Hơn nhau ở thái độ, quý nhau ở chỗ chân thành

Trong cuốn sách mới của mình, "Presence" ("Sự hiện diện"), Amy Cuddy, GS của Harvard Business School nói rằng mọi người nhanh chóng trả lời hai câu hỏi khi lần đầu tiên gặp bạn:


Tôi có thể tin tưởng người này? (Can I trust this person?)

Tôi có thể tôn trọng người này? (Can I respect this person?)

Các nhà tâm lý học gọi các chiều kích tương ứng là sự nồng nhiệt (warmth) và năng lực (competence), và lý tưởng nhất là bạn muốn được xem là có cả hai.

Thật thú vị, Cuddy nói rằng hầu hết mọi người, đặc biệt là trong bối cảnh chuyên nghiệp, tin rằng năng lực là yếu tố quan trọng hơn. Rốt cuộc, họ muốn chứng minh rằng mình đủ thông minh và tài năng để xử lý công việc. Nhưng trên thực tế, sự nồng nhiệt hay đáng tin cậy là yếu tố quan trọng nhất trong cách mọi người đánh giá bạn.

"Từ quan điểm tiến hóa," Cuddy nói, "điều quan trọng hơn đối với sự sống còn của chúng ta là phải biết liệu tay kia có xứng đáng với niềm tin của chúng ta hay không.

Điều này đặc biệt có ý nghĩa do nguyên nhân từ thời còn ở trong hang, quan trọng là tìm hiểu xem kẻ kia có giết bạn và đánh cắp tất cả tài sản của bạn, hơn là đánh giá anh ta đủ khả năng để tạo ra một đống lửa."

Ngay cả trong khi năng lực được đánh giá cao, Cuddy nói rằng nó chỉ được đánh giá sau khi niềm tin được thiết lập. Và tập trung quá nhiều vào việc hiển thị sức mạnh, năng lực của bạn có thể phản tác dụng.

Cô cho rằng các thực tập sinh MBA thường rất quan tâm chú trọng đến thông minh và năng lực quá nhiều đến mức có thể khiến họ bỏ qua các sự kiện xã hội, trợ giúp người khác và nói chung là không thể chấp nhận được.

Những người ưu trội này thường tỏ ra cao ngạo khiến cho người khác khó có thể hợp tác và tin cậy.

Cuddy nói:

"Nếu ai đó bạn đang cố gắng gây ảnh hưởng không tin tưởng bạn, bạn sẽ không đi được xa; trong thực tế, bạn thậm chí có thể gợi ra sự nghi ngờ bởi vì bạn được xem là thao túng. Một người chân thành, đáng tin cậy, cũng mạnh mẽ khơi gợi sự ngưỡng mộ, nhưng chỉ sau khi bạn thiết lập được niềm tin, sức mạnh của bạn mới trở thành một món quà chứ không phải là một mối đe dọa."

Các vị trí như quân sư, thân tín thì yếu tố "chơi được với anh" và "anh tin chú" là yếu tố sống còn. Mấy thứ "năng lực", "giỏi giang" hay "thông minh" gì đó được xếp sau.

Có những người hết sức thông minh mà không đáng tin cậy cho nên sự nghiệp luôn vất vả và bất đắc chí. Nhiều khi hơn nhau ở thái độ, quý nhau ở chỗ chân thành nhỉ?

from fb Đào Trung Thành,

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc