Chấn thương đảo giấu vàng

Vài năm trước, nhà báo Nicholas Shaxson đã xuất bản một quyển sách hấp dẫn tên là 'Những hòn đảo giấu vàng', giải thích tại sao các thiên đường thuế quốc tế, cũng là 'nơi thẩm quyền bí mật' (secrecy jurisdictions), ở đó nhiều quy tắc không được áp dụng - đã hủy hoại các nền kinh tế trên thế giới như thế nào. Các nơi này không chỉ làm 'chảy máu' nguồn thu từ các chính phủ khan hiếm tiền bạc và gia tăng tham nhũng, mà còn làm biến dạng dòng chảy của vốn, dẫn tới các cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng lớn hơn.

Tuy nhiên, một câu hỏi mà nhà báo Shaxson chưa giải thích nhiều, đó là điều gì sẽ xảy ra khi một 'nơi thẩm quyền bí mật' này bản thân nó cũng phá sản. Đó chính là câu chuyện của Cyprus vào thời điểm này. Và cho dù kết quả của Cyprus là gì, sự hỗn độn ở Cyprus cho thấy hệ thống ngân hàng thế giới vẫn chưa được cải tổ ra sao, sau gần 5 năm kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu.

Cyprus là thành viên của khối euro, và các sự kiện ở đây có thể dẫn đến phản ứng hàng loạt (như rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng) ở các nước lớn hơn. Và có một điều nữa là: trong khi nền kinh tế Cyprus là bé nhỏ thì hệ thống ngân hàng lại lớn gấp 4-5 lần quy mô nền kinh tế nước này, lí do đây là thiên đường thuế nơi các tập đoàn và các đại gia ngoại quốc cất trữ tiền. Chính thức, 37% tiền gửi ở các ngân hàng Cyprus là từ những người không thường trú; mà con số thực tế, nếu bạn tính đến những người giàu có rời bỏ Cyprus và những người trên danh nghĩa cư trú ở Cyprus, còn lớn hơn rất nhiều. Về cơ bản, Cyprus là nơi mà mọi người, đặc biệt là nhưng không chỉ riêng người Nga, che giấu của cải của mình khỏi nhân viên thuế vụ và các regulator. Dù bạn có che đậy (gloss) như nào đi nữa, thì về cơ bản đây chính là rửa tiền.

Và sự thật là phần lớn của cải không di chuyển tí nào; nó chỉ trở nên vô hình. Ví dụ, trên giấy tờ, Cyprus là nhà đầu tư lớn ở Nga, nhiều hơn cả so với Đức - có nền kinh tế lớn gấp hàng trăm lần Cyprus. Hiển nhiên, trên thực tế, đó chỉ là việc 'đi đường vòng' của các đại gia Nga dùng hòn đảo này như là nơi trốn thuế.

Không may cho người dân Cyprus, một lượng tiền thật đủ lớn đã chảy vào tài trợ các khoản đầu tư rất xấu, khi các ngân hàng của họ mua nợ của Hy Lạp và cho vay bong bóng bất động sản quá lớn. Chẳng sớm thì muộn, mọi việc sẽ trở nên tồi tệ. Và giờ thì đúng như vậy.

Có sự tương đồng rất lớn giữa Cyprus ngày nay và Iceland (cùng quy mô kinh tế) vài năm trước. Giống như Cyprus bây giờ, Iceland có khu vực ngân hàng rất lớn, swollen bởi các khoản tiền gửi nước ngoài, mà đơn giản là quá lớn để giải cứu. Iceland chủ yếu đã buộc các ngân hàng phá sản, wiping out các nhà đầu tư nước ngoài, trong khi bảo vệ người gửi tiền trong nước - và kết quả không đến nỗi nào. Trên thực tế, Iceland, hiện có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn rất nhiều so với phần lớn châu Âu, đã vượt qua được cuộc khủng hoảng thành công một cách đáng ngạc nhiên.

Đáng tiếc là, phản ứng của Cyprus đối với cuộc khủng hoảng hiện tại là một sự rối ren vô vọng, một phần vì nó không có đồng tiền riêng, khiến cho nước này phụ thuộc vào những người ra quyết định ở Brussels và Berlin mà cũng không muốn để các ngân hàng openly fail.

Nhưng nó cũng phản ánh sự do dự của Cyprus trong việc chấp nhận chấm dứt hoạt động rửa tiền; các nhà lãnh đạo của Cyprus vẫn đang cố gắng hạn chế tổn thất đối với những người gửi tiền nước ngoài với mong muốn vô vọng là hoạt động kinh doanh sẽ khôi phục lại như bình thường, và họ cũng sốt sắng bảo vệ lượng tiền lớn, nên đã hạn chế tổn thất của người nước ngoài bằng cách tước đoạt người gửi tiền nhỏ lẻ ở trong nước. Tuy nhiên, như đã thấy, người dân bình thường ở Cyprus tức giận, kế hoạch bị hủy bỏ, và vào thời điểm này, không ai biết điều gì sẽ xảy ra.

Có lẽ là cuối cùng Cyprus sẽ áp dụng điều gì đó giống như giải pháp của Iceland, nhưng trừ khi nước này bị buộc phải ra khỏi khối euro trong vài ngày tới - một khả năng thực tế - nước này trước tiên có lẽ sẽ lãng phí nhiều thời gian và tiền bạc cho các biện pháp nửa vời, cố gắng tránh phải đối mặt với thực tế trong khi gánh các khoản nợ lớn đối với các nước giàu có hơn. Chúng ta sẽ chờ xem.

Nhưng lùi lại một chút và suy ngẫm thực tế không thể tin được là các thiên đường thuế như Cyprus, Cayman Islands, và nhiều nơi khác vẫn đang hoạt động tương tự như những gì các nơi này vẫn làm trước khi khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra. Tất cả mọi người đã thấy sự tổn hại mà giới ngân hàng tháo chạy gây ra như nào, nhưng hầu hết các hoạt động tài chính của thế giới vẫn chạy qua các jurisdiction cho phép các bankers né tránh (sidestep) kể cả những quy định bình thường nhất mà chúng ta đặt ra. Tất cả mọi người đều crying về thâm hụt ngân sách, tuy nhiên các tập đoàn và những người giàu vẫn tự do sử dụng các thiên đường thuế để tránh đóng thuế như những kẻ tầm thường.

Vì vậy, đừng chỉ khóc riêng cho Cyprus, mà hãy khóc cho tất cả chúng ta, hiện đang sống trong một thế giới mà những người lãnh đạo dường như nhất quyết không chịu rút ra bài học từ thảm họa (trong quá khứ).
(So don’t cry for Cyprus; cry for all of us, living in a world whose leaders seem determined not to learn from disaster.) 

Sơn Phạm (thô) dịch từ NYTimes


Lịch sử ngắn gọn về các lần đánh thuế tiền gửi
Cyprus: Từ thần kì kinh tế đến cơn bĩ cực ngày nay
Tags: economics

6 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc