Parkson phá sản: phải chăng là lẽ tất yếu?

shared from fb Hoang Tung,
-----
Parkson phá sản. Các shop thuê bên trong đầu tư tiền cơ cơ sở vật chất & tiền cọc chả biết bao giờ mới đòi lại được, rì-pốt Tự dưng lục lại ra cái mail này, thời đầu của các TTTM lớn của Vin ra đời. Rất nhiều a e FOMO phi vào thuê. Mình thuê 1 cái rồi sau 2 tuần đầu thấy ngon ăn nên định thuê thêm mà full hết nên hỏi một bên Food Court để vào bên trong mở thêm gian nữa...


Cơ mà Food Court kiêu vãi, vì ban đầu TTTM đông thật. Nhưng sau đó lượng khách sụt theo từng tuần. Lúc đó bên này quay lại và giảm deal các điều khoản xuống nhưng mình thấy bài toán khoai sắn, các ông làm hợp đồng khôn quá, toàn nắm hết đằng chuôi, lưỡi thì để cho con nhà người ta cầm, khôn thế thôi tôi trả lại cho ông tự đi mà chơi...

8 tháng sau Food Court đóng cửa. Quán của mình thì trụ trong TTTM được vài năm sau cũng té nốt.

A e làm F&B trong các TTTM có một số rủi ro, nên cân nhắc trước khi nhảy vào không gian này…

1. Thời gian hạn chế: Các TTTM mở cửa từ 9:00 (9:30)-22:00 (21:30 là ngưng nhận khách rồi), trong khi đó bên ngoài thì thoải mái. Đặc biệt là những ngày Lễ Tết, khách khứa đang đông, có khi cả tháng mới được 1 ngày mà đến giờ là thôi, tiếc khách lắm…

2. Sửa chữa sửa sang: Phần này mệt mỏi vãi, vì giấy giấy tờ tờ, thủ thủ tục tục. Mà sai phát là ăn phạt. Thiếu chủ động cực

3. Thói quen: Các bạn vào TTTM thấy đông vì thực ra mọi người phần lớn toàn đi vào cuối tuần hay ngày lễ là chủ yếu. Cơ mà 1 tuần có 7 ngày, 1 tháng có 30 ngày cơ. Trông chờ vào 2 ngày cuối tuần với vài ngày lễ thì vỡ mồm. Phải cố mà tự kéo traffic… Mà nó lại dẫn đến cái thứ 4….

4. Kéo traffic: Bỏ tiền ra làm marketing kéo traffic đương nhiên là muốn kéo traffic cho gian của mình, cơ mà thực ra khi làm kéo khách thì sẽ kéo đến TTTM. Mà tiền mình bỏ ra kéo khách đến TTTM tỷ lệ khách vào gian của mình lại thấp cực. Nhất là những TTTM như RC thời đầu có tới tận 200 gian F&B, thằng bỏ tiền ra kéo traffic, thằng khác hưởng, cuối cùng là chẳng thằng nào dại bỏ tiền ra, traffic từ đó thụt lùi không đỡ được. Đành phải trông chờ vào chương trình của chính TTTM… Mà nó lại dẫn đến cái thứ 5…

5. Chương trình của TTTM… phần lớn là boring vãi chưởng. Có thể là do mục tiêu của nhiều TTTM ban đầu làm ra là để đủ cho hệ sinh thái của cả khu dân cư, hoặc để bán nhà dễ hơn… Cho nên sau đoạn khai trương ra thì … xác định nhé ke ke ke

6. Quan hệ Shop và TTTM. Quan điểm của mình quan hệ này cần phải thay đổi. TTTM cần traffic để giá trị TTTM tăng, đất của TTTM xây bên trên đó tăng, nhà của CĐT tăng… Đợt mình rời khỏi 1 số TTTM vì mình thấy có 1 số gian sắp die thì được trợ giá thuê, mình thì ko được trợ giá (có thể là do diện tích mình thuê nhỏ hơn), anyway traffic mình kéo tốt hơn mấy brand kia nhiều. Bản chất: Ai là người kéo traffic? Những shop bên trong TTTM. Họ sống được thì TTTM có sức sống theo. Vào 1 TTTM mà thấy gian đóng gian mở vắng traffic thì giá trị cả TTTM đi xuống. Ý mình là gì?....

Túm lại ý mình là các TTTM nên hài hòa lợi ích với các brand, bên nào cũng dùng các gian F&B nhưng điều khoản đề ra thì cũng lèn cho con nhà người ta lòi kèn. Các bác TTTM nên bằng mọi cách giữ được các brand tốt, các brand kéo được traffic, giảm tiền thuê xuống, cho các gian hàng trích bớt tiền đó ra làm các chương trình kéo khách. Cửa hàng có cơ hội sống tốt hơn. TTTM có thể thu ít tiền đi nhưng giá trị thì tốt hơn có traffic nhộn nhịp hơn. Khôn ít hơn, nhưng mà thực ra lại là khôn nhiều hơn đó

Còn các bác nào làm F&B định nhảy vào các TTTM nhớ cân nhắc mấy vụ bên trên nhá

PS: Bài lúc trước nói về mô hình chia sẻ, AEON có vẻ đang làm tốt nhất & cũng là TTTM có traffic thuộc hàng da best… Phép chia mà bớt “khôn”, cả làng mới cùng vui

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc