"Hàn huyên" nghĩa là gì?



Có một từ thú vị, hàn huyên, đây không phải là một từ láy mà là một từ ghép Hán Việt khá ý nghĩa: hàn là lạnh, huyên là ấm – hàn huyên là tâm tình nỗi ấm lạnh, sau nhiều năm (nhiều mùa) xa cách. Một từ đồng nghĩa là hàn ôn với ôn là ấm.

Có người nhầm hàn huyên với hàn thuyên, một phần vì Hàn Thuyên là tên người (ông tổ chữ Nôm và con đường đẹp giữa Sài Gòn, những năm hai mươi của mình), một phần vì liên hệ với 'luyên thuyên'. Mà 'luyên thuyên' cũng thú vị, luyên thuyên/huyên thuyên là từ láy biến âm, đổi nghĩa từ một từ Hán: huyên thiên, huyên là ồn ào, như trong huyên náo, thiên là trời, huyên thiên là "ầm ĩ rầm trời", nhưng khi thành luyên thuyên thì chỉ là nói mãi dài dòng không ngớt

Nhắc tới 'hàn ôn', tự nhiên nhớ đến bài thơ nhiều xao xuyến này. Trong bài cũng có nhiều từ hay hay. 'Ngàn mai' là rừng mai/rừng mơ, ngàn là rừng, như non ngàn là rừng núi. Trang đài là phòng điểm trang của phụ nữ, chỉ người ở nhà chờ đợi, bản SGK chép 'Chương Đài' cũng hợp lý (lại hợp với 'dặm liễu' ở câu trên) – cũng chỉ người ở nhà ngóng đợi, theo tích 'liễu Chương Đài': người chồng đi làm quan xa, để vợ Liễu thị ở lại phố Chương Đài (Trường An), nàng bị tướng giặc cướp mất, sau có người dùng mưu cứu về được, anh chồng từng biên thư 'Cây liễu Chương Đài xưa xanh xanh nay còn không, cành dài có còn rủ xuống như xưa, hay là tay khác đã bẻ mất rồi?' mà Nguyễn Du từng dùng lại trong truyện Kiều 'Khi về hỏi liễu Chương Đài / Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay!'. Lữ thứ là quán trọ (lữ quán, lữ khách), hiện thường được dùng với nghĩa người tha hương.

share from Facebook Phan Lặng Yên,
Tags: word

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc