Kinh tế thị trường trong dịch vụ y tế
shared from fb Giang Le,
-----
Phần 3:
Textbook marketing thường lấy ví dụ thị trường đồ chơi trẻ em là nơi người trả tiền và người sử dụng sản phẩm là những đối tượng khác nhau, do đó chiến lược bán hàng phải trú trọng vào những mặt khác (hấp dẫn trẻ con) chứ không phải giá. Ở nhiều nước (phát triển) một thị trường khác lớn hơn nhiều cũng có đặc tính tương tự. Đó là dịch vụ y tế khi mà đa số bệnh nhân được bảo hiểm chi trả (phần lớn) chi phí khám chữa bệnh của mình. Rắc rối hơn người bệnh thường không tự quyết định được dịch vụ y tế nào họ cần mà chính các suppliers (bác sĩ, bệnh viện) lại là người quyết định điều đó. Trong phần này tôi sẽ viết về các market failure trong thị trường dịch vụ y tế.
Trước hết ngành y tế cần phân biệt lĩnh vực public health vs private healthcare. Cái đầu là những thứ liên quan đến cả cộng đồng và thường được nhà nước đứng ra chi trả ngay cả ở những nước không có bảo hiểm y tế công. vd test/chích ngừa Covid. Vấn đề public health là ví dụ điển hình của externalities mà textbook kinh tế hay trích dẫn. Bởi kiểm soát dịch bệnh tốt không chỉ có lợi cho từng cá nhân mà còn giúp nền kinh tế tránh bị gián đoạn/ảnh hưởng hay những người đã chích ngừa giúp giảm rủi ro lây nhiễm cho người khác. Không chỉ nhắm đến các externalities, public health còn giải quyết vấn đề inequality về chăm sóc sức khỏe, một dạng social safety net.
Với private healthcare tín hiệu giá có tác động không lớn vào quyết định của người bệnh có cần sử dụng dịch vụ y tế hay không. Một phần vì chi phí khám chữa bệnh được bảo hiểm chi trả, một phần vì với đa số mọi người sức khỏe là trên hết, họ sẵn sàng bán tài sản, thậm chí vay nợ để chữa bệnh. Vì bác sĩ/bệnh viện là người quyết định bệnh nhân phải sử dụng dịch vụ y tế gì/chi phí bao nhiêu nên cơ chế thị trường gần như không tồn tại. Người bệnh chỉ có thể dựa vào đạo đức và các tiêu chuẩn nghề nghiệp của giới y bác sĩ để hi vọng việc chữa trị hiệu quả và tiết kiệm nhất.
Về phía bảo hiểm y tế nếu đây là một thị trường tự do hoàn toàn các công ty bảo hiểm sẽ chỉ bán bảo hiểm (với chi phí chấp nhận được) cho những người còn khỏe mạnh và sẽ loại dần những khách hàng chớm bệnh hoặc tăng mạnh premium cho những người đó. Đây không hẳn là market failure (nếu không kể khía cạnh externalities) nhưng là điều khó có thể chấp nhận trong một xã hội phát triển. Bởi vậy hầu hết các thị trường bảo hiểm y tế tư nhân trên thế giới đều có can thiệp của nhà nước, vd Obamacare ở Mỹ. Thêm vào đó nhiều nước cung cấp bảo hiểm y tế công cho toàn dân như Úc để đảm bảo bất kỳ công dân nào cũng được chăm sóc y tế tối thiểu.
Tóm lại cả public health lẫn private healthcare đều có market failure theo nghĩa tín hiệu giá của một thị trường tự do không đưa đến kết quả tối ưu cho toàn xã hội vì cả buyers lẫn sellers đều không/ít điều chỉnh hành vi khi đối mặt với giá. Cả hai ví dụ trong các phần trước cũng vậy, giá thị trường không phải lúc nào cũng đảm bảo coordination giữa hàng nghìn thực thể trong một thị trường phức tạp hay đặc thù công nghệ của một thị trường làm tín hiệu giá mất tác dụng trong một khoảng thời gian, một khoảng supply nhất định.
Giới kinh tế, dù cổ súy cho thị trường tự do đến mấy, cũng phải chấp nhận government interventions là giải pháp cho market failures. Nhưng cần lưu ý interventions có nhiều dạng, từ regulation, tax/subsidy, market design, R&D, đến cung cấp dịch vụ công bổ trợ cho thị trường. Chọn giải pháp/chính sách nào, và nhất là làm thế nào để không bị "tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa", i.e. rơi vào government failures, cần một lớp lãnh đạo chính trị có năng lực và trong sạch.
Post a Comment