Vì sao bia Guinness không đậm chất Ireland như bạn tưởng?

Photo courtesy Sento.

Ngày 17 tháng Ba là ngày Thánh Patrick, lễ kỷ niệm tất cả những gì thuộc về Ireland, trong đó có một thứ đặc biệt. Trên toàn Ireland và khắp nơi trên thế giới, mọi người sẽ ăn mừng với một cốc hoặc hai (ba hay thậm chí bốn) cốc bia Guinness, huyền thoại bia đen của Ireland. Các chủ quán (publicans) yêu thích ngày Thánh Patrick, nhiều đến mức đôi khi có vẻ như lễ hội này không phải là một kỳ kỷ niệm văn hóa Ireland mà là một sự kiện tiếp thị cho tập đoàn Diageo - chủ sở hữu của bia Guinness. Giờ đây, được xuất khẩu tới hơn 120 nước trên thế giới, huyền thoại bia đen này đã trở thành biểu tượng mạnh mẽ của Ireland. Nhưng, bao nhiêu phần trăm trong đó thuộc về Ireland thực sự?

Arthur Guinness, người sáng lập nhà máy bia ở Dublin năm 1759, hẳn sẽ không nghĩ tới ngày đồ uống của mình lại trở thành biểu tượng quốc gia mạnh như vậy. Ông là một đảng viên nhiệt thành của đảng Hợp nhất Anh và đối thủ của những người theo chủ nghĩa quốc gia Ireland, thậm chí bị buộc tội làm gián điệp cho chính quyền Anh trước khi cuộc Khởi nghĩa Ireland năm 1798 nổ ra. Con cháu ông tiếp tục nhiệt tình hỗ trợ chính sách một Vương quốc Anh hợp nhất - một trong số đó đã hiến tặng Lực lượng quân tình nguyện Ulster (Ulster Volunteer Force) 10.000 bảng Anh vào năm 1913 (tương đương 1 triệu bảng hay 1,7 triệu USD ngày nay) để tài trợ cho một chiến dịch bán quân sự chống lại việc Ireland được trao quyền độc lập. Công ty cũng bị cáo buộc đã gửi người và máy móc thiết bị cho quân đội Anh để giúp đè bẹp quân Ireland trong cuộc nổi dậy lễ Phục Sinh (Easter Rising) năm 1916, sau đó còn sa thải các nhân viên mà công ty cho là có xu hướng dân tộc chủ nghĩa Ireland.

Loại bia đen (porter sout) mà nhờ đó công ty trở nên nổi tiếng được dựa trên một loại bia London, bia yêu thích của những cửu vạn đường phố ở Covent Garden và chợ ở Billingsgate. Kể từ năm 1886, công ty đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán London, chuyển trụ sở chính đến London vào năm 1932, và hoạt động ở đây từ đó đến nay (công ty sáp nhập với Grand Metropolitan và đổi tên thành Diageo vào năm 1997). Thậm chí liên quan đến việc xây dựng thương hiệu, công ty đã và đang tính toán việc tách ra khỏi danh tiếng Ireland của mình từ những năm 1980. E ngại về tác động từ các chiến dịch khủng bố của Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA) trong cuộc xung đột quốc gia-dân tộc Ireland (the Troubles) đối với doanh thu bán hàng, Guinness đã đóng cửa vào năm 1982 để khai trương lại thương hiệu như là một bia ủ của Anh ở tây London. Nhưng khi tình hình Bắc Ireland được cải thiện trong những năm 1990, công ty lại thay đổi chiến lược tiếp thị trở về theo hướng bia của Ireland, nhắm tới khách du lịch ở Ireland và khoảng 70 triệu người gốc Ireland trên toàn thế giới. Năm 2000, Guinness Storehouse, một phần của nhà máy Dublin ban đầu, đã mở cửa trở lại như một điểm du lịch, quảng bá Guinness tới khách du lịch như bia Ireland một lần nữa.

Tuy nhiên, Guinness không phải là công ty duy nhất thổi phồng hay ẩn giấu nguồn gốc quốc gia của mình để thử nghiệm và tăng doanh thu. Bánh quy Jacob được một số cửa hàng tiếp thị như là bánh của Anh, dù nguồn gốc là một công ty Ireland đến từ Waterford. Và Lipton hiện tiếp thị các loại trà đen của mình dựa trên sức mạnh nguồn gốc Anh của công ty, tới hơn 100 quốc gia, ngoại trừ chính Vương quốc Anh, nơi công ty không thường xuyên bán. Trong một thế giới mà các công ty đa quốc gia kiểm soát phần lớn chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu, nhận dạng quốc gia - ít nhất là trong việc xây dựng thương hiệu - trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Sơn Phạm
The Economist


Cuộc đại diễu hành bia để kích cầu kinh tế năm 1932
Rockefeller Jr. tham gia cuộc chiến phản đối lệnh cấm rượu
Tags: ireland

6 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc