Nobel Vật lý 2023 cho nhà nghiên cứu thời gian siêu ngắn


Attosecond (atto giây) chắc là từ được gúc nhiều nhất hôm qua, sau khi có tin giải Nobel vật lý.

Ở VN thì từ bé ai cũng đã biết đến tiền nghìn. Một nghìn là số 1, sau đó là 3 số 0. Tức là 1000. Trong vật lý sẽ viết là 10^3 (10 mũ 3).

Lớn lên thì biết tiền triệu, là 6 số 0, tức là 10^6. Lớn hẳn thì biết tiền tỉ là 9 số 0, tức là 10^9.

1 đồng gấp lên 1 tỷ lần sẽ là 10^9. Một tỷ gấp lên một tỷ lần sẽ là một tỷ lần một tỷ, tức là 10^18.

Ngược lại, một mà chia cho một tỷ sẽ là một phần tỷ (10^-9; đọc là 10 mũ trừ 9), rồi lấy con số bé tí này chia cho một tỷ sẽ có một phần tỷ của một phần tỷ (10^-18) tức là rất bé.

Một attosecond là một phần tỷ của một phần tỷ của một giây.

Tổng số giây mà tuổi vũ trụ đã trải qua kể từ Big Bang cũng chỉ bằng tổng số attosecond trong 1 giây.

Thế mà các nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý hôm qua tạo ra được xung ánh sáng attosecond, tức là chớp ánh sáng cực kỳ nhanh. Với cái "đèn flash" cực nhanh này thì khoa học có thể "chụp ảnh" ở những nơi rất tối (bên trong atom) và chụp được các hạt chuyển động cực kỳ nhanh (electron).

from fb Phương Nguyễn,

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc