Hiệu ứng Ikea

Thưa giáo sư Dan Ariely,

Tôi làm việc với nhiều doanh nhân khởi nghiệp trong giai đoạn khởi xướng ý tưởng ban đầu của họ (early innovation stage) và luôn cảm thấy ngạc nhiên (intrigue) với sự gắn bó (attachment) mạnh mẽ (phi lý) khi họ khai triển ý tưởng, thường dẫn đến hậu quả là họ không am hiểu thực tế (blind to reality) và tốn rất nhiều thời gian lẫn tiền bạc. Chúng ta gắn bó một cách phi lý với những ý tưởng của mình nhanh đến mức nào? Liệu nó dựa trên lượng thời gian dành cho ý tưởng hay những hành động cụ thể mà chúng ta thực hiện (như trình bày ý tưởng với người khác)? Có cách nào để 'chữa' thói xấu này không?
—Omer

Vấn đề này, tất nhiên là, không phải chỉ xảy ra với những doanh nhân khởi nghiệp. Thỉnh thoảng, có lẽ tất cả chúng ta đều bắt gặp một ai đó trong cuộc họp nói điều gì một cách ngẫu nhiên, không hẳn là sáng suốt, nhưng sau đó nhất quyết yêu cầu chúng ta phải làm theo gợi ý 'tuyệt vời' của họ.

Một vài năm trước, Daniel Mochon, Mike Norton và tôi đã tiến hành những thí nghiệm về điều mà chúng tôi gọi là 'hiệu ứng IKEA': nếu chỉ dẫn để lắp đặt một vật gì càng khó khăn và phức tạp, chúng ta càng yêu quý những gì mà chúng ta vừa tạo ra. Chúng tôi cũng thấy rằng hiệu ứng này xảy ra rất nhanh. Có lẽ phần hấp dẫn và phi lý nhất của toàn bộ câu chuyện là, chúng tôi tìm ra rằng: chúng ta cũng sai lầm khi nghĩ rằng những người khác cũng sẽ chia sẻ sự phấn khích của chúng ta về những thứ kém cỏi mà chúng ta tạo ra.

Vậy có thể làm gì đối với vấn đề này? Chúng ta có thể cố gắng tạo ra một môi trường ở đó quyền sở hữu ít mạnh mẽ hơn hay ít gắn với một cá nhân cụ thể nào hơn. Nhưng nếu chúng ta cố gắng giảm hay xóa bỏ cảm giác sở hữu, liệu như vậy có xóa bỏ cam kết và động lực? Có lẽ chúng ta nên cố gắng tăng thêm sự gắn bó sở hữu (proprietary attachment) kiểu này. (Và nhân tiện, giờ đây tôi đã trả lời xong câu hỏi của bạn, tôi thấy thích câu trả lời của mình và nghĩ rằng nó rất là sâu sắc :)


Tags: idea

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc