giả kiên nhẫn.

Chiến tranh là chết chóc, những cái chết ghê rợn. Những người đứng hai chiến tuyến chẳng hận thù gì nhau. Nhưng họ phải giết nhau chỉ vì họ đứng ở hai ranh giới khác nhau của chiến tuyến. Sống sót như nghệ sỹ Do Thái tài năng trong phim chỉ là ngoại lệ hiếm hoi. Hành động nhân văn của viên sỹ quan Đức lại càng ngoại lệ.

Khi có tài thực sự & ý chí chiến đấu không bỏ cuộc, cơ hội luôn xuất hiện bằng nhiều cách khác nhau. Định mệnh may mắn đều có một lý do chính đáng!

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc