350 nghìn tỷ để chấn hưng văn hóa: Còn cách nào tốt hơn không?



Đầu tư xây dựng thư viện cấp xã làm gì, nếu nhân dân không có văn hoá đọc, thích lướt FB chém gió hơn là cầm 1 quyển sách? Đầu tư xây nhà văn hoá làm gì, nếu chỉ dùng nó để làm chỗ hội họp, tổ chức đám cưới, còn thú vui giải trí chỉ là hát karaoke và lướt tốc tốc, không biết cảm thụ âm nhạc, hay là thờ ơ với văn nghệ truyền thống…? Xây nhà hát làm gì nếu nhân dân thích nghe Lệ Rơi hát và xem bà Phương Hằng livetream hơn là mua vé xem nghệ thuật? Xây bảo tàng làm gì, nếu nhân dân không bao giờ xem triển lãm văn hoá, nghệ thuật, không quan tâm đến lịch sử và cũng thờ ơ luôn với những phát kiến mới?

Tôi nghĩ là nếu 1 phần của 350 ngàn tỷ mà dùng để phổ cập giáo dục về âm nhạc, nghệ thuật, văn hoá… thì tự nhiên nhân dân tìm mọi cách để đọc sách, để được nghe nhạc, xem tuồng chèo, đến gallery xem tranh, hay là vào bảo tàng tìm hiểu lịch sử…

Nếu muốn tạo ra 7% GDP cho ngành công nghiệp văn hoá bằng cách nhà nước bỏ tiền đặt hàng sản xuất các công trình văn hoá và tác phẩm văn hoá, thì có bền vững được không? Sao không tạo điều kiện cho các doanh nhân văn hoá - sáng tạo (tức là các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo và văn hoá) kinh doanh hiệu quả? Họ sẽ là những nhân tố tạo ra lợi ích xã hội thật sự, trực tiếp hoặc gián tiếp.

Chẳng cần phải làm gì nhiều, chỉ cần để yên cho họ làm là đủ. Và đừng cản trở họ tạo ra lợi nhuận bằng các rào cản kỹ thuật quá ngặt nghèo.

from fb Lê Quốc Vinh,

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc