Vinfast IPO tại Mỹ chắc chắn thất bại?
[đấy là khi kế hoạch niêm yết bị hủy vì book building bị undersubscribed]
from fb Giang Le,
-----
Một số bạn đặt câu hỏi liệu Vinfast có "được" IPO ở Mỹ hay không, một số khác hỏi liệu Vinfast có IPO thành công ở Mỹ hay không?
Luật chứng khoán của Mỹ không đòi hỏi một công ty phải đạt điều kiện gì để IPO (chính xác hơn là trở thành công ty đại chúng bởi IPO chỉ là một cách going public). Bất kỳ công ty nào cũng có thể đăng ký với SEC (Ủy ban Chứng khoán Mỹ) và SEC chỉ quan tâm những thông tin mà công ty đó cung cấp đã đủ chưa rồi "bật đèn xanh"(*). Công ty nội địa phải đăng ký theo form S1, công ty nước ngoài dùng form F1 như trường hợp Vinfast Auto Ltd (là công ty Singapore). Nếu hiểu Vinfast là công ty VN thì câu hỏi có "được" IPO ở Mỹ không là câu hỏi cho luật VN chứ không phải luật Mỹ.
Còn liệu Vinfast có IPO "thành công" không thì phải định nghĩa thế nào là thành công, hay ngược lại thế nào là thất bại. IPO thường có 2 dạng: fixed price vs book building (dựng sổ). Loại thứ nhất thường cho các công ty không (thực sự) cần huy động vốn mà chỉ cần xác định giá trị cổ phiếu (giá trị công ty). Họ định giá rồi chào bán cổ phiếu với mức giá đó (fixed price), do đó sẽ không biết sẽ thu về bao nhiêu tiền (vì không biết số lượng bán được). Đổi lại họ biết chính xác giá trị công ty (market capitalization) ở thời điểm bán. Ví dụ Vinfast có gần 2.5 tỷ cổ phần, nếu IPO fixed price $40 thì dù chỉ bán được 1 cổ phần (thu về 40 đô) Vinfast sẽ có market cap là 100 tỷ USD. Nếu Vinfast IPO fixed price thì thành công rất dễ, nhưng Vinfast không chọn cách này vì đang thực sự cần vốn.
Cách thứ hai book building phổ biến hơn khi công ty muốn huy động một số vốn nhất định. Ví dụ nếu Vinfast muốn huy động 1 tỷ USD thì phải bán 10% cổ phần khi thị trường định giá $4/cổ phiếu nhưng sẽ chỉ phải bán 1% cổ phần nếu giá cổ phiếu là $40. Trong trường hợp này IPO bị cho là "thất bại" nếu thị trường định giá thấp hơn nhiều kỳ vọng của Vinfast (thậm chí bằng không, i.e. từ chối tham gia mua IPO). Ở đây tôi sẽ giải thích thêm về quá trình book building.
Các công ty muốn IPO theo cách book building sẽ phải thuê các investment bank tư vấn (thuật ngữ chuyên môn là underwriting bao gồm nhiều nghiệp vụ rộng hơn là advising). Vinfast thuê 10 underwriter trong đó có những cái tên lớn như Citigroup, Morgan Stanley, Credis Suisse, JP Morgan, BNP Paribas, HSBC, Nomura, ... Những underwriters chính sẽ giúp Vinfast viết prospectus (bản cáo bạch) và nộp form F1, sau đó định giá sơ bộ để ước lượng Vinfast phải bán bao nhiêu % cổ phần mới đạt được mục tiêu huy động vốn. Việc định giá nghe "to tác" nhưng thực ra các analysts chỉ sử dụng một vài mô hình đơn giản (DCF, ratio...) với các biên độ dữ liệu đầu vào dao động rất lớn.
Vai trò quan trọng nhất của các underwriters là bước tiếp theo: dắt Vinfast đi chào hàng (thuật ngữ chuyên môn là roadshow). Các underwriters có quan hệ rất rộng với các nhà đầu tư lớn (và biết ai quan tâm đến cổ phiếu EV hay thị trường VN) sẽ giới thiệu Vinfast đến thuyết trình (pitching). Nếu nhà đầu tư quan tâm họ sẽ đặt mua một lượng cổ phiếu với một mức giá nào đó mà họ cho là hợp lý. Họ sẽ dựa vào dữ liệu trong prospectus và giá (các underwriters) dự tính trong pitchbook để tự đánh giá. Với các underwriter tên tuổi như trên thì các nhà đầu tư không lo ngại chất lượng dữ liệu đầu vào, nhưng không có nghĩa họ chấp nhận giá do các underwriter cung cấp vì họ sẽ có các giả định của riêng họ. Các đơn đặt hàng mua cổ phiếu IPO sẽ được ghi vào (order) book nên quá trình này gọi là book building.
Nếu sau khi hoàn thành roadshow số tiền dự kiến huy động được từ IPO thấp hơn số dự định (vì giá đặt mua thấp hơn giá các underwriter dự tính và/hoặc số lượng đăng ký quá thấp) thì book building thất bại (thuật ngữ chuyên môn là book building bị undersubscribed). Trong trường hợp này Vinfast và các underwriters sẽ phải ngồi tính lại giá và/hoặc giảm mục tiêu huy động rồi thực hiện lại roadshow, hi vọng sẽ build được một book khác "to hơn". Trừ các vụ IPO đình đám quá trình roadshow này diễn ra âm thầm nên khó có thể biết Vinfast có phải "giảm giá" hay không.
Nếu thành công chắc chắn Vinfast và các underwriter sẽ khoe book building được "oversubscribed". Sau đó ngày IPO lên sàn chỉ là vấn đề thủ tục để Mr. Vượng lên gõ kẻng và thu tiền. Các underwriter sẽ được trả phí tư vấn (và lợi nhuận bán cổ phiếu "greenshoe" - tôi sẽ giải thích vào dịp khác). Sau đó hằng năm Vinfast phải nộp form 20-F cho SEC để công bố kết quả kinh doanh và những vấn đề corporate liên quan.
Tóm lại đánh giá IPO có thành công hay không không dễ bởi không biết mục tiêu ban đầu của Vinfast là gì (định giá cổ phiếu bao nhiêu và định huy động bao nhiêu). Chỉ có thể nói chắc chắn IPO thất bại khi kế hoạch niêm yết bị hủy vì book building bị undersubscribed. Năm ngoái có tin đồn Vinfast định listing qua con đường SPAC, có lẽ họ chậm chân (hoặc không làm kịp) vì hiện tại SPAC đã thoái trào. Con đường IPO thời điểm này cũng khá gai góc, không kể chất lượng, giá xe và dự kiến tăng trưởng bị soi rất kỹ, rồi khả năng recession trong năm sau, chỉ riêng việc Fed tăng lãi suất đã làm giá tính theo DCF giảm rất nhiều. Mà Vinfast đang cần rất nhiều tiền.
(*) Đây là disclaimer của SEC trong form F1 của Vinfast: "Neither the Securities and Exchange Commission nor any other regulatory body has approved or disapproved of these securities or passed upon the accuracy or adequacy of this prospectus. Any representation to the contrary is a criminal offense."
Bài trước: Kinh tế thị trường trong dịch vụ y tế
update, 2023 0811,
Nếu không có gì thay đổi VFS sẽ là ticker của Vinfast trên Nasdaq từ ngày 15/08.
Hôm qua (10/8) 99.99% cổ đông còn lại của BSAQ đã bỏ phiếu thông qua merger với VF. Trước đó một số cổ đông đã rút vốn thêm hơn 1.4 triệu cổ phần tương đương với $15 triệu. Như vậy số tiền còn lại trong trust account chỉ còn $13 triệu vào thời điểm merger. Cho đến thời điểm này không có thông tin gì về vốn từ PIPE, cho nên dù "IPO" thành công số "tiền tươi" VF nhận được sẽ không quá $30 triệu (nhưng sẽ phải trả khoảng $10-15 triệu chi phí cho BSAQ). Điều này không có gì bất ngờ nhưng xung quanh vụ merger này vẫn có những diễn biến rất thú vị.
Còn nhớ vào trung tuần tháng 7 BSAQ tiến hành bỏ phiếu gia hạn thời gian merger đến tháng 8/2024. Trước đó nửa tháng (cuối tháng 6) First Trust Capital Management (FTCM), một quĩ đầu tư không mấy tên tuổi, âm thầm mua cổ phiếu BSAQ trên thị trường, tổng cộng hơn 3.4 triệu cổ phần (khoảng $35 triệu). Sau cuộc bỏ phiếu gia hạn đó FTCM lại âm thầm bán ra tất cả cổ phiếu BSAQ mà họ nắm giữ. Đến ngày 31/7 FTCM không còn sở hữu một cổ phần nào. Giá cổ phiếu BSAQ tăng 17% trong 2 ngày cuối tháng 7, không biết FTCM có bán được giá đó không.
Sau đó BSAQ lại tụt xuống quanh quẩn $10.6, đến ngày bỏ phiếu merger hôm qua (10/8) giá cổ phiếu tăng vọt lên $18.5 (tăng 73% trong 1 ngày). Khối lượng gia dịch hơn 4.7 triệu cổ phần, cao gấp hàng chục lần khối lượng trung bình những ngày trước đó. Như vậy 1.4 triệu cổ phần cổ đông rút vốn (với giá khoảng $10.5) trước ngày 10/8 bị lỡ cú tăng giá đột biến ngày hôm qua, các cổ đông đó chắc đang tiếc hùi hụi. Nếu ngày 15/8 tới VFS chào sàn Nasdaq với mức giá này market cap của VF sẽ xấp xỉ $40 tỷ.
-----
from fb Son Dang,
Cấm Cười
Nghe đồn xuất hiện quái kiệt thách thức Elon Musk, mình hơi tò mò xíu, bèn xem thử quái kiệt này như nào. À đây, lần phỏng vấn mới nhất cựu CFO Vin-CEO Vinfast nói lên sự khác biệt về nguyên tắc hạch toán giữa Mỹ và Việt Nam(link cuối bài). Buồn cười vãi với các luận điệu lật bánh tráng🤣
Thôi để mấy bé sinh viên tài chính bóc quái kiệt này vậy🤣 Các bạn cứ tự nhiên phản biện đi nhé😌
“Có thể nói những lời giải thích của bà Thủy là hoàn toàn ngụy biện và sai ngay kể cả trong kế toán tài chính.
Ok. Giờ cho mình dùng một từ hơi chuyên môn tí là GAAP (Generally Accepted Accounting Principles - Nguyên tắc kế toán được chấp nhận), hay còn gọi cái tên đơn giản hơn là Chuẩn mực kế toán, hoặc mọi người có thể thường nghe hơn là kế toán sổ sách. Còn bản kế toán nội bộ là bản kế toán mà diễn giải theo ý của doanh nghiệp thì gọi là Non-Gaap. Như vậy có thể thấy, cái diễn giải của bà Thủy là Non-Gaap.
Đầu tiên, VF IPO ở Mỹ nên tất nhiên phải theo GAAP của Mỹ. Không ai lại đi dùng kế toán nội bộ VN để diễn giải linh tinh như bà cả để giải thích cho các khoản lỗ rồi kết luận tài chính công ty còn tốt cả. Và nguyên tắc của GAAP Mỹ là bảo vệ nhà đầu tư bằng cách cung cấp thông tin chân thực nhất. Thậm chí, cách diễn giải của bà cũng hoàn toàn sai.
Cái thứ nhất, bà nói gần 1.9b USD chi phí RD là chi phí ở VN là khoản đầu tư dài hạn ở VN. Không biết bà lấy quy định này đâu ra. Nhưng ở Mỹ, chi phí RD là expense khoản chi tiêu. Một mục RD đâu thể xác định áp dụng cho sản phẩm gì, bao nhiêu sản phẩm, vòng đời sản phẩm đó bao lâu mà phân bổ để được coi là khoản khấu hao cho đầu tư. Thậm chí có những patents bằng sáng chế đăng kí cho có xong không xài. Vậy làm sao có thể vốn hóa (capitalised) các chi phí RD đó được để gọi là đầu tư lâu dài mà khấu hao dần qua sản phẩm. Cho nên, với GAAP USA, gần như tất cả chi phí RD đều là expense khoản chi và đều tính là nợ hết là chuẩn. Và điều này bảo vệ cho các nhà đầu tư. Có môt số mục RD nếu có thể định giá vốn hóa (vd như sở hữu platform xe riêng) thì đưa vào capitalize làm vốn. Chưa kể, với khoản chi gần 2b USD cho RD như vậy mà bản thân VF không có một patent kỹ thuật hay công nghệ nào cả thì phải có thể coi đó là một khoản chi không hiệu quả nên xác định đó là nợ là đúng bản chất. Các bạn có thể tham khảo thêm link này để hiểu hơn về RD Expense trong hoạch toán GAAP USA.
https://www.wallstreetprep.com/.../research-development/....
CÁI THỨ HAI
Bà Thủy nói cái này "Ví dụ như có 2,092 tỉ USD là khoản phải trả phát sinh do giao dịch tái cấu trúc sở hữu nội bộ để VinFast Singapore có thể niêm yết tại Mỹ. Sau khi IPO thành công, khoản phải trả này sẽ được tất toán giữa các công ty trong nhóm và VinFast sẽ không còn phải chịu nghĩa vụ này nữa. Nói cách khác, 2,092 tỉ USD này không phải nợ mà chỉ là một cơ cấu nội bộ cho mục đích tái cấu trúc phục vụ IPO."
Nếu ai vào hồ sơ IPO và tìm keyword P-Notes là sẽ ra khoản này. Trang 19 phần Use of Processed có ghi: "to partially or fully repay the remaining outstanding Share Acquisition P-Notes issued in connection with the Reorganization. In accordance with the terms of the Reinvestment Agreement, Vingroup will reinvest the offering proceeds it receives from the Share Acquisition P-Note into VinFast Vietnam (the “IPO Proceeds Reinvestment”) less VND6.0 trillion ($251.0 million) corresponding to the advance capital contribution made by Vingroup to VinFast Vietnam in March 2022. See “Corporate History and Structure — Reorganization” for more information. We plan to use the IPO Proceeds Reinvesment and any net proceeds remaining after repayment of the outstanding Share Acquisition P-Notes as follows"
Rồi trong phần tái cấu trúc CAPITALIZATION ở trang 61 có giải thích: "on an as adjusted basis to reflect completion of the ICE Assets Disposal, consisting of: (i) the assignment of VND24.2 trillion ($1,012.9 million) of the Share Acquisition P-Note held by VIG to VinFast Vietnam in June 2022, which, upon completion of the ICE Assets Disposal in November 2022, satisfied a portion of the ICE Assets Disposal consideration owed to us from VIG and eliminated our payment obligations relating to the Share Acquisition P-Note assigned by VIG, and (ii) the payment of the remaining ICE Assets Disposal consideration of approximately VND2.8 trillion ($116.8 million), which VIG intends to pay in cash no later than 15 business days after the completion of the offering; "
Như vậy, có thể hiểu P-Notes này đây là khoản VG đứng ra bảo lãnh cho VF vay vì VF không có tài sản thế chấp để tái cấu trúc và chuyển đổi từ ICE sang điện. Sau khi IPO xong VF sẽ lấy tiền trả VG và xóa nợ. Xong sau đó hồ sơ có nói là VG sẽ tái đầu tư lại cho VF. Nhưng đây mới là vấn đề.
1. Cái khoản này là xóa nợ cho VF như VG có đem tiền xoay lại VF thật không thì không có gì cam kết.
2. Vingroup xoay lại bằng cách nào? Nêu nhớ, lúc này VF không còn là công ty tư nhân nữa mà là công ty đại chúng. VG không thể đơn giản là chuyển tiền cho VF là xong mà phải thông qua cổ phiếu.
- Nếu muốn tiền vào tay VF, VF phải phát hành thêm cổ phiếu và VG mua lại. Như vậy sẽ làm pha loãng cổ phiếu, tăng supply và các cổ đông đại chúng sẽ bị chia bớt cổ tức làm cổ phiếu kém hấp dẫn và bị bán tháo giảm giá trị.
- VG không muốn tăng supply thì VG mua cổ phiếu phát hành ở thị trường. Điều này thực tế tiền chả vào VF và chả có tác dụng gì.
Như vậy, rõ ràng chưa chi mới IPO mà VF đã bị dilution pha loãng và làm giảm giá trị thì gây thiệt hại cho chính các nhà đầu tư. Và nó hoàn toàn không thể gọi là tái cấu trúc nội bộ và chả ảnh hưởng gì nhà đầu tư cả. Cho nên, các khoản này đều phải đưa vào nợ theo GAAP US là chuẩn mực.
Tất nhiên, nếu phân tích sâu hơn về cashflow, interest thì sẽ thấy còn nhiều điểm sai của bà Thủy nữa. Nên mình chỉ giải thích các điểm vô lí chính của bà Thủy thôi.
Thực ra, cái chuyện GAAP hay non-Gaap này mình không lạ. Hồi CII khi các fund Âu Mỹ họ đòi phải audit bởi Big4 thì CII không chịu với lí do là cách thức audit của Big4 không phản ánh đúng thực trạng của CII. Và đây là một ví dụ điển hình cho cái "thực trạng" của các công ty VN. Chả tự dưng mà các khoản này US nó bắt thành nợ đâu mà giải với chả thích. Nguyên tắc kế toán là account balance, làm gì có vụ khoản nợ tự dưng tái phân bổ qua lại xong tự dưng biến mất như các cách giải thích của bà Thủy đâu.”🤣
nguồn: Sonnie Tran
-----
-----
from fb Nga Nguyen (2023 0816),
Vinfast thành công ty xe tăng trưởng nhanh nhất lịch sử
Để hình dung ra mức độ điên rồ của Vinfast, chúng ta có thể so sánh với các hãng xe khác.
Hyundai
- Vốn hóa thị trường: 33 tỷ USD
- Số xe bán trong năm 2022: 3,944,579
GM
- Vốn hóa thị trường: 46 tỷ USD
- Số xe bán trong năm 2022: 5,900,000
Vinfast
- Vốn hóa thị trường: 80 tỷ USD
- Số xe bán trong năm 2022: 22,330
Với giá trị thị trường hiện tại, Vinfast có thể mua lại Hyundai và GM mà vẫn còn tiền dư. Tuy nhiên, số lượng xe Vinfast bán được chỉ bằng 0.56% của Hyundai.
Khi Tesla niêm yết vào tháng 10/2010, vốn hóa của họ chỉ là 1.7 tỷ USD. Còn Vinfast thì bùng nổ, lên 80 tỷ USD chỉ sau một đêm.
Tương lai không thể đoán trước được. Nhưng đây chỉ có thể là một Thánh Gióng trong thị trường tài chính hoặc là một con kỳ lân ngáo.
-----
from fb Caobao Do (2023 0817),
Báo chí và truyền thông Việt Nam cần bớt bốc đồng
Ngày hôm qua báo chí và truyền thông Việt Nam đồng loạt đưa tin ông Phạm Nhật Vượng có tài sản 74 tỷ USD (hay 84.3 tỷ USD) là tỷ phú giàu thứ 16 thế giới, rồi cộng đồng mạng cũng hùa theo, tạo thành cơn sốt cả trên báo chí lẫn trên mạng xã hội.
Forbes và Bloomberg là các tổ chức chuyên nghiệp trong việc xếp hạng các tỷ phú Mỹ và thế giới, đã từ hàng chục năm nay họ luôn cập nhật thông tin và công bố hàng ngày danh sách các tỷ phú (tổng tài sản, thứ hạng).
Người có hiểu biết một chút thì đều biết rằng một công ty công nghệ mới lên sàn NASDAQ hay NYSE thì giá cổ phiếu rất biến động, trong thời gian ngắn có thể tăng hoặc giảm đến 10, 20, 30 lần, đặc biệt là với những công ty có doanh số thấp, lợi nhuận âm (vẫn đang trong giai đoạn đầu tư).
Theo tôi các tờ báo Việt Nam không phải trong lĩnh vực tài chính chuyên nghiệp, không nên chạy theo Forbes hay Bloomberg (họ vốn đang công bố hàng ngày, còn mình thì không), cần tĩnh tâm hơn để theo dõi sự biến động của giá cổ phiếu của Vinfast (chắc chắn còn biến động rất lớn trong vài tháng tới) để có các bài viết, phân tích và nhận định có chiều sâu hơn.
Đơn cử, mới ngày hôm qua báo Việt Nam đăng tin tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là 74 tỷ USD là người giàu thứ 16 thế giới, sáng nay ngủ dậy, theo Forbes tài sản của anh Vượng lại còn có 37.5 tỷ USD, hạng tụt xuống còn 32 thế giới, không biết sáng ngày mai, sáng ngày kia tổng tài sản và thứ hạng sẽ còn thay đổi thế nào.
Các bạn phóng viên viết bài nên học Bloomberg và Yahoo Finance: ngày hôm qua trong danh sách 500 tỷ phú giàu nhất thế giới Bloomberg vẫn để tài sản của anh Vượng là 5.71 tỷ USD, hạng 463 thế giới, còn ngày hôm nay họ cập nhật tài sản là 6.19 tỷ USD, hạng 411 thế giới. Điều ấy có nghĩa rằng Bloomberg vẫn tính tài sản của anh Vượng theo biến động của cổ phiếu Vin Group trên sàn chứng khoán Việt Nam, phần Vinfast họ tạm để riêng ra (có thể họ chờ thời điểm cổ phiếu của Vin Group trong Vinfast được phép giao dịch họ mới tính chăng). Còn Yahoo Finance cho đến tận thời điểm này mục Market Cap (của Vinfast) họ vẫn để N/A (không rõ).
Chính vì thế mà tôi cho rằng giới báo chí và truyền thông Việt Nam cần bớt bốc đồng đi một chút.
-----
from fb Son Dang (2023 0816)
Thiệt nè, ai mới tập tành lên sàn chứng khoán thì đều phải biết các chiêu trò như kiểu low float pump and dump, mà tiếng Việt dịch ra là bơm thổi lùa. Biết để né các phù thuỷ tài chính thôi.
Tính toán của chuyên gia nha, là chỉ cần quay vòng một lượng nhỏ cổ phiếu (0,1%) với số vốn tầm 20tr đô la trong 1 phiên giao dịch thì có thể tạo ra một công ty có vốn hóa lên đến 90-100 tỉ đô. Ma thuật luôn hấp dẫn loài người bởi viễn tưởng về các con số siêu to siêu khổng lồ.
Pump dump không lạ tại Mỹ. Luật Mỹ cho phép làm chuyện đó. Các công ty xe điện như Rivian đã làm thế rồi. Quan trọng cuối cùng vẫn là sản phẩm có thật sự ngon hay không để khách hàng phải xếp hàng mua và nhà đầu tư Mỹ chịu bơm tiền. Sản phẩm tệ thì 2-3 năm sau sẽ phải rời sàn. Xe điện của Vin thì hiện được các chuyên gia oto Mỹ đánh giá khá buồn.
Tờ Washington Post lên bài, cũng chê xe Vin là lái xong thì bị say xe luôn😤 Và bảo việc Vin thông qua đường SPAC để lên sàn thiệt sự tuyệt vọng: “an act of desperation than a revival of a maligned asset class” 😤
Chuyên gia Mỹ xài từ silliness hơi đanh đá, chứ hem phải tôi là anti-fan nha. Tôi đứng giữa, trung lập. Các bạn fan họ khen thì là chuyện tình cảm của họ. Ý kiến riêng của mỗi người muh. Nhiều bạn khác khen là khen cho vui cửa vui nhà mang tính ngoại giao chủ yếu. Mình thì chê chứ vẫn mua cổ của ảnh nè, bữa nay chốt lời đủ 1 chiếc… BMW😋🤣jk
-----
from fb Sonnie Tran (2023 0816),
Pop định giá công ty Việt Nam đang thua lỗ gấp 142 lần doanh số bán hàng vào năm 2022, gấp khoảng 16 lần bội số của Tesla. Mức định giá đó giảm xuống 58 lần nếu VinFast có thể tăng trưởng doanh thu ở mức 145% trong năm nay, cùng tốc độ mà các nhà phân tích dự đoán đối với đối thủ Mỹ Rivian (RIVN.O) mà VinFast xác định là ngang hàng với thương hiệu của Elon Musk. Nhưng sự tăng trưởng nhanh chóng như vậy có vẻ là một sự kéo dài; Doanh thu của VinFast đã giảm 7% vào năm ngoái và doanh số bán hàng sụt giảm trong quý đầu tiên của năm 2023 sau khi công ty ngừng sản xuất xe chạy bằng xăng và các đối thủ cạnh tranh đang giảm giá.
Giờ đây, công ty sẽ vượt qua thách thức đó và các vấn đề hoạt động hiện có của nó trong bối cảnh thị trường chứng khoán Mỹ đang rất căng thẳng. VinFast đã đẩy lùi kế hoạch vận hành nhà máy trị giá 4 tỷ USD ở Bắc Carolina trong một năm tới năm 2025. Dự án này vẫn chưa giành được hy vọng về việc giảm thuế và các bài đánh giá về ô tô của họ không truyền cảm hứng. Chỉ có 137 chiếc VinFast EV được đăng ký tại Mỹ từ đầu năm đến tháng 6, theo S&P Global Mobility.
Cuối cùng, VinFast phụ thuộc rất nhiều vào ông Vượng, người đang đặt cược lớn vào xe điện. Ông đã rót 9,3 tỷ USD vào công ty thông qua Vingroup và các phương tiện đầu tư khác sau khi đóng cửa một liên doanh điện thoại di động, loại bỏ một dự án hàng không và thanh lý các cửa hàng tiện lợi của Vingroup. Nhưng ít nhất không có nhu cầu cấp thiết về vốn: Giám đốc tài chính David Mansfield của VinFast nói với Reuters Breakingviews rằng công ty đang đàm phán với các nhà đầu tư bao gồm các quỹ tài sản có chủ quyền và có khả năng hoàn tất việc gây quỹ trong vòng 18 tháng. VinFast có thể trì hoãn bất kỳ sự lúng túng nào từ việc thiết lập lại định giá, nhưng không thể tránh hoàn toàn.
-----
from fb Ngô Quý Nhâm (2023 0816),
Con số "vốn hoá" 85+ tỷ USD của Vinfast sau ngày đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán NASDAQ chỉ là con số ảo, không có ý nghĩa gì lắm đâu. Thế nên đừng vội so sánh với các công ty khác như GM, Mercedes, Tesla, nghe nó hài hước lắm.
Giá cổ phiếu Vinfast bị đẩy lên ngay trong ngày đầu tiên (37$/cp) dẫn đến con số vốn hoá của Vinfast trong thời gian đầu chủ yếu là do các hoạt động PUMB DUMP (hoạt động bơm và thổi giá một cổ phiếu vượt hơn rất nhiều giá trị thực của nó) do các tay buôn/môi giới thực hiện. Những người thực hiện hoạt động này có lẽ không liên quan gì đến Vinfast vì nó gây rủi ro rất lớn cho chính Vinfast. Vinfast hiện chưa được bán cổ phiếu đang nắm giữ ra thị trường.
Giá trị của Vinfast có lẽ gần với mức giá cân bằng khi Vinfast thực hiện bán ra số cổ phiếu họ đang nắm giữ. Thời điểm đó được cho là vào giữa tháng đến cuối tháng 11/2023.
Khi đó, mức vốn hoá của Vinfast có thể chỉ còn đâu đó 20-25 tỷ USD (tích cực) nhưng cũng có thể chỉ còn 8-9 tỷ USD (tiêu cực). Mức giá sẽ phụ thuộc khá nhiều vào việc lượng xe mà Vinfast bán ra, đặc biệt ở các thị trường nước ngoài. Nếu Vinfast bán được trên 50.000 xe trên toàn cầu vào cuối năm 2023 nay thì giá trị vốn hoá có thể giữ được ở mức tích cực (điều kiện quan trọng là phải bán được ở bên ngoài Việt Nam, có thể chỉ một vài ngàn xe).
Xin nhắc lại, con số "vốn hoá" 85+ tỷ USD của Vinfast ngày hôm qua chỉ là con số ảo. Thế nên đừng vội so sánh với các công ty khác như GM, Mercedes, Tesla hay tính toán tài sản của anh V, nghe nó hài hước lắm.
(Hình 1 là minh hoạ Pump-Dump,
hình 2 là thông tin giao dịch cp VFS trên Nasdaq ngày đầu).
-----
from fb Hồ Quốc Tuấn (2023 0816),
Vài con số ban đầu về Vinfast:
- Giá trị pre-recap trước giao dịch là 23 tỷ equity value, trên giá 10 đô.
- Giả sử trong trường hợp không redemption, các bạn cổ đông của BlackSpade sẽ chỉ cầm 0,7% hàng. Thực tế còn ít hơn vì đã có một lượng lớn cổ đông rút tiền rồi, nên con số sẽ gần với max redemption hơn, nghĩa là cổ đông BlackSpade có thể chỉ còn cầm chừng 0,3% số hàng.
- 99,1%-99,7% cổ phiếu là thuộc cổ đông Vinfast, nghĩa là team của anh Vượng cầm 99+% cổ phiếu trên thị trường. Ai mà có âm mưu short gì gì thì thôi bỏ đi. Float ra thị trường rất là ít thì short gì là có nguy cơ bị squeeze ngay.
- Nếu full redemption thì con số là 2,307,212,699 cổ phiếu, làm tròn là 2,307 tỷ cổ phiếu.
- Với giá 37 đô, có thể ước tính con số market equity value sẽ vào khoảng hơn 85 tỷ đô (lấy 2,307 tỷ cổ phiếu nhân 37). Nếu bạn dùng 23 tỷ equity value ở giá 10 đồng, tính ra ở giá 37 đồng thì nó cũng tương tự. Như vậy 85 tỷ là con số có lý.
- Vậy với market equity value là 85 tỷ, thì có thể reverse engineer ra là gần như toàn bộ cổ đông Black Spade nghỉ chơi, lấy tiền về. Nghĩa là đợt list này Vinfast không huy động được lượng tiền mới đáng kể từ cổ đông mới.😁
- Theo Barron, con số vốn hóa ở giá 37 đô là khoảng 86 tỷ đô, cũng không xa lắm với ước tính ở trên. Với mức đó thì "Con số này nhiều hơn tất cả các công ty khởi nghiệp xe điện của Hoa Kỳ cộng lại và nhiều hơn Ford Motor (F), GM, Stellantis (STLA), BMW (BMW. Đức), Volkswagen (VOW.Đức), Tập đoàn Mercedes-Benz (MBG.Đức), và nhiều hãng xe khác."
- Với mức 2,307 tỷ cổ phiếu, nếu giá lên 320 đô thì market equity value sẽ là 738 tỷ đô, vượt market cap 730 tỷ của Tesla. Chỉ cần mai anh em làm phát x10 là được.😆😄
- Với lượng cổ phiếu 2,307 tỷ, và trading volume hôm nay khoảng 6,6 triệu cổ phiếu, giả sử anh em quay 1 ngày hôm nay 3 vòng, thì giao dịch thực sự trao tay là 2,2 triệu cổ, tương đương gần 0,1%, tương ứng với 1/2 số cổ phiếu cổ đông sáng lập Black Spade cầm.
Tóm lại là hôm qua chỉ cần 0,1% số cổ phiếu của công ty sau sáp nhập Vinfast được quay vòng (với số vốn của round 1 tối đa chừng 20 triệu đô) đã có thể tạo ra market cap 85 tỷ đô.😁
-----
from fb Hoang Nguyen (2023 0816),
Đơn giản công ty BlackSpade nó giống như mấy thằng chuyên làm nghề cò, xếp hàng sẵn ở bệnh viện sau đó rồi bán lại cái chỗ đó cho bệnh nhân hay người nhà đến để nhanh chóng dc vào khám vậy.
Thì thằng BlackSpade này nó có vai trò y như thế, nó có sẵn các mã cổ phiếu trên sàn chứng khoán của Mỹ, Vin xuỳ tiền ra là nó sẽ cho Vin lên sàn bằng cửa hậu thôi.
Như tôi có lần đã từng phân tích sàn chứng khoán ở Mỹ thì phần lớn sẽ là nơi để người ta giao dịch nghiêm túc - tức 1 kênh để thu hút nhà đầu tư, nguồn vốn của xã hội giúp doanh nghiệp làm giầu.
Nhưng có 1 phần nhỏ trên sàn đó là nơi đẻ ra các loại Úp Bô Chi Thuật, Lùa Gà Đại Pháp v....v mà ae An Nam ta với gen của Trạng Quỳnh thần thánh, qua đó học nghệ rất nhanh như anh Sonnie Vũ hay chị Lê Diệp Kiều Trang đang bị tố lừa đảo là những đại diện xuất sắc.
Người học trò vĩ đại nhất có thể nói là anh Elon Quyết thần thánh với những cái bô thật đẹp mà a úp lên đầu chúng ta từ nhiều năm nay. Chả qua đợt vừa rồi kinh tế khó khăn, nên a lỡ tay úp mạnh quá, nên quần chúng nhân dân bức xúc nên a mới vào lò. Chứ ko thì a còn ngồi trên ngai vàng úp bô nhân dân dài dài.
Công ty BlackSpade này thì dân chứng khoán ở Mẽo chả lạ gì vì đây là 1 trong những bậc thầy của chuyên ngành pumb and dump - tức thổi giá cổ phiếu lên cao và bán tháo thật nhanh.
Nhìn thông tin của công ty này là biết nó uy tín cỡ nào khi công ty tầm cỡ thế giới gì mà có 3 nhân viên. CEO là 1 ông Tàu rặt và nguồn gốc là ở Hong Kong -nơi nổi tiếng thế giới về scam và lừa đảo tiền tệ. Ấy là còn chưa kể gần đây công ty TQ nó còn khoe hẳn trên website là xe của Vin là do nó cung cấp và thiết kế trọn gói (thay cái mác Vin vào thôi)
-----
from fb Tran Hong Quang (2023 0817),
Uy tín của doanh nghiệp Việt.
Là người không xem bóng đá nên tôi thắc mắc không hiểu sao mỗi lần đội tuyển nam của ta thua một đội nước ngoài thì thay vì phân tích các vấn đề về kỹ thuật và chiến lược của chính đội mình thì thường các fan hâm mộ hoặc là chửi VAR, không thì đòi quan hệ tình dục với bà cụ thân sinh của trọng tài hay các cẩu thủ đội bạn. Và cứ thế cơn cuồng nhiệt dưới vỏ bọc ái quốc cứ bùng lên một cách đáng sợ.
Đừng để điều tương tự xảy ra trên các forum về tài chính và kinh doanh khi các bạn hâm mộ một doanh nghiệp Việt niêm yết ở nước ngoài hay thuần tuý là kinh doanh trong nước, việc tấn công các ý kiến trái chiều của các cá nhân trong và ngoài nước mà không hề có các con số, dữ kiện và phân tích cụ thể chỉ thể hiện sự thiếu văn minh và đấy hoàn toàn không có lợi cho các doanh nghiệp VN sẽ niêm yết ở các sàn nước ngoài trong tương lai cũng như với uy tín của VN nói chung.
Luật pháp có quy định về xử phạt những hành vi chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội (khoản 1, khoản 2 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP) và sai sự thật cần được hiểu là bao gồm tất cả những thông tin bịa đặt sai sự thực bất kể là tiêu cực bất lợi hay tích cực có lợi cho cá nhân hay tổ chức, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.
Các hành vi khác liên quan thao túng thị trường chứng khoán (trong nước) thì được điều chỉnh bởi Điều 211 Bộ Luật hình sự năm 2015. Những hành vi tương tự ở các thị trường quốc tế khác sẽ được kiểm soát bởi các cơ quan quản lý của họ.
-----
chuyên gia cho rằng giá cổ phiếu vfs chỉ tầm 2,60 usd thôi, cứ mua đi và chấp nhận mất tiền...
Commenting on the irrational exuberance (tăng động phi lý), Gary Black, Managing Partner at Future Fund, said, "I worry that when $VFS stock price (giá cổ phiếu) collapses (sụp đổ) – it can't be worth more than $GM or $F or $TSLA."
The fund manager also sees another downside to this. “With product reviews that are literally horrible (tồi tệ) — it drags down quality EV companies like $RIVN and maybe even $TSLA with it,” he said.
Cramer also shared a similar sentiment. Although the company produced 3,000 EVs, only 150 are registered, suggesting that their sales ratio is not all that good, he said on CNBC Squawk On The Street.
“This is one of those blank-check mergers and no one knows how many shares are being redeemed right now,” Cramer said. It's a complete fiasco (thất bại), he added.
The stock probably is worth $2.60. “Go ahead and buy it. You’ll lose money," he warned.
source: benzinga,
-----
from fb Gaup,
Ngày đầu lên sàn NASDAQ, cổ phiếu Vinfast mã VFS có lúc được giao dịch ở mức $38.77 một cổ phần tức là Vinfast có market capitalization khoảng 90 tỷ đô la - như một bạn FB của mình có nói thì giá trị vốn hóa này cao hơn cả của "General Motor, Ford, BMW, Mercedes, Volkswagen, và rất nhiều các start-up xe điện khác ở Mỹ."
Liệu điều này có ý nghĩa là VFS là hàng hot được người ta đón nhận, tranh nhau mua vì tin vào tương lai tươi sáng của xe điện Việt Nam hay không? Có vẻ như nhiều bạn FB khác của mình nghĩ vậy.
Thứ nhất, cần làm rõ luôn là Vinfast không thể là công ty giá trị hơn BMW hay Mercedes. Lý do tại sao mọi người tự trả lời được.
Thứ hai, khác với thị trường chứng khoán ở Việt Nam nơi cần mất 2 ngày để hoàn tất một giao dịch (T+2) - thì ở Mỹ giao dịch được ghi nhận ngay lập tức, có nghĩa là mua hay bán thì tiền chuyển đi ngay và lượng cổ phiếu trao tay cũng vậy.
Thứ ba, giao dịch bán khống rất phổ biến. Nếu người ta tin là giá một cổ phiếu sẽ xuống thấp, người ta có thể "vay trước" hãng môi giới một lượng cổ phiếu và bán trước số cổ phiếu đó rồi thu tiền về. Khi giá xuống như người ta kỳ vọng thì mua lại để trả cho công ty môi giới. Nhờ có việc vay trả này mà người ta có thể bán cao mua thấp dù không có cổ phiếu trong tay.
Thứ tư, một cổ phiếu không được người ta tin cậy có thể bị bán tống bán tháo khiến cho giá bị rơi mạnh. Tuy nhiên, bản chất của thị trường chứng khoán là sàn cờ bạc hợp pháp nên sẽ luôn có một bên đánh cược vào hướng đi ngược lại. Nếu như có nhiều người vay trước để bán khống cổ phiếu còn một bên kiên quyết đẩy giá lên thì bên vay bán sẽ phải vội vàng mua lại để trả nợ công ty môi giới nếu không công ty đó sẽ tự động mua để đóng khoản vay. Một tình huống giá cổ phiếu bị đẩy lên mạnh và đám bán khống bị ép phải mua giá cao được gọi là short squeeze - cú ép hay vắt kiệt bọn bán khống. Đây là tình huống ép đẻ dã man có thể khiến những người dù đoán đúng đường đi lâu dài của cổ phiếu phải chết trong ngắn hạn vì không đủ sức giữ cam kết với hướng đi đúng đó.
Thứ năm, VFS là cổ phiếu lý tưởng để tung vào cuộc đỏ đen do hiếm có cổ phiếu nào lại hàm chứa trong nó nhiều thứ mâu thuẫn về cảm xúc như thế. Rất nhiều người yêu ghét Vinfast vì những lý do không liên quan đến xe điện. Một khi mà có cảm xúc mạnh liên quan thì cái đầu lạnh tỉnh táo bị vứt sang một bên.
Có thể suy đoán là ngày hôm nay số người tham gia mua bán cổ phiếu VFS có một tỷ lệ cao là người gốc Việt, đặc biệt là người Việt ở Mỹ hiểu và tin là cách Vinfast bán xe ở Mỹ là có nhiều hư chiêu kiểu Việt Nam và họ muốn trừng phạt Vinfast bằng cách bán cho sập tiệm. Các tổ chức tham gia mua bán chứng khoán không mua bán bằng tay mà bằng máy và máy sẽ phát hiện được ngay những cổ phiếu nào bị bán khống bất thường. Máy xay sẽ lao đến và không khó khăn gì để chúng tạo ra một short squeeze khiến cho giá đi lên mạnh mẽ, và cướp hết tiền của những người trade bằng cảm xúc. Máy không tin là Vinfast có giá trị cao hơn BMW hay Mercedes nhưng nếu cần thì máy sẽ đẩy giá VFS lên mức bất kỳ chỉ để ăn thịt những anh em trade bằng niềm tin.
Theo mình thì nên tránh xa không trade VFS. Một hai tháng nữa thì giá cổ phiếu sẽ về gần lại với giá thực được hỗ trợ bởi các fundamentals hơn chứ hiện nay vẫn là giá cảm xúc của tình yêu nước tự hào dân tộc v.v...
Mình thì nghĩ là trong vòng không tới 2 năm là VFS sẽ rời sàn NASDAQ do Vinfast không có cửa nào để sản xuất hay bán xe điện ở Mỹ cả. Việc động thổ một nhà máy sản xuất xe là việc rất dễ dàng vì các địa phương ở Mỹ luôn hoan nghênh tạo điều kiện cho nhà đầu tư - làm thế tốt cho chính trị và việc bầu cử ở địa phương - nhưng rủi ro kinh doanh cuối cùng vẫn phải do nhà đầu tư chịu.
Để set up một nhà máy có hai việc cực kỳ khó khăn hoàn toàn không tương thích với văn hóa quản lý của VIN hay của Việt Nam: (1) Làm việc với nhà thầu xây dựng; (2) Thuê công nhân và làm việc với công đoàn. VIN chắc chắn bị tắc ở cả hai khâu này và những thứ kiện cáo tập thể, những thứ đình công, lãn công...v.v... mà VIN không thể xử lý kiểu Việt Nam được sẽ khiến cho việc hoàn tất dự án bị trì hoãn hoặc chịu đội chi phí tới mức mà một công ty đang thua lỗ không chịu nổi phải giơ tay hàng.
Việc bán xe ở Mỹ cũng có những rủi ro tiềm năng có hệ lụy khủng khiếp. Điều đáng sợ nhất đối với VIN sẽ là các vụ kiện tụng tất yếu sẽ đến. Ở Mỹ người ta có thể kiện nhau vì bất kỳ lý do gì và sớm muộn gì thì Vinfast cũng sẽ bị kiện gì đó bởi một ai đó có hay không có liên quan đến xe điện. Những vụ kiện này sẽ đòi hỏi công ty phải trả những khoản phí khổng lồ cho luật sư hay để giàn xếp. Ở Việt Nam, để người ta im đi không kiện cáo rất dễ, nhưng ở Mỹ mua hay bắt người ta phải chịu khuất phục là việc không dễ dàng.
Mình nhìn những khó khăn trước mặt của Vinfast ở Mỹ mà thấy khiếp vía vì mình đã từng trải qua một con đường tương tự dù tất nhiên ở quy mô nhỏ hơn nhiều. Điều khổ là công ty càng to hơn thì sẽ càng chịu kiếp nạn nặng nề hơn chứ không phải dễ bề tránh né hơn. Những luật sư giỏi mà Vinfast có thể thuê để trợ giúp trong những lúc có kiện cáo nhiều lúc lại trở thành những hố sâu không đáy đổ bao nhiêu tiền vào cũng không đủ.
Con đường này phía trước chỉ thấy toàn mầu đen. Có ai cho mình 1 tỷ bảo mình làm thay anh Vượng vụ đánh Mỹ này mình cũng không dám nhận vì cửa này khổ lắm.
-----
from fb Ngô Quý Nhâm,
VÌ SAO VINAST TIÊU NHIỀU TIỀN VÀ LỖ NHIỀU THẾ?
Vinfast theo chiến lược thị trường kiểu tổng lực, phát triển các mẫu xe để lấp đầy các phân khúc nhanh nhất có thể. Không tính các mẫu xe xăng thì Vinfast đã trình làng 7 mẫu xe điện.
Chi phí để phát triển một mẫu ô-tô điện vô cùng lớn. Vinfast không tiết lộ chi phí đầu tư cho một mẫu xe nhưng chúng ta có thể tham chiếu chi phí phát triển của Tesla. Tesla chi 500 triệu USD để phát triển Model S (đưa ra thị trường năm 2012). Đây là mẫu xe Tesla tự phát triển. Còn Vinfast thuê các công ty bên ngoài kết hợp với đội R&D nội bộ để phát triển các mẫu xe thì chi phí R&D khó có thể rẻ hơn với mẫu xe tương đương.
Như vậy, với 7 mẫu xe điện, Vinfast có thể đã tiêu ít nhất 3 tỷ USD (ước tính) cho phát triển các mẫu xe chưa kể chi phí R&D để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm. Vì tập trung phát triển nhiều mẫu xe trong một thời gian ngắn (3 năm) nên chi phí tăng vọt.
Ngoài chi phí phát triển sản phẩm mới, Vinfast còn phải đầu tư nhiều tỷ USD để xây dựng các nhà máy sản xuất ô-tô và pin tại Việt Nam và Mỹ,. Chi phí marketing và chi phí sản xuất, vận hành hàng năm của cả hệ thống cũng sẽ vô cùng lớn.
Khi doanh thu tạo ra không đáng kể mà chi phí lớn thì các khoản lỗ cũng vô cùng lớn 1,5 tỷ - 2 tỷ USD/năm.
Tuy nhiên, do tập trung đầu tư mạnh vào phát triển sản phẩm mới và đầu tư nhà máy trong giai đoạn 2021-2023 nên nhiều khả năng các khoản thua lỗ của Vinfast sẽ giảm mạnh từ năm 2024, và dòng tiền hằng năm sẽ cải thiện. Tuy nhiên, để đạt điểm hoà vốn hằng năm và chuyển sang có lợi nhuận thì có lẽ phải thêm 5-7 năm nữa.
Thách thức lớn nhất với Vinfast để "sống sót" và đi đến ngày đạt điểm hoà vốn hằng năm (không phải hoàn vốn đầu tư) là huy động được lượng vốn hàng tỷ đô la để đầu tư cho các hoạt động trong những năm tiếp theo. Bằng không, Vingroup sẽ phải bán giấc mơ của mình.
Thế nên, việc phát triển nhiều mẫu xe trong thời gian ngắn trong khi chưa có nhiều kinh nghiệm ngành và thời gian đủ dài để hoàn thiện một mẫu xe là rủi ro quá lớn (nếu không muốn nói là sai lầm chiến lược).
Những ai quan tâm đến sự phát triển của Vinfast chắc hẳn sẽ vô cùng "hồi hộp" trong vài năm tới.
-----
from fb Thiên Lương (2023 0820),
Đọc được một bài viết thú vị trên báo Mỹ về xe điện (EV), có vài chi tiết có lẽ hữu ích cho ai quan tâm:
— Xe điện ở Mỹ đang tồn kho rất lớn (gần trăm ngàn chiếc). Các hãng chạy đua giảm tồn kho bằng cách hạ giá.
— Thực tế, xe điện cũng như mọi loại sản phẩm mới khác luôn có một đối tượng khách hàng đặc biệt, họ thích mua và sẵn sàng mua sản phẩm công nghệ mới, sẵn sàng chịu rủi ro. Tuy nhiên loại khách này gần như đã hết ở Mỹ. Các bạn khách này mà cạn thì xe điện cũng khó bán. Có rất nhiều khách không bao giờ mua xe điện, trừ khi bị chính phủ ép. Ở Đông lào cũng có đối tượng khách này. Ngoài ra còn nhiều người được công ty giảm giá đặc biệt, bị công ty ép mua,… cái này ai cũng biết. Đối tượng khách này sớm cạn.
— Giá xe điện đắt hơn xe xăng.
— Linh kiện xe điện đắt hơn xe xăng rất nhiều. Xe điện chỉ được cái động cơ rẻ, nhưng động cơ xe xăng có bao giờ hư đâu? Sự phát triển công nghệ làm cho xe xăng chạy được cả triệu km không vấn đề gì.
— Chi phí sử dụng xe điện thực tế là đắt hơn xe xăng rất nhiều. Ở Mỹ, dùng xe điện tốn phi nhiên liệu gấp rưỡi xe xăng. Ở Đông lào mà muốn hòa vốn thì phải chạy trên 3000km mỗi tháng. Anh em dễ dàng tính ra thôi.
— Các trạm sạc là vấn đề lớn với người dùng Mỹ vì lãnh thổ quá rộng. Ai hay đi xa sẽ phải lập kế hoạch di chuyển theo trạm sạc. Điều này khá bất tiện. Ở VN, giả dụ một chiếc taxi 2 ngày chạy phải sạc lại 1 lần thì 10 ngàn taxi sẽ phải sạc 5 ngàn lần mỗi ngày, mỗi lần 2h-6h chẳng hạn, sẽ chiếm 10-30 ngàn giờ sạc, coi như mất khoảng 1-3 ngàn cổng sạc chỉ cho riêng taxi. Đó là điều kiện lý tưởng khi các xe hết năng lượng khá đồng đều. Thực tế phải cần nhiều hơn.
— Năng lượng là vấn đề lớn với xe điện. Hệ thống điện quốc gia sẽ phải cải tiến, ngay cả là ở Mỹ. Thực tế thì sản xuất điện rất ô nhiễm. Nếu tính đúng tính đủ thì xe điện cũng ô nhiễm ngang xe xăng.
— Chưa ai rõ tuổi thọ xe điện. Như xe Tesla mà chục năm cũng quăng rồi vì thay pin mất 20 ngàn đô, chẳng ai chịu được chi phí đó. Trong khi xe xăng đi ba chục, bốn chục, năm chục năm cũng không vấn đề gì. Tính đúng tính đủ thì xe điện cực kỳ đắt.
Châu Âu có đề xuất cấm hẳn xe xăng để xe điện phát triển, nhưng chưa rõ họ có làm thật không. Mỹ thì khó làm vì các vận động lobby của các công ty sẽ khó cho phép chính phủ làm vậy. Dân Mỹ cũng tự do hơn, khó bắt họ làm điều họ chưa muốn làm.
-----
from fb Ngô Quý Nhâm (2023 0821),
TÓM LƯỢC VỀ NGUỒN GỐC XUẤT XỨ PHỤ TÙNG XE VINFAST - VF8
Sau một ngày các bạn FB chia sẻ thông tin về nguồn gốc của các cấu phần, linh kiện chính của VF8, tôi xin mạn phép tổng hợp lại dựa trên các video, hình ảnh chụp và chia sẻ của cả người dùng:
1. Hãng thiết kế: Pininfarina và Trorino Design, Ý
2. Phần mềm : Vinfast phát triển
3. Hộp điều khiển trung tâm ECU: hãng Bosch, Đức
4. Khung, vỏ, gầm xe: sản xuất tại Vinfast Hải phòng
5. Hệ thống treo: Hãng ZF, Đức
6. Pin: CATL (số 1 thế giới về pin ô-tô), Trung Quốc (đợt xe mới)
7. Động cơ: Trung Quốc (chưa hỏi được hãng)
8. Hệ thống phanh (thắng):
- Hệ thống điều khiển phanh điện từ : hãng Mando Hàn Quốc.
- Cụm phanh: Hãng ZF, Đức
9. Hệ thống hỗ trợ lái ADAS: Hãng ZF, Đức
10. Cụm đèn chiếu sáng: STELLAR (Hãng sản xuất của Mỹ, thiếu thông tin sản xuất ở nước nào)
Trên đây là những phụ tùng/cụm phụ tùng quan trọng nhất của chiếc xe điện.
Các phụ kiện khác thì rất đa dạng: Việt Nam (Vinfast và các công ty Việt Nam khác), Trung Quốc, Nhật, Đức, Hàn Quốc...
Chỗ nào chưa chính xác thì mọi người chỉ giúp hoặc bổ sung.
-----
from fb Sonnie Tran (2023 0824),
danh sách cổ đông VinFast:
-----
from fb Nga Ho-Dac (2023 0826),
Từ khi lên sàn Mỹ đến giờ, cổ phiếu Vinfast tăng sơ sơ có 560% chỉ trong vòng 10 ngày. Mỗi lần nó lên là có người khen, mỗi lần nó xuống là có người bỉ bôi. Đời là thế!
Một số bạn có hỏi mình vụ này, mình có nói sơ hôm trước rồi nhưng hôm nay giải thích thêm xíu cho rõ ràng. Bạn hình dung thế này, cổ phiếu Vinfast giống như nước nằm ở trong 2 cái bình thông nhau (hình 2). Bình to là lượng cổ phiếu do nội bộ nắm, chiếm >99%. Bình nhỏ là lượng cổ phiếu mua bán trên sàn (float), chiếm <1%. Nếu 2 cái bình này thông nhau, không có van khóa ở giữa, giá của cả 2 sẽ bằng nhau. Nhưng hiện này đang có mấy cái van ở giữa bị khóa, nước trong 2 cái bình này không thông nhau nên chuyện lên xuống của cái bình nhỏ không liên quan gì đến cái bình lớn. Do đó, giá mua bán trên sàn không liên quan gì đến giá của >99% cổ phiếu không được mua bán. Nên nó lên thì không có nghĩa là giá trị của Vinfast tăng 560% trong 10 ngày. Nó có xuống 90% thì cũng không có nghĩa giá trị Vinfast giảm 90%. Do đó, không có gì để khen hay để bỉ bôi cả.
Vì cái bình nhỏ là rất nhỏ (<1%), nên khi chỉ cần có 1 lượng tiền rất ít đổ vào hay rút ra thì giá cả sẽ biến động rất lớn. Do đó đây sẽ là 1 cổ phiếu đi roller coaster. Ai hay chóng mặt hay không có thời gian theo dõi liên tục thì không nên chơi.
Đến khi nào các cái van ở giữa được mở hết thì lúc đó 2 cái bình này sẽ thông nhau, giá của 2 bên sẽ bằng nhau. Tuy nhiên các van do nội bộ công ty nắm (họ quyết định không bán ra, hoặc bán ra rất ít) thì chỉ có họ hoàn toàn làm chủ khi nào mở, mở bao nhiêu …
Như vậy có thể sử dụng giá cổ phiếu trên sàn của Vinfast để tính giá trị công ty được không? Có và không!
Có: gần như tất cả các công ty trên sàn đều có lượng float hạn chế (vài đến vài chục phần trăm), và kiểu gì cũng có vài cái van khóa ở giữa. Thế nhưng báo chí và các định chế tài chính vẫn sử dụng cách này để tính giá trị công ty hay tài sản của chủ sở hữu.
Không: nếu bạn tính giá trị công ty để đầu tư thì không nên tính kiểu này. Khi float quá nhỏ thì giá sẽ đi theo cung cầu mua bán chứ không theo “giá trị”.
-----
ridiculous pump, bloomberg phũ...
-----
from fb Marcus Manh Cuong Vu (2023 0829),
1.🐚 Các nhà băng hàng đầu thế giới đã đến và đi với chuyến IPO của VinFast như thế nào?
Tháng 12/2022, VinFast công bố đã hoàn thiện hồ sơ xin niêm yết trực tiếp chính thức lên Uỷ ban chứng khoán (SEC) Hoa Kỳ. Những nhà băng hàng đầu thế giới gồm Citigroup Global Markets, Morgan Stanley & Co, Credit Suisse Securities (USA) và J.P. Morgan Securities đóng vai trò ngân hàng dựng sổ chính (một quy trình định giá khi IPO), kiêm đại diện của các nhà bảo lãnh phát hành cho đợt chào bán được đề xuất. Các ngân hàng BNP Paribas Securities, HSBC Securities (USA), RBC Capital Markets và Wolfe - Liên minh Nomura là các bên đồng dựng sổ. Còn Robert W. Baird & Co. Incorporated đóng vai trò đồng quản lý (1, xem nguồn ở dưới). Tất cả đều là những tên tuổi uy tín bảo chứng cho một IPO thành công. Thế nhưng, tại sao họ lại rút lui vào nửa đầu năm nay?
Để chuẩn bị cho chuyến IPO, ngay từ 2021, VinFast đã làm việc với một số tên tuổi bảo lãnh chính trên. Ban đầu, VinFast mong muốn phát hành số cổ phiếu đạt định giá vốn hoá ở mức 60 tỷ đô Mỹ (so sánh cùng thời điểm, hãng xe điện Rivian được định giá 66,5 tỷ đô Mỹ cho IPO). Những nhà băng bảo lãnh cho rằng con số này quá hão huyền, và họ sẽ không đăng ký mua cổ phiếu trong quy trình PIPE bán cổ phiếu cho các tài phiệt phố Wall trước khi IPO. Sau đó, vào đầu 2023, VinFast hạ định giá xuống hơn một nửa (tức 23 tỷ đô Mỹ - con số mà sau này được đưa ra trong cuộc phối ngẫu với Black Spade AC), họ vẫn tiếp tục từ chối. Và như thế, cuộc IPO đường đường chính chính đã không thành, trên hết có lẽ bởi mong muốn tự định giá bản thân quá cao của VinFast, bên cạnh những lý do khác.
Đến tháng 7/2022, VinFast đã khai thác nhiều ngân hàng để huy động được ít nhất 4 tỷ USD nhằm thúc đẩy quá trình mở rộng mạnh mẽ của mình (2). Con số này ở một khía cạnh nào đó, nói lên một phần (lớn) giá trị thực của VinFast thông qua việc các ngân hàng cho vay vốn.
2.🐚 Hội chứng FOMO trên sàn NASDAQ với VFS đang diễn ra là gì?
Trước hết, chúng ta cần phân biệt khái niệm định giá và giá bán. Định giá (valuation) là giá trị thực của doanh nghiệp được đánh giá một cách khách quan. Còn giá bán (price) là giá trên thị trường, có thể biến động cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực.
Một nhà đầu tư lẻ trên thị trường chứng khoán thường chạy theo giá bán, mà thiếu thông tin chính xác hoặc không quan tâm về định giá. Khi giá cổ phiếu VFS tăng mạnh và đều liên tiếp trong 6 phiên giao dịch, sẽ tạo nên hiệu ứng sợ bỏ lỡ (FOMO – fear of missing out) cơ hội được lời nhanh và nhiều từ nhà đầu tư lẻ.
Có vẻ như ai đó đã được lời nhiều, nhưng thực tế là, tổng giá trị được tạo ra nhờ các giao dịch cho đến hết ngày 28 tháng 8 mới ở mức 1 tỷ đô Mỹ. Và dường như có rất ít nhà đầu tư ở mấy ngày đầu còn giữ cổ phiếu trong tay họ, trừ phi họ sử dụng thủ thuật dùng tay trái mua tay phải. Lý do là tổng số lượt cổ phiếu được giao dịch trong 6 ngày qua là 65 triệu, nhưng thực tế chỉ có khoảng 16-17 triệu cổ phiếu đang được lưu thông. Và do đó, trung bình cứ 1 ngày rưỡi, cổ phiểu truyền tay từ người này qua người khác (3).
3.🐚 Kịch bản nào cho hồi kết?
Việc đầu tư siêu ngắn hạn như vậy khiến cho biên độ tăng (hoặc giảm) của VFS ở mức đánh võng. Sau một quá trình bơm thổi (pump) sẽ chuẩn bị đến quá trình xả van (dump). Hiện giá trị cổ phiếu VFS ở cuối ngày 28 tháng 8 là 82 đô Mỹ, có lúc lên đến 93 đô Mỹ, so với khi chào sàn 2 tuần trước đó là 22 đô Mỹ. Hiệu ứng FOMO sẽ còn tiếp diễn trong mấy ngày tới, có thể khiến cho VFS được thổi tiếp lên những con số không tưởng khác. Tuy nhiên cũng có thể, ngay ngày mai, tiến trình xả van sẽ bắt đầu xảy ra sau khi nó đạt mức 100 đô Mỹ.
Hãy nhìn vào ví dụ Rivian, một doanh nghiệp xe điện từng gây sốt thị trường chứng khoán vào cuối năm 2021. Ngày 10 tháng 11/2021, cổ phiếu Rivian IPO sàn NASDAQ với mức định giá 78 đô Mỹ cho 153 triệu cổ phiếu (định giá 66,5 tỷ đô Mỹ), ngay lập tức nó được chào bán ở mức 107 đô Mỹ phiên mở màn, mang về gần 12 tỷ đô Mỹ chỉ trong một ngày và giúp cho Rivian vượt Ford về giá trị vốn hoá. Chỉ 1 tháng sau nó đạt đỉnh 180 đô Mỹ, rồi lao dốc không phanh và ở thời điểm này, nó đang được giao dịch ổn định ở mức 20 đô Mỹ, giảm gần 4 lần so với mức định giá ban đầu (4).
Kịch bản của VinFast sẽ không khác là bao, chỉ có điều, giá cổ phiếu sau khi xả van có lẽ sẽ tiệm cận 10 đô Mỹ (mức giá của vỏ ốc BSAQ mà VFS chui vào) và thậm chí xuống dưới nữa. Trừ phi có những tin tốt lành từ VinFast khiến cho thị trường hào hứng khởi sắc một cách thực sự, nhưng không phải cách như bây giờ.
-----
from fb Son Dang (2023 0830),
Ngẫm lại mới thấy việc lên sàn mang lại quá nhiều lợi lộc cho Việt Nam và Mỹ😻
Chỉ trong vòng non tuần mà ngồi quán cafe còn nghe giới trẻ trâu Việt bàn tán xôn xao các thủ thuật vỏ ốc Spac, meme stock, pump dump, mua tay trái bán tay phải, tâm lý fomo, định giá ảo, short là gì, đồ thị nến crypto…Trường đời hiệu quả tức thời là đây😻 Va chạm sớm tỉnh ra sớm, biết sao giờ😻
Còn trên khắp các tờ báo lớn như Wall Street-Fortune-Bloomberg, các regulator và chuyên gia tài chính hàng đầu của Mỹ bắt đầu rục rịch bàn đến các rủi ro do các công ty niêm yết và pump giá nhờ tuyệt chiêu xoay vòng một ít cổ chào bán ra đại chúng/small free float. Khéo SEC-Uỷ ban chứng khoán Huê Kỳ, vốn phản ứng rất ơ hờ với trường hợp của công ty AMTD năm ngoái (mới lên sàn cũng dựng đứng vì pump 1% số cổ xong rớt đáy), lại có thêm 1 case-study thú vị giúp fix các lỗ hổng của hệ thống.
Nước Mỹ, vốn đầy lỗi, cần được “chữa lành” bởi tinh thần xả thân vì đại nghĩa kiểu này😻 Chấp nhận chơi asinine (tức là extremely stupid) một chút nhưng giúp thiên hạ khôn ra. Quý lắm thay🥰🥰
from fb Sonnie Trần (2023 0913),
Số liệu xe taxi bán cho GSM đã bị trang báo chí tài chính Barron's để ý.
Một lưu ý nữa trong bài viết nhắc là số lượng cổ phiếu giao dịch đã lên 11 triệu cổ phiếu. Hèn chi giá nó cứ sập mà không nhấc lên được.
LÝ DO TẠI SAO CÁC HÃNG XE STARTUP KHÔNG LÀM XE TAXI NHƯ VINFAST.
Đầu tiên là dòng tiền. VD nếu chiếc xe là 50k USD, nếu hãng xe bán thẳng cho hãng dịch vụ thuê xe như Hertz thì sẽ thu về đủ 50k để xoay vòng sản xuất. Nhưng nếu tự cho thuê hoặc làm taxi thì hãng phải đi vay ngân hàng và thu bạc cắc về. Như VF cho thuê phí ban đầu cỡ 6k và hàng tháng 413 USD thì tính ra hơn 8 năm mới thu hồi vốn về tái sản xuất.
Thứ 2 là bị hạ mức tín dụng. Do xe tự đem đi thế chấp vay nên nếu hãng giảm giá là sẽ làm giảm giá trị tài sản thế chấp dẫn tới hết hạn mức vay thậm chí nguy cơ bị thanh lí tài sản sớm. VD như vừa rồi hãng Tesla giảm liên tục tới hơn 20% làm hãng thuê xe Autonomy xém phá sản vì hết hạn mức tín dụng và xém phải ngừng dịch vụ.
Thứ 3, không giảm giá xe để cạnh tranh được. Vì lí do bị hạ mức tín dụng đã nói ở trên nên nếu đối thủ cạnh tranh hạ giá xe.
Thứ 4 , không tốt cho giá cổ phiếu, nhà đầu tư nhìn vào đó đánh giá nhu cầu thực cho xe của startup sẽ thấp hơn và sẽ bán cổ phiếu vì hạ mức doanh thu.
=======
HƠN MỘT NỬA SỐ DOANH SỐ VINFAST BÁN CHO TAXI GSM.
Rất nhiều xe điện được startup EV Việt VinFast Auto bán ra VFS nằm trong đội xe của hãng taxi do công ty mẹ VinFast kiểm soát.
Nhà đầu tư nên chú ý đến con số này. Nó sẽ giúp họ đánh giá nhu cầu độc lập đối với các phương tiện giao thông trên đường.
VinFast (mã chứng khoán: VFS) đã giao 11.300 xe điện trong nửa đầu năm 2023. Hơn 7.000 chiếc đã được mua bởi Green and Smart Mobility (GSM), một công ty taxi Việt Nam do Tập đoàn Vingroup (VIC. Việt Nam) kiểm soát, theo chi tiết trong hồ sơ hôm thứ Ba gửi lên Chứng khoán và Ủy ban trao đổi.
Việc tiết lộ cũng được đưa vào hồ sơ từ cuối tháng 7. Đọc tiết lộ là một ý tưởng tốt. Chuyên gia kế toán Robert Willens cho biết các tiêu chuẩn kế toán của Hoa Kỳ và quốc tế yêu cầu “tiết lộ rộng rãi các giao dịch của các bên liên quan” . Hồ sơ cho thấy doanh thu từ GSM là 6,3 triệu USD trong quý đầu tiên năm 2023. Tổng doanh thu trong quý đầu tiên lên tới khoảng 84 triệu USD.
Công ty nói với Barron's rằng họ sẽ công bố số liệu quý hai sau đó. Nó từ chối thảo luận về các khách hàng cụ thể ngoài thông tin trong hồ sơ SEC.
VinFast, giống như GSM, do Tập đoàn VinFast kiểm soát VIC và chủ tịch Tập đoàn Vincom Phạm Nhật Vượng, người trực tiếp sở hữu khoảng 51% cổ phần của Tập đoàn, theo Bloomberg. Vương hiện đang giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị tại VinFast. Khoảng 1,2 tỷ trong tổng số 2,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành của VinFast do Tập đoàn VinFast nắm giữ. 1,1 tỷ cổ phiếu khác của VinFast cũng do Tập đoàn Đầu tư Việt Nam trực tiếp nắm giữ, trong đó Vượng là cổ đông duy nhất và Asian Star, một đơn vị đầu tư khác do Vương kiểm soát.
Theo hồ sơ của SEC, ông kiểm soát hiệu quả khoảng 99,7% cổ phiếu VinFast.
Phép toán đó cũng giúp giải thích tại sao cổ phiếu VinFast lại giao dịch biến động kể từ khi công ty hoàn tất việc sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt vào đầu tháng 8. Chỉ một phần nhỏ số cổ phiếu đang lưu hành có sẵn để giao dịch.
Hồ sơ thứ ba là đăng ký bán khoảng 11 triệu cổ phiếu. Đó là việc bán thứ cấp từ các cổ đông hiện hữu. Hầu hết cổ phiếu đều có liên quan đến việc sáp nhập SPAC và thực hiện chứng quyền cổ phiếu. Việc bán hàng sẽ làm tăng số lượng cổ phiếu có sẵn để giao dịch, điều này sẽ giúp giảm bớt sự biến động.
Cổ phiếu VinFast đóng cửa ở mức 10,45 USD vào ngày 14 tháng 8 , một ngày trước khi mã cổ phiếu của công ty được sáp nhập đổi thành “VFS”. Cổ phiếu được giao dịch trên sàn chứng khoán Nasdaq. Cổ phiếu VinFast đạt mức cao nhất trong ngày là 93 USD vào ngày 28 tháng 8, mang lại cho công ty vốn hóa thị trường khoảng 215 tỷ USD dựa trên 2,3 triệu cổ phiếu đang lưu hành sau khi sáp nhập.
-----
from fb Linh Hoang Vu (2023 0915),
Bọn này đểu quá, có ý chửi đểu anh tôi giống Nam tước Munchausen?
“A majority of the 11,300 electric vehicles VinFast has sold worldwide this year were to… itself. Barron’s reports that over 7,000 EVs were bought by Green and Smart Mobility. It’s a Vietnamese taxi company that is – you guessed it – controlled by Vingroup, owners of VinFast. The news comes from a filing with the Securities and Exchange Commission that also shows some wild information about who owns VinFast stock, but we will get to that in a second.”
Đồng thời, 89% cổ đông của Black Spade đã yêu cầu hoàn trả vốn, tương đương với 147,01 triệu đô. Như vậy, vốn của công ty còn lại 28,56 triệu đô, theo thông báo của SPAC này vào ngày 14.7.
Trả dép tao về!
Nhưng Bộ Nặng lượng làm ăn lề mề quá, mãi không chịu duyệt cho người ta. Đến nỗi một anh lãnh đạo của hãng này tức quá nói kháy là chính quyền Biden chơi không đẹp, lúc người ta chịu xây nhà máy thì nhận công trạng, nhưng mà toàn chơi khó nhau mấy vụ Đạo luật giảm lạm phát với tăng lãi suất, rồi giờ thì ngâm hồ sơ vay.
Mình nghĩ chính quyền Mỹ câu giờ kiểu bánh ít đi bánh quy lại thôi. Anh em ta kiềm chế chửi Mẽo ít thời gian để ủng hộ niềm tự hào Việt Nam nào! Chứ đang đi vay nó mà miệng chửi nó như hát karaoke thì bố thằng nào cho vay!
Vụ này tôi ủng hộ anh tôi nhé!
Đúng là đa số bức xúc với VIN đến từ anh em DC thật, có mấy lý do:
VIN thường có kiểu đàn áp những phản ứng của khách hàng, như là báo CA, chặn báo chí và FB, đe dọa.... Rất giống bài của chính quyền đàn áp đối lập. Dân thiện lành thì không thấy bức xúc gì vì thấy bị đàn áp cũng bình thường, quen rồi. Hai là phản ứng theo kiểu: Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Thế nên chỉ còn trơ lại AEDC đấu tranh với VIN. Thiện lành mặc kệ, giống như bịt mắt, bịt tai, bịt mồm trước cái sai của chính quyền.
VIN dùng cách tuyên truyền kiểu CS để làm truyền thông. Đại khái là lùa bo` ra húc, chửi, rồi chụp mũ, cứ ai chê VIN là dán nhãn 3/, PĐ, khát nước. Thế nên tự dưng thành kẻ thù của AE DC.
Thiện lành thì dễ bị lùa bởi cách tuyên truyền dựa trên tinh thần dân tộc, kiểu yêu VIN là yêu nước. Nên nhiều khi thấy mặt trái của VIN nhưng dễ dàng bỏ qua, chấp nhận, để còn yêu nước, vì đất nước hùng cường, dân tộc vẻ vang. AEDC thì dị ứng với kiểu tuyên truyền đó.
Gần đây VIN có vẻ đỡ hơn trong việc đàn áp đối lập, cũng có thể muốn quay xe, cũng có thể sức yếu, tiền đầu tư vào mảng này bị cắt giảm. Thế là tốt, vì không có kiểu truyền thông cho DN nào n gu bằng cách cố tình chia phe. Được lòng 1 thằng khách lại mất 1 số thằng khách khác, vì nó ghét cái thái độ. Mà bán hàng ở bển thì sao dùng cách đó được?
Chuúng nó bảo nếu không có Vin thì dân ta vẫn trồng lúa ăn khoai hết, làm gì biết đến Đẳng cấp. Mà chúng nó ở đây toàn có bằng Đại học hết đấy nhé.
Giải thích 1 thời gian em cũng chán. Nên thôi để kệ cho chúng mày bị lùa.
Vốn huy động, Công nghệ mượn, Năng lực thuê, Nguồn gốc né, Lý lịch chạy, Niêm yết lách…
Nhưng luôn hừng hực một Tinh thần quyết tâm 3 Bằng: Cho bằng được! Bằng mọi cách! Bằng mọi giá!
Không chấp nhận những điều Bình thường!
Thà giàu Phi thường còn hơn nghèo Tầm thường!
Khởi nghiệp phải thế!
P/s: Chúc mừng Vinfast niêm yết sàn chứng khoán danh giá NASDAQ!
Chỉ nghĩ đến cảnh tôi có thể sẽ được chứng kiến ngày mà cái vận hội 23 tỷ kia thực sự về với buôn làng là tôi cảm thấy vỡ òa.
Chứ bây giờ thì vẫn chỉ nằm trên giấy, do người ta cứ nhắc đi nhắc lại mãi nên tưởng thật. Nghệ thuật tuyên truyền ở chỗ đó. Cái thật hiện nay là được góp vốn đâu đó 23 triệu.
Ngay sau khi niêm yết trên sàn Nasdaq, Cavico Mining đã được bán lại cho một đối tác nước ngoài. Chi tiết về thương vụ này không được tiết lộ, đó cũng là lý do vì sao không nhiều người biết thông tin về doanh nghiệp này này.
Cùng với đó là sự “biến mất” của Cavico Corp và Cavico Việt Nam khi bong bóng bất động sản và chứng khoán bị vỡ. Cavico đến 2017 đã được được thay tên đổi họ, nhưng vẫn do ông Bùi Quảng Hà làm Chủ tịch. Tuy nhiên, công ty đã gần như không còn hoạt động gì sau khi “ôm” khoản nợ ngân hàng lên đến hàng nghìn tỷ đồng, cùng nợ bảo hiểm xã hội và nợ lương cán bộ công nhân viên. một số công ty con của Cavico đều đặn hàng năm được cơ quan thuế Hà Nội “bêu” tên trong danh sách các doanh nghiệp nợ đọng thuế. Năm 2016, CTCP Tòa nhà Cavico Việt Nam nợ hơn 2,1 tỷ đồng. Năm 2015, có tới 4 công ty thuộc “họ” Cavico nằm trong danh sách này gồm: CTCP Cavico xây dựng cầu hầm nợ 80,48 tỷ đồng; CTCP Cavico xây dựng thuỷ điện nợ 54,86 tỷ đồng; CTCP Cavico Điện lực và Tài nguyên nợ 29,23 tỷ đồng; và CTCP Cavico Việt Nam Khai thác mỏ và Xây dựng nợ 21,9 tỷ đồng.
Năm 2010, Bảo hiểm Xã hội Hà Nội đã khởi kiện Cavico Xây dựng cầu hầm ra tòa do khoản nợ bảo hiểm xã hội 1,84 tỷ đồng, tổng thời gian nợ 18 tháng. Năm 2011, Bảo hiểm Xã hội Hà Nội tiếp tục khởi kiện ra tòa 3 đơn vị nữa thuộc Cavico Corp là Cavico Điện lực tài nguyên, Cavico khoáng sản và công nghiệp, Cavico Giao thông với tổng số nợ 4,96 tỷ đồng.
Với tình hình đốt lò căng như hiện tại, và kinh tế VN đang đi vào thời kỳ suy trầm, tăng trưởng giảm lại, lạm phát gia tăng, đồng tiền mất giá (USD đang tăng vùn vụt), kinh tế vĩ mô đang rất ảm đạm.
Nên là nếu phân tích tình hình tài chính của Vin ae thấy cũng ko sáng sủa hơn gầm giường nhà chị Dậu dc bao nhiêu. Bởi vì hiện tại trong các lĩnh vực của Vin thì hầu hết đều đang lỗ như ô tô, hoặc phá sản như Vsmart v…v. Ngành có lãi duy nhất của Vin hiện tại là Vinhomes ngành phân lô bán nền.
Nhưng do tình hình nội đô của Hà Nội và Sài Gòn đã quá tải, rất nhiều dự án của Vin hiện nay phải dừng lại và huỷ bỏ- như dự án 10 chung cư 50 tầng trên mảnh đất siêu kim cương ở Triển lãm Giảng Võ .
Đặc biệt, là tình hình dư luận đang rất bức xúc vì quá nhiều nhà cao tầng, trung tâm thương mại trong nội đô, lò thì đang đốt rực cháy; cho nên có thể nói trong tương lai ngắn hạn nguồn tiền sinh ra do các dự án BĐS của Vin đang bị thít lại hơn bao giờ hết.
Thế Vin phải làm gì để ra tiền ạ ? Vâng ko thổi cổ phiếu lên thì lấy đâu ra tiền bây giờ ?
Nên là mới sinh ra cái trò dùng báo chí để thổi phồng, phông bạt thật mạnh lên cái vụ cổ phiếu VFS. Tất nhiên tư bản Mỹ chả thằng nào ngu nó bỏ tiền đầu tư mua cái cổ phiếu rác đó cả.
Mà mục đích chính là nhằm vào thị trường chứng khoán ở VN, thổi VIC lên thật cao để huy động vốn. Rồi sau khi lên cao… thì ….thôi (nhìn vụ FLC để tự biết nhé). Đó là bài cơ bản mà a Elon Quyết đã dùng trong vòng nhiều năm nay và cũng là bài úp bô cơ bản mà các đại gia ở VN hay sử dụng.
Do đó, giờ ae thích và có nhu cầu thì thì lướt nhanh, long, short cái cổ VIC đi nhé. Chứ đừng dại chơi trường kì, mua cổ phiếu đầu tư dài hạn, ôm lâu, rút ko kịp thì ae lại sml như đợt FLC đó.
Hoặc là ae nào có kinh tế dư giả vào VIC bây giờ thì nín thở chờ đợi bao giờ thấy tình hình Vinfast nó có biến trên báo chí 1 phát là phải tống khứ, dump ngay cho thằng khác nhé. Để lâu là chạy ko kịp đâu hehehe.
Một số ae hỏi tôi mã cổ này, cổ kia, nên tôi làm bài này chỉ cho ae cách phân tích thị trường, phân tích thời sự kinh tế để liên hệ với cổ phiếu nó như thế nào. Anh em tự đọc và vận dụng nhé, chứ đừng hỏi tôi là cụ thể là mã nào lên hay xuống nhé.
Ví dụ từ thông tin về net worth (tài sản ròng) của ông Phạm Nhật Vượng đang được bàn tán xôn xao từ vài hôm nay.
Sáng nay ngủ dậy, mình thấy nhiều báo và cư dân mạng bàn tán về tài sản a Vượng lên tới trên 80 tỉ usd. Mình nghĩ: nhiều thế nhỉ?
Xong rồi thì mình hiểu ngay. Số liệu được bổ sung trong hệ thống tự động real time chưa chính xác. Hệ thống chưa trừ đi phần sở hữu qua VIC.
Tài sản của a Vượng tại VinFast được nắm thông qua các công ty Holdings và Vingroup. (Cũng có nghĩa là cổ đông VIC gián tiếp sở hữu VFS). Để định giá tài sản, nếu đã tính số tài sản sở hữu qua VIC thì không tính phần sở hữu VFS qua VIC nữa).
Xong thì Forbes điều chỉnh lại và số liệu real time vào thời điểm này đã phản ánh ước tính tài sản chính xác hơn.
Ngay cả như vậy thì số liệu cũng chỉ là số liệu và là quy ước giá trị công ty do thị trường tài chính định ra từ các giao dịch cổ phiếu. Trên thị trường Mỹ nơi không có trần và sàn thì càng dễ thay đổi nhanh chóng.
- phiên hôm nay biến động quá anh ạ.
Mình hỏi tiếp :
- em chơi cả chứng khoán cơ à
- dạ, chả dấu gì anh, em vẫn đi khách tiền dành dụm được em chơi chứng anh ạ
- ồ thế em thấy chứng khoán có gì hay ko mà chơi?
- hay chứ anh, các mã ck cũng giống như khách hàng của em thôi.
- ơ sao lại thế nhỉ? Thấy mình rất đỗi ngạc nhiên , cô nàng giải thích tiếp :
- này nhé, khách hàng mà bọn em yêu thích nhất là những khách có mã ngoài hào nhoáng phong liu, động vào cái là lên ầm ầm, thanh khoản tốt, chốt phát ra luôn. Còn sợ nhất là mấy khách xấu xấu bẩn bẩn, thổi xoa mãi mới chịu nhúc nhích, lên tí rồi cứ đứng thế chả chịu xuống, đau hết cả háng mà cũng chỉ được từng đấy tiền, đôi khi còn chơi chịu, chán lắm anh ạ
- ờ em có lý phết nhờ, thôi chúc em thành công. Mà anh bảo này, nghề em cũng giống cả chứng khoán đấy. Càng chơi lỗ càng to hehe
VF là thương hiệu VN duy nhất đến nay có mặt trên sàn chứng khoán Mỹ. Thị trường chứng khoán là biểu tượng của chủ nghĩa tư bản, Mỹ thì đích thị tư bản rồi.
Đi một phát lên đẳng cấp hàng đầu đâu phải đơn giản.
Thế thì VF niêm yết thành công là đáng mừng hay lo?! VF có ntn mới được người ta cư xử như thế chứ! 😁
Nói thêm một điều, VF phát triển, sở hữu toàn bộ phần mềm, công nghệ; phát triển gần như đầy đủ các dòng xe điện. Đây là hai yếu tố không có nhiều hãng xe điện hiện nay trên thế giới làm được. Còn phần cứng ư, họ đâu cần phải làm; dại gì mà phải làm từ con ốc vít.
Người lớn thì đến tuổi nào mới hết tin vào phù thuỷ có thể hoá phép ở Nasdaq?
Mọi người soi quá.
Chừng nào mà lấy nguyên xe về ráp thì mới bàn. Còn lấy nhiều nguồn thế này thì chỉ nội lựa chọn và tích hợp được cũng đã là một năng lực đáng kể rồi.
Vấn đề k phải ở xuất xứ bộ phận. Mà là tổng thể cọc cạch:))
Giống bên Tinhte nó mổ bụng cái điện thoại ra ý. Chém chay không ăn thua.
Evergrande — ông trùm bđs TQ và cũng là nhà sản xuất xe hơi điện TQ, đang rớt giá gần 90% một phiên, và cũng đang xin phá sản bên Mỹ. Chính phủ bắt ông chủ của nó phải lấy tiền riêng ra trả cho dân, nhưng làm sao trả nổi. Nó nợ ta nói còn hơn chúa Chổm.
Thực tế thì tiền của các tỷ phú châu Á mới nổi chủ yếu là ảo. Có thống kê cho thấy độ 50% tỷ phú châu Á vào danh sách của Forbes về sau phá sản thậm chí vào tù.
- Chở qua đó không phải để bán, con ạ!
- Để làm gì, thưa thầy?
- Để chở tiền về!
- Tiền đâu mà chở?
- Ở ngoài đường.
- Ở ngoài đường thật sao?
- Ừ, ở bển tiền rụng đầy đường, chỉ cần tới xúc về thôi. Đêm tăng mấy chục tỷ thì phải cả ngàn chiếc mới chở đủ con ạ!
Cảnh sát xác định chiếc xe là xe điện VinFast nhưng không cho biết ngay đó là mẫu xe nào.
"NBC Bay Area được biết Cục An toàn Giao thông Quốc lộ đã triệu hồi một số mẫu xe VinFast 2023 do lỗi đồng hồ tốc độ và đèn cảnh báo."
https://www.nbcbayarea.com/news/local/east-bay/deadly-pleasanton-family-crash-investigation/3522048/