Thị trường phát điện cạnh tranh còn nhiều băn khoăn

shared from fb Giang Le,
-----
Phần 2:

Textbook kinh tế rất hay trích dẫn thị trường điện là một case điển hình của natural monopoly dẫn đến market failure. Lý do được đưa ra là đây là ngành cần nhiều vốn đầu tư (fixed cost cao) và chỉ cần một đường truyền tới một thành phố/khu dân cư. Giải pháp được nhiều nhà kinh tế cổ súy mấy chục năm qua là chia tách ngành này thành 3 phần: phát điện, truyền tải, bán lẻ. Chỉ riêng phần truyền tải sẽ được giữ tính độc quyền, phát điện và bán lẻ phải được mở cửa cạnh tranh.


Lý thuyết là vậy nhưng trên thực tế cả phần thượng nguồn (phát điện) và hạ nguồn (bán lẻ) dù mở cửa vẫn có nhiều vấn đề nên không loại bỏ được market failure như các nhà kinh tế trông đợi. Trong phần này tôi sẽ viết về market failure ở khâu phát điện mà nguyên nhân sâu sa là đặc thù của điện năng cũng như của một hệ thống phát/truyền tải điện.

Trước hết cần nhớ điện năng là một sản phẩm gần như không thể lưu trữ được (với công nghệ hiện tại) nhưng nhu cầu lại có những thời điểm đột biến rất lớn. Với một mặt hàng bình thường (có inventory và demand biến động không quá lớn) phía supply sẽ điều chỉnh khi tín hiệu giá cho thấy demand đã thay đổi. Trong khi đó tín hiệu giá trên thị trường điện, mặc dù có thể tăng giảm hàng trăm lần trong thời gian rất ngắn, không đủ để các nhà máy điện thay đổi công suất kịp thời đáp ứng các biến động quá lớn từ phía demand.

Vì một số đặc thù kỹ thuật hệ thống điện có thể sập toàn bộ nếu công suất phát không đáp ứng được demand chỉ trong vòng vài phút, dẫn đến những hậu quả thảm khốc về mặt kinh tế/xã hội và cả an ninh/quốc phòng. Do vậy không một quốc gia nào dám để thị trường (nghĩa là tín hiệu giá) quyết định công suất phát trong ngắn hạn. Việc này phải được giao phó cho một cơ quan quản lý tập trung (ở Úc là AEMO) lập kế hoạch huy động công suất phát. Giá bán (xỉ) chỉ được xác lập sau khi công suất phát đã được cơ quan này xác định và các nhà máy phát điện cam kết.

Không chỉ có thế, vì tổng công suất phát là một đồ thị bậc thang (có bước nhảy khi một tổ máy lớn tắt/bật) các nhà máy điện có thể có những chiến lược chào công suất và chào giá khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận mặc dù như vậy không tối ưu cho toàn bộ thị trường. Điều này khá tương đồng với monopoly power ở một thị trường bình thường cho dù thị trường phát điện rất cạnh tranh. Monopoly power này còn gia tăng khi một nhà máy nằm ở một vị trí chiến lược trên mạng truyền tải, đặc biệt ở những nơi công suất đường truyền hạn chế.

Một đặc thù quan trọng nữa của thị trường điện là các công nghệ phát rất khác nhau (điện gió, điện mặt trởi, thủy điện, nhiệt điện, hạt nhân...) và công suất phát của từng loại công nghệ có biến động rất lớn và rất khó dự báo. Bởi vậy một thiết kế thị trường (chào giá, chào công suất) có thể hiệu quả ở thời điểm này nhưng trở nên bất cập ở thời điểm khác. Thị trường điện châu Âu hiện đang rất chật vật vì công suất phát từ khí đốt bị suy giảm nghiêm trọng do Nga ngừng bán khí. Một số chuyên gia đang yêu cầu phải thiết kế lại thị trường điện châu Âu.

Vẫn luôn cổ súy cho việc tự do hóa thị trường điện để đẩy mạnh cạnh tranh, khi tìm hiểu sâu các vấn đề kỹ thuật và cơ chế vận hành của thị trường này tôi cho rằng market failure không thể tránh khỏi. Với các công nghệ hiện tại invisible hands không đủ để đảm bảo thị trường điện vận hành hiệu quả mà vẫn cần visible hands, đó là chưa nói đến khía cạnh công bằng.

Cuối cùng tôi xin nhắc lại một cảnh báo mà tôi đã nêu ra trước đây: không có gì đảm bảo một thị trường điện cạnh tranh sẽ làm giảm giá điện cho người tiêu dùng, khả năng ngược lại khá cao (trường hợp giá điện ở Texas năm ngoái). Nhưng với các policymakers giá điện cho người tiêu dùng chỉ là một yếu tố, an toàn hệ thống và đảm bảo phát triển dài hạn là những điều họ phải cân nhắc khi tiến hành cải tổ.

(Còn tiếp)

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc